Đại Kỷ Nguyên

Năm 2024: 60 nước tổng tuyển cử, người Hoa hỏi ‘lạc quan ở đâu?’

Bảo tàng Bắc Kinh (ảnh: derwiki / pixabay.com).

Nhân dịp năm mới Giáp Thìn, tác giả gốc Hoa – Vị Phổ (未普) đã có bài viết châm biếm: “Năm con Rồng đang đến gần, chúng ta tìm đâu ra bầu không khí lạc quan?” Tuy bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, nhưng cũng cho thấy góc nhìn của một số người quan tâm tới vận mệnh của Trung Hoa.

Sau đây là phần chuyển ngữ bài viết của tác giả Vị Phổ:

Tết Nguyên đán đã tới, trong năm con Rồng này, tổng cộng 4,2 tỷ người ở hơn 60 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với các cuộc tổng tuyển cử. Trong số các nước quan trọng, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga đều sẽ tổ chức tổng tuyển cử. Các quốc gia có dân số đông như Pakistan, Indonesia, Mexico, Nam Phi cũng tổ chức tổng tuyển cử trong năm nay.

Ông Putin, người từng thề với Chúa: “Hãy cho con 20 năm, con sẽ trả lại cho Ngài một nước Nga hùng mạnh”. Năm nay là năm thứ 25 ông nắm quyền. Những gì mọi người thấy ở Nga là một người khổng lồ bị nghèo đói và lún sâu trong đấu tranh chiến tranh. Không có nghi ngờ gì, ông Putin sẽ tiếp tục chiếm giữ Kremlin. Các nhà độc tài trên thế giới gần như giống nhau, họ sẽ không buông tay khỏi quyền lực cho đến ngày chết. Nhưng nước Nga đã phải chịu đau khổ, ông Putin biết cách khơi mào chiến tranh nhưng lại chưa biết cách chấm dứt chiến tranh. Dù kết quả cuối cùng ra sao, cho nhà độc tài thêm thời gian, người Nga sẽ còn chịu nhiều đau khổ hơn nữa.

Nếu chúng ta đếm số quốc gia không tổ chức bầu cử, thì số lượng còn lại đã không nhiều. Tuy nhiên, trong số đó có một quốc gia khổng lồ, đó là Trung Quốc. Trong quá khứ, những người cai trị của quốc gia này cũng đã thống trị suốt đời, cho đến khi qua đời. Việc truyền lại quyền lực trong hệ thống này luôn gặp vấn đề lớn, thường phải qua những cuộc tranh giành khốc liệt trốn thâm cung, thậm chí bằng cách tàn ác và man rợ khiến ‘đầu rơi máu chảy’. Trong đó, người kế vị có tư cách cao nhất lại là người gặp nguy hiểm nhất, vì vậy kết cục của Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Tứ Bang và Hoa Quốc Phong đều rất u ám.

Đến thế hệ Đặng Tiểu Bình , một con đường khác để truyền lại quyền lực đã được tìm ra, tuy vẫn còn xa nền văn minh hiện đại nhưng nhẹ nhàng hơn nhiều so với lịch sử trước đây của ĐCSTQ. Đây được gọi là “chỉ định qua các thế hệ”. Việc Giang Trạch Dân lên nắm quyền không phải là điều Đặng Tiểu Bình mong muốn mà là do một phe phái khác do Trần Vân và Lý Tiên Niệm đứng đầu đã hết sức đề cử Giang Trạch Dân, lúc này, sau cú sốc thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6, địa vị của Đặng Tiểu Bình đã suy yếu và ông phải ra tay chấp nhận Giang Trạch Dân. Tuy nhiên, để ngăn chặn quyền lực của phe cầm quyền tiếp tục vô thời hạn, Đặng Tiểu Bình đã bổ nhiệm Hồ Cẩm Đào ở thế hệ tiếp sau đó.

Giang Trạch Dân bổ nhiệm Tập Cận Bình cho thế hệ sau đó nữa. Tuy nhiên, sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, cách chuyển giao quyền lực nhẹ nhàng hơn một chút này đã bị phá vỡ. Đầu tiên, ông lật ngược quy tắc bất thành văn rằng người lãnh đạo cao nhất chỉ có thể phục vụ hai nhiệm kỳ, sau đó chỉ cần sửa đổi hiến pháp để hợp pháp hóa nhiệm kỳ suốt đời. Thứ hai, quy tắc bất thành văn về “chỉ định qua các thế hệ” cũng bị bãi bỏ, Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài vốn được Hồ Cẩm Đào bổ nhiệm đã bị phớt lờ. Mọi người đều đã chứng kiến ​​​​những gì đã xảy ra, toàn đảng, toàn quốc và thế giới cũng đã chứng kiến ​​Hồ Cẩm Đào bị loại khỏi bục danh dự của Đại lễ đường Nhân dân như thế nào.

Cảnh sát bảo vệ lối vào phía Nam của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, khung cảnh bị chi phối bởi bức chân dung khổng lồ của Mao Trạch Đông (ảnh: Christophe Meneboeuf).

ĐCSTQ dường như đã hoàn thành một vòng quay của số phận và quay trở lại thời kỳ hà khắc và đàn áp nhất của mình. Điều này gây ra hậu quả: trong 10 năm kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, hình ảnh quốc gia của Trung Quốc đã sụp đổ rõ rệt.

Khi danh tiếng của các chiến lang làm mưa làm gió trên trường quốc tế, tình trạng “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông đã biến mất và Đài Loan ngày càng tách rời Trung Quốc. Điều quan trọng nhất là sau 40 năm phát triển thần tốc, nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu chững lại và bước vào suy thoái. Thị trường bất động sản và chứng khoán đang đối mặt với những khó khăn và mây mù u ám, đến mức các nhà đầu tư Trung Quốc không còn nơi nào để kêu than, đành tràn vào các trang weibo chính thức của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc để để lại tin nhắn…

Tất cả những điều này cho thấy vận mệnh năm Thìn của ĐCSTQ sẽ sóng gió hơn, ảm đạm, và chứa đầy những yếu tố chưa biết. Điều này khiến cho những câu nói cát tường quen thuộc như “rồng bay hổ nhảy” thường dùng trong dịp năm mới ở Trung Quốc trở nên không phù hợp và dường như mang ý nghĩa mỉa mai.

Tuy nhiên, chế độ Bắc Kinh đã tìm ra phiên bản 2.0 của những lời chúc Tết tốt lành và một cách tuyệt vời để ca ngợi chính mình, đó là bài báo tuyệt vời trên Nhân dân Nhật báo với câu nói “Cả nước tràn ngập bầu không khí lạc quan”. Đây được cho là điều mà Bí thư Quan hệ Quốc tế của Đảng Cộng sản Đức đã nói trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Nhân dân Nhật báo Trung Quốc. Bà này được mời đến thăm Bắc Kinh, An Huy và Giang Tô ở Trung Quốc để thưởng thức đồ ăn ngon và chỗ ở tốt, nhưng lời nói của bà ấy hoàn toàn khác với trải nghiệm của những người thực sự sống ở Trung Quốc!

Dù vậy chế độ Bắc Kinh không chấp nhận được sự phản bác. Sau khi bài báo ca ngợi này được xuất bản, có một người Trung Quốc tầm 30 tuổi thuộc thế hệ thứ hai ở Đức, sau khi đọc bài viết này, đã đi tìm kiếm người phụ nữ đưa ra phát biểu trên và phát hiện ra bà là nhân viên bán hàng trong một công ty của Đức. Và Đảng Cộng sản Đức chỉ có 2.000 thành viên đăng ký. Ngay sau khi lý lịch của người phụ nữ này được công bố, tài khoản công khai WeChat của người đàn ông Trung Quốc ở Đức đưa ra thông tin đã bị cấm hoàn toàn.

Đức có sự thật nhưng Trung Quốc thì không. Câu hỏi đặt ra là người dân Trung Quốc có thể tìm được “bầu không khí lạc quan” ở đâu?

(Nguồn: aboluowang.com. Những nhận xét trong bài hoàn toàn là quan điểm cá nhân của tác giả và không thể hiện quan điểm của DKN).

Exit mobile version