Việc Philippines dỡ bỏ hàng rào nổi của Trung Quốc gần Bãi cạn Scarborough, ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông là “một bước đi táo bạo trong việc bảo vệ chủ quyền của chính họ”.
Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam và Đông Nam Á Lindsey Ford đã nhận định như trên vào hôm thứ Năm.
Manila đã bày tỏ sự phẫn nộ trước việc Trung Quốc đặt một hàng rào phao bóng dài gần mỏm đá, cách Philippines khoảng 200km (124 dặm).
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines hôm thứ Hai cho biết, họ đã thực hiện một “chiến dịch đặc biệt” để dỡ bỏ rào cản, gọi đây là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và gây nguy hiểm cho hàng hải.
Trong phiên điều trần trước quốc hội, bà Lindsey Ford đã khen ngợi hành động của Philippines, và tái khẳng định các cam kết an ninh của Washington với đồng minh châu Á.
Bà Ford nói với một tiểu ban của Hạ viện về các vấn đề đối ngoại rằng, Mỹ sẽ sát cánh cùng Philippines và một cuộc tấn công vũ trang chống lại Lực lượng vũ trang, tàu công cộng, máy bay có nguy cơ xảy ra ở Biển Đông.
Bà nhắc lại, Mỹ sẽ hoàn toàn tuân thủ mọi hiệp ước với Philippines.
Trước đó, Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc vào cuối ngày thứ Tư đã phản đối hành động cắt bỏ hàng rào nổi của Philippines, nói rằng phía Trung Quốc đã thu hồi hàng rào sau khi triển khai nó một ngày trước đó khi một tàu Philippines “đi vào khu vực này một cách bất hợp pháp”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bảo vệ hành động của lực lượng bảo vệ bờ biển nước này là “biện pháp cần thiết”, sau khi một tàu đánh cá của Cục đánh cá Philippines tiến vào vùng biển của nước này hôm thứ Sáu.
Vụ việc nêu bật mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines, vào thời điểm Manila đang nhanh chóng tăng cường quan hệ quân sự với Washington.
Bà Ford cho biết, Mỹ rất “vui mừng” về việc thực hiện Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường, một thỏa thuận đạt được hồi đầu năm nay giữa Manila và Washington, cho phép Mỹ tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự ở Philippines.
Việc kiểm soát bãi cạn Scarborough chiến lược, bị Trung Quốc chiếm giữ vào năm 2012, là một vấn đề nhạy cảm vì nó là một phần của vụ kiện pháp lý do Philippines đệ trình lên Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Haye. Tòa án ra phán quyết vào năm 2016 rằng, yêu sách của Bắc Kinh đối với 90% Biển Đông là không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối công nhận phán quyết mang tính bước ngoặt này.