Đại Kỷ Nguyên

Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên thành lập ‘liên minh tuyệt vọng’ – Ý kiến chuyên gia

Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên thành lập ‘liên minh tuyệt vọng’ (ảnh minh họa: chụp màn hình Aboluowang).

Nhà báo Adam Taylor cho rằng, việc hình thành liên minh giữa Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên hiện nay được hiểu là “biện pháp thích ứng” giữa nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, điều thúc đẩy các thỏa thuận này không chỉ bởi mong muốn có được những lợi ích nhất định mà còn bởi sự… tuyệt vọng.

Mới đây, nhà báo Adam Taylor đã nhận định trên kênh “Global Updates” rằng, Hoa Kỳ coi các cuộc xung đột khác nhau trên khắp thế giới là một câu chuyện có liên kết chặt chẽ và có trật tự (一个大叙事的一环). Điều này không phải là không có lý.

Ví dụ, Iran đã tăng cường phòng thủ trước các cuộc trả đũa tiềm tàng của Israel bằng cách mua vũ khí của Nga. Còn Điện Kremlin lại sử dụng máy bay không người lái (UAV) do Iran sản xuất trong cuộc xâm lược Ukraina.

Năm ngoái, Tổng thống Nga – Vladimir Putin đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên – Kim Jong Un và hai bên đã đạt được một thỏa thuận. Theo đó, Triều Tiên đã cung cấp cho quân đội Nga những loại đạn dược cần thiết và các vật liệu chiến tranh khác, còn Bình Nhưỡng có được công nghệ tiên tiến từ Nga.

Nhưng cho đến nay, đối tác quan trọng nhất trong các cuộc giao hội này là Trung Quốc, quốc gia đã cung cấp cho Nga huyết mạch thương mại trong thời gian Nga bị phương Tây trừng phạt. Trung Quốc đã tăng cường xuất khẩu sang Nga công nghệ có thể được sử dụng để sản xuất hỏa tiễn, xe bọc thép và phi cơ, bù đắp những tổn thất mà Nga gặp phải trên chiến trường và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu do Hoa Kỳ và các đồng minh áp đặt lên nước này.

Bộ Tứ: Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran là một phần của một nhóm các quốc gia và phong trào rộng lớn – bao gồm cả các nhóm chống phương Tây tương đối nhỏ nhưng có ảnh hưởng như Hamas và Houthis. Một số quan chức phương Tây đã nhiều lần gọi các quốc gia nêu trên là “trục ma quỷ” mới.

Tuy nhiên, “Trục ma quỷ” và “Trục ma quỷ” gồm Iran, Iraq và Triều Tiên do cựu Tổng thống Hoa Kỳ – George W. Bush đề xuất không hề giống nhau về mặt tư tưởng, và phiên bản “Trục ma quỷ 2.0” ngày nay hoàn toàn khác.

Nhà nước Nga có thể liên kết với các lực lượng tôn giáo trong nước như Giáo hội Chính thống Nga hùng mạnh, nhưng nó có rất ít điểm chung với các giáo lý Hồi giáo được người đứng đầu Iran và Iraq tán thành.

Mặc dù Trung Quốc và Triều Tiên đều là hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhưng lời ngôn luận và hành động của họ khác nhau đáng kể.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, các hệ tư tưởng giữa khối chủ nghĩa xã hội với phương Tây đã đọ sức với nhau, ít nhất là trên danh nghĩa. Và hiện nay việc liên minh giữa Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên được hiểu là “biện pháp thích ứng” giữa nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, điều thúc đẩy các thỏa thuận này không chỉ bởi mong muốn có được những lợi ích nhất định mà còn bởi sự tuyệt vọng.

Các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu của phương Tây đã khiến Nga quay sang Trung Quốc, trong khi Nga từng có hoạt động thương mại tích cực với châu Âu và Mỹ, đồng thời mối quan hệ thương mại giữa hai nước này rõ ràng không có sự phối hợp trong quá khứ.

Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên hình thành liên minh tuyệt vọng?

Nói cách khác, nếu ông Putin vừa muốn tiếp tục chiến tranh ở Ukraina vừa muốn sống sót trong sự cô lập của trật tự kinh tế toàn cầu do phương Tây thống trị, ông sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc quay về hướng đông, tức là xích lại gần Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc coi tương lai của trật tự toàn cầu là một cuộc tranh giành quyền lực lớn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, thì Bắc Kinh sẽ cần mọi sự trợ giúp có thể huy động được, và nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ cũng như một số công nghệ quân sự của Nga sẽ giúp ích rất nhiều cho phương diện này.

Không thể phủ nhận rằng Trung Quốc và Nga – hai trong số bốn thành viên của Bộ tứ là những quốc gia hùng mạnh, trong khi hai quốc gia nhỏ hơn là Iran và Triều Tiên cũng nắm giữ quyền lực đáng kể, đáng chú ý nhất là mạng lưới các phong trào đồng minh của Iran ở Trung Đông.

Ba trong số bốn quốc gia trên đang sở hữu vũ khí hạt nhân và Iran không lâu nữa cũng sẽ sở hữu loại vũ khí này. Trung Quốc và Nga, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trước đây đã đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc thiết lập các quy tắc, bao gồm các biện pháp kiểm soát vũ khí đối với Iran và Triều Tiên. Nếu không có họ, những nỗ lực này sẽ thất bại.

Đồng thời, phương Tây cũng đang phải đối mặt với sự mất thăng bằng. Vì lý do chính trị trong nước, Hoa Kỳ đang có những bất đồng nội bộ mạnh mẽ về vấn đề Nga. Còn cựu tổng thống Donald Trump, người đang tìm cách trở lại nắm quyền vào năm tới, đã nhiều lần ám chỉ rằng ông sẽ tìm cách rút khỏi liên minh quân sự NATO nếu đắc cử.

Cựu tổng thống Trump và một số người ủng hộ ông đều tán thành việc kết thúc cuộc chiến ở Ukraina thông qua hoà giải, điều này sẽ phá vỡ liên minh Nga-Trung, mặc dù các nhà phân tích cho rằng, điều này sẽ không làm suy yếu mối quan hệ Trung-Nga vốn được củng cố bởi lợi ích chung.

Vì những lý do lịch sử, các đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Âu từ lâu đã nhận ra mối đe dọa từ Nga nhưng chỉ gần đây họ mới bắt đầu đứng về phía những người chống lại chính quyền Trung Quốc trong nội các Hoa Kỳ. Tuy nhiên những người này cũng đang có những bất đồng về cách đối phó với mối đe dọa từ của Trung Quốc.

Exit mobile version