Cơ quan “Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm” (SIPRI) đã chỉ ra rằng, trong 5 năm qua, do mối đe dọa từ Trung Quốc Cộng sản, Châu Á và Châu Đại Dương đã phải nhập khẩu một lượng lớn vũ khí. Khối lượng vũ khí mà hai khu vực này nhập khẩu vẫn thuộc hàng nhiều nhất so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Theo một báo cáo do SIPRI công bố hôm thứ Hai (11/3) , mặc dù chiến tranh Nga-Ukraina đang diễn ra căng thẳng và lượng nhập khẩu vũ khí của các nước châu Âu đã tăng 94% trong 5 năm qua. Tuy nhiên số lượng vũ khí này vẫn còn thua xa so với lượng nhập khẩu của Châu Á và Châu Đại Dương Quốc.
Theo báo cáo, các nước châu Á và châu Đại Dương chiếm 37% tổng lượng nhập khẩu vũ khí từ năm 2019 đến năm 2023. Xếp sau là các nước Trung Đông chiếm 30% tỉ trọng, các nước châu Âu chiếm 21%, các nước châu Mỹ chiếm 5,7% và các nước châu Phi chiếm 4,3 %).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cũng quan tâm chú ý đến những thay đổi về xu hướng trong 5 năm qua, và việc chuyển giao vũ khí từ một số hợp đồng lớn có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến số liệu hàng năm.
Nhìn chung, tổng lượng vũ khí nhập khẩu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 12% , nhưng số lượng nhập khẩu của một số quốc gia lại tăng đáng kể.
Các chuyên gia nhận định, hiện tượng này diễn ra là do mối đe dọa từ ĐCSTQ ngày càng gia tăng, và đây cũng chính là nhân tố khiến khu vực châu Á – Thái Bình Dương phải tăng cường công tác quốc phòng và trở thành khu vực nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Theo báo cáo, châu Á và châu Đại Dương có 6 trong số 10 quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới từ năm 2019 đến 2023, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Ấn Độ hiện đang là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, với lượng nhập khẩu vũ khí tăng 4,7% trong giai đoạn 2019-2023. Báo cáo lưu ý rằng điều này chủ yếu là do sự “căng thẳng đang diễn ra với Pakistan và Trung Quốc” .
Hai nước láng giềng Đông Á của Trung Quốc đều chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong nhập khẩu vũ khí, trong đó Nhật Bản tăng 155% và Hàn Quốc tăng 6,5%.
Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Dự án Chuyển giao Vũ khí của SIPRI, cho biết trong một tuyên bố : “Không còn nghi ngờ gì nữa, Nhật Bản và các đồng minh, đối tác khác của Hoa Kỳ ở Châu Á và Châu Đại Dương tiếp tục nhập khẩu vũ khí ở mức cao, điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi một yếu tố chính: đó là sự lo ngại về tham vọng của Trung Quốc ”
Wezeman nói: “ Hoa Kỳ, cũng giống vậy, họ xác định (ĐCS) Trung Quốc là mối đe dọa và ngày vẫn đang tăng cung cấp nguồn cung ( vũ khí) cho khu vực”.
Và lần đầu tiên sau 25 năm, Mỹ trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
So với giai đoạn 2014-2018, sản lượng xuất khẩu vũ khí của Mỹ sang các nước châu Á – Thái Bình Dương tăng 14% tính đến năm 2023.
Mathew George, giám đốc chương trình chuyển giao vũ khí của SIPRI, cho biết: “Mỹ đã tăng cường vai trò toàn cầu của mình với tư cách là nhà cung cấp vũ khí và đây là một lĩnh vực quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ”.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng so với 5 năm trước, xuất khẩu vũ khí của Pháp đã tăng 47%, lần đầu tiên vượt qua Nga và trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới. Đáng chú ý, phần lớn nhất trong xuất khẩu vũ khí của Pháp (42%) cũng đến các nước ở Châu Á và Châu Đại Dương.