Từ những thông tin của Tân Hoa Xã, chuyên gia tổng kết rằng, phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã bộc lộ những khác biệt trong nội bộ đảng, và cái gọi là “Nghị quyết” đã không thể chấm dứt tranh giành đường lối và tranh giành quyền lực. Trong khi các bô lão và giới quan chức đương nhiệm đang có những cuộc gặp thân mật tại Bắc Đới Hà, thì một vòng xung đột nội bộ mới có thể sắp bắt đầu.

Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Trung ương Trung Quốc đã kết thúc vào ngày 18/7. Sau đó, Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã họp vào ngày 25/7, và Bộ Chính trị họp lại vào ngày 30/7. Theo chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa – Nhất Chung Nguyên (钟原), các cuộc họp cấp cao của ĐCSTQ được tổ chức thường xuyên nhưng vẫn chưa đưa ra được giải pháp thực sự cho nhiều vấn đề hiện tại. 

Chuyên gia Chung Nguyên cho rằng, phiên họp toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương chỉ mang tên cải cách, chứ không có cải cách thực chất. 

Những số liệu được Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ tiết lộ cho thấy hầu hết các ý kiến ​​được trưng cầu đối với dự thảo Hội nghị Trung ương 3 đều bị bỏ qua, và những khác biệt trong nội bộ đảng không thể che giấu được nữa.

Ngày 21/7, Phiên họp toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã công bố cái gọi là “Nghị quyết tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện và thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc”, (gọi tắt là “Nghị quyết” của Phiên họp toàn thể lần thứ ba). 

Tờ Tân Hoa Xã cũng đưa ra lời giải thích của ông Tập Cận Bình về “Nghị quyết” tại Phiên họp.

Tân Hoa Xã đề cập, ngày 7/5/2024, dự thảo “Nghị quyết” đã được lưu hành trên một phạm vi nhất định trong nội bộ đảng để lấy ý kiến, bao gồm “các đồng chí kỳ cựu trong đảng” và “tất cả các đảng phái dân chủ”, cũng như “các doanh nghiệp, chuyên gia và học giả có liên quan”.

Vào ngày 22/7, Tân Hoa Xã đã đăng một bài viết về quá trình ra đời của Quyết định của Hội nghị Toàn thể lần thứ 3. Bài viết cho biết, sau khi loại trừ các ý kiến trùng lắp, đã có 1.756 ý kiến, bao gồm 135 ý kiến về nguyên tắc và 1.621 ý kiến cụ thể để sửa đổi. Các ý kiến có thể được tiếp thu đều đã được xem xét và đưa vào, với tổng cộng 221 chỗ được sửa đổi.

Trong số 1.621 ý kiến ​​sửa đổi cụ thể và 135 ý kiến ​​nguyên tắc, chỉ có 221 ý kiến ​​được tiếp thu, chiếm khoảng 12,69%; còn lại có hơn 87% ý kiến ​​bị bỏ qua. 

Chuyên gia cho rằng, điều này cho thấy, nhóm chủ chốt soạn thảo Quyết định của Hội nghị Toàn thể lần thứ 3, do Chủ tịch Tập Cận Bình làm trưởng nhóm, các phó trưởng nhóm là Vương Hồ Ninh, Thái Kỳ và Đinh Tiết Tường, tổng cộng hơn 70 người, đã không tiếp thu phần lớn ý kiến đóng góp từ trong và ngoài Đảng, mà thực hiện ý đồ riêng của mình. Ngay cả 221 chỗ sửa đổi cũng cho thấy nhóm này thiếu hiểu biết chuyên môn.

Tờ Tân Hoa Xã cho biết, trong thời gian này, ông Tập Cận Bình đã chủ trì 3 cuộc họp Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc và 2 cuộc họp Bộ Chính trị, đồng thời đưa ra nhiều chỉ thị. 

Theo ông Chung, điều này chẳng khác nào đặt ông Tập vào thế nguy hiểm, hàm ý ông Tập đã quyết định không chấp nhận ý kiến ​​đa số.

Tờ Tân Hoa Xã cũng tiết lộ, sáng 15/7, ông Tập đã “giải trình” tại Phiên họp toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ về dự thảo của “Nghị quyết”.Các nhóm thảo luận và tổng cộng 205 đề xuất sửa đổi đã được đưa ra. 

Tối 17/7, ông Tập chủ trì cuộc họp Thường vụ Bộ Chính trị và thực hiện 25 sửa đổi trong dự thảo quyết định; Ngày 18, dự thảo lại được đưa ra tại phiên họp toàn thể để lấy ý kiến, sau đó có thêm hai sửa đổi nữa.

Những người tham dự Phiên họp toàn thể lần thứ 3 đưa ra 205 ý kiến ​​về dự thảo của Nghị quyết, cuối cùng có 27 ý kiến ​​thay đổi, chiếm khoảng hơn 3,17%; hơn 86% ý kiến ​​còn lại bị bỏ qua. 

Nhà bình luận Chung Nguyên chỉ ra rằng, một “Nghị quyết” như vậy của Hội nghị Trung ương 3 cũng thiếu sự đồng thuận thực sự trong nội bộ đảng, trong đó có Ban Chấp hành Trung ương. Hơn 70 người đã làm việc trong hơn 200 ngày, và “Nghị quyết” cuối cùng không đại diện cho ý kiến ​​đa số.

Theo ông Chung, dù dùng lối chơi chữ như thế nào, thì Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ là một màn trình diễn chính trị thất bại. 

Trung ương ĐCSTQ phản đối đa số ý kiến ​​trong nội bộ đảng, không ngừng nhấn mạnh “sự lãnh đạo tập trung, thống nhất” của Trung ương Đảng. 

Âm hưởng “Nghị quyết” của Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ

Thông cáo của Phiên họp toàn thể lần thứ ba công bố ngày 18/7 chỉ đề cập đến lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình 6 lần, ít hơn so với con số 9 lần trong thông cáo của Phiên họp toàn thể lần thứ hai.

Tuy nhiên, truyền thông đảng vẫn liên tục ca ngợi ông Tập.

Ngày 16/7, ngày diễn ra Hội nghị toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, tờ Tân Hoa Xã đăng một bài báo ca ngợi ông Tập là “nhà cải cách”, sau đó bài báo bị gỡ bỏ, nhưng điều này không ảnh hưởng đến việc truyền thông đảng tiếp tục tuyên truyền.

Ngày 31/7, tờ Tân Hoa Xã vẫn đăng bài “Lý thuyết cải cách của Tổng Bí thư, Chúng ta phải có ý thức đặt cải cách vào vị trí nổi bật hơn”.

“Nghị quyết” gồm 60 mục của Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, đã vượt quá 22.000 từ. 

Nhà bình luận Chung Nguyên cho hay, đó thực chất chỉ là lời nói suông và vô nghĩa. Nó không thể hướng dẫn công việc cụ thể hiện tại và đã đẩy thời gian hoàn thành lên năm năm. Như thế tương đương với việc ông Tập Cận Bình chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ tư, mặc dù cuộc họp này dưới ngọn cờ cải cách nhưng thực tế không có cải cách nào cả.

Tờ Tân Hoa Xã đưa tin, “Giải trình” của ông Tập Cận Bình về “Nghị quyết” Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đề cập rằng kể từ Đại hội 18, “thông qua cải cách sâu sắc toàn diện và cải thiện mọi mặt của hệ thống”, chúng ta đã thúc đẩy hệ thống xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trưởng thành và hoàn thiện hơn.

Theo nhà bình luận Chung Nguyên, câu này chẳng khác nào nói rằng chế độ ĐCSTQ đã “trưởng thành” và “hoàn thiện”, hàm ý không cần “cải cách” nữa. 

Giải trình sau đó cũng nêu rõ rằng “các hệ thống hiện tại cần phải được cải tiến liên tục, đồng thời các lĩnh vực mới và phương pháp thực hành mới cần thúc đẩy đổi mới hệ thống và lấp đầy những khoảng trống của hệ thống.

Theo hệ thống diễn ngôn của ĐCSTQ, điều này tương đương với việc nói rằng “hệ thống hiện tại” không còn cần những thay đổi lớn nữa, và sẽ không còn nhiều chỗ cho “cải cách” trong các lĩnh vực mới; Vì thế nên bỏ qua hầu hết các ý kiến ​​trong và ngoài đảng.

Ý kiến ​​đa số của Trung ương cũng bị bỏ qua, tạo nên sự khác biệt trong nội bộ đảng, hay giữa “trung ương đảng” với cán bộ các cấp và công chúng.

Giải trình còn đề cập, hiện nay “hệ thống thị trường còn chưa hoàn thiện, thị trường phát triển chưa đầy đủ, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường chưa được thông suốt hoàn toàn, năng lực đổi mới sáng tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng cao.

Hệ thống công nghiệp tổng thể tuy lớn nhưng chưa mạnh, toàn diện nhưng chưa tinh tế, tình trạng công nghệ cốt lõi được kiểm soát chưa thay đổi căn bản, nền tảng nông nghiệp chưa vững chắc, khoảng cách phát triển và phân bổ thu nhập giữa thành thị và nông thôn còn lớn, còn bất cập trong an ninh sinh kế của người dân, bảo vệ môi trường sinh thái còn bất cập.

Nhà bình luận Chung Nguyên chỉ ra rằng, những vấn đề mang tính cơ cấu này đã tồn tại ở Đại hội 18 của ĐCSTQ nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết mà ngày càng nổi cộm.

“Ban Chấp hành Trung ương Đảng” không có thành tích, chỉ có thất bại; và do hàng loạt quyết định sai lầm mà giờ đây nảy sinh thêm nhiều vấn đề, trong đó có “áp lực và ngăn chặn ngày càng gia tăng từ bên ngoài”, “sự bất ổn ngày càng tăng và các yếu tố khó lường”, cùng nhiều sự cố “thiên nga đen” và “tê giác xám” có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào.

Theo nhà bình luận Chung Nguyên, ĐCSTQ đang gặp nguy hiểm, và những tiếng nói trong nội bộ đòi thay đổi đã bắt đầu lớn dần. Điều này có thể thấy rõ qua quá trình lấy ý kiến ​​về dự thảo “Nghị quyết” của Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ. 

Nhưng ông cho rằng, “Ban Chấp hành Trung ương Đảng” không sẵn lòng chấp nhận sự thay đổi mà chỉ đàn áp, chứ không giải quyết được những bất đồng trong nội bộ đảng.

Sự đan xen giữa đấu tranh đường lối và đấu tranh quyền lực

Nhà bình luận Chung chỉ ra rằng, cuộc đấu tranh đường lối của ĐCSTQ thường đi kèm với cuộc đấu tranh quyền lực. Sau Đại hội 20, phe ông Tập trở thành thế lực thống trị và liên tiếp nắm quyền kiểm soát các vị trí cấp cao chủ chốt và các bộ phận chủ chốt, nhưng cuộc đấu tranh trong hệ thống vẫn chưa dừng lại. 

Theo ông Chung, sau cái chết đột ngột của cựu thủ tướng Lý Khắc Cường, ngoại giới nhìn chung không còn ảo tưởng về những cải cách của ĐCSTQ. 

Tuy nhiên, với sự biến mất của Cựu bộ trưởng Tần Cương và cựu Bộ trưởng quốc phòng Lý Thượng Phúc cùng với cuộc thanh trừng Lực lượng hỏa tiễn vào năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc đã sa sút, và ngày càng phải đối mặt với nhiều sự ngăn cản từ bên ngoài.

ĐCSTQ nhanh chóng trở nên vô tổ chức, các cuộc tranh giành đường lối và tranh giành quyền lực mới lại tái diễn.

Ông Chung cho hay, nhìn bề ngoài, Phiên họp toàn thể lần thứ ba là một cuộc đấu tranh đường lối, nhưng thực chất là tiền đồn của một cuộc tranh giành quyền lực nên bị trì hoãn trầm trọng. 

Phe ông Tập biết không thể tránh khỏi đấu tranh đường lối, phải giành lại ngọn cờ “cải cách và mở cửa”, nhưng lại không sẵn lòng thực sự chấp nhận cải cách.

Theo ông Chung, những thay đổi lớn thường đi kèm với việc phủ nhận một số thực tiễn trong quá khứ và thậm chí cả trách nhiệm giải trình; những thay đổi thực sự cũng có thể đi kèm với những thay đổi quyền lực trên quy mô lớn, bao gồm giới lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ và thậm chí cả lãnh đạo của ĐCSTQ. 

Ai thua trong cuộc đấu tranh đường lối này sẽ thua trong cuộc tranh giành quyền lực; do đó, Vì vậy, “Trung ương Đảng” sẽ không tiếp thu quá 87% ý kiến ​​trong và ngoài đảng; Hơn 86% ý kiến ​​của Trung ương Đảng không được thông qua.

“Giải trình” của ông Tập Cận Bình về “Nghị quyết” của Phiên họp toàn thể lần thứ ba đề cập rằng, đây “là sự tái tuyên bố về việc giữ lá cờ nào và đi theo con đường nào trong thời đại mới và hành trình mới”.

Nhà bình luận Chung Nguyên cho rằng, qua lần “tái tuyên bố” này, “Trung ương Đảng” cho rằng họ đã lấy danh nghĩa “cải cách, mở cửa”, nhưng thực ra họ đang cố gắng hết sức để tránh khả năng bị phủ nhận và phải chịu trách nhiệm.

Ủy ban soạn thảo “Nghị quyết” và “Ban Chấp hành Trung ương Đảng” nhất quyết không lắng nghe ý kiến ​​của đa số cả trong và ngoài đảng, thực sự họ không thể trấn áp những ý kiến ​​này; những lời nói suông của “Nghị quyết” không chấm dứt được cuộc đấu tranh đường lối này, và những khác biệt trong đảng ngày càng lộ rõ.

Trong Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, tin đồn về bệnh tình của ông Tập Cận Bình lan truyền mạnh mẽ, Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố rút khỏi cuộc bầu cử. Theo nhà bình luận Chung Nguyên, những điều này đã khơi dậy nhiều suy nghĩ của người dân hơn và tạo điều kiện cho nhiều rò rỉ khác nhau.

Một số người nói rằng Bộ trưởng quốc phòng Đổng Quân (董军) là người của Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện.

Một số nói rằng ông Đổng đã leo lên ngang hàng với Trí Hạo Điền (迟浩田/Chi Haotian), một thủ lĩnh quân đội Sơn Đông kỳ cựu và các cựu chiến binh khác.

Cũng có một số người nói rằng, Đổng là thành viên của Chủ nhiệm Bộ Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Miêu Hoa (Miao Hua). 

Theo nhà bình luận Chung, những tin đồn này về cơ bản là nhân cơ hội để phá hỏng tình hình. 

Năm 2023, những tin đồn tương tự đã lần lượt được lan truyền sau Hội nghị Bắc Đới Hà; vào năm 2024, chúng bắt đầu trước Hội nghị bí mật này.

Vào ngày 30 tháng 7, trên cầu vượt ở Lâu Để, tỉnh Hồ Nam đã tái hiện cuộc biểu tình kiểu Bành Lập Phát (Peng Lifa) tại cầu Tứ Thông của Bắc Kinh. 

Bộ Chính trị mất chức năng điều hành đất nước

Ngày 25/7, Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc họp bàn về công tác phòng chống lũ lụt, cứu trợ nhưng trước khi đi nghỉ ở Bắc Đới Hà, họ đã đùn đẩy trách nhiệm và không làm gì cả. 

Theo nhà bình luận Chung Nguyên, cứu trợ lũ lụt có lẽ chỉ là một chủ đề nhỏ trong phiên họp Thường vụ Bộ Chính trị, xử lý tình hình chính trị sau Phiên họp toàn thể lần thứ 3 như thế nào mới là vấn đề lớn.

Thường vụ Bộ Chính trị đã tổ chức ba cuộc họp để thảo luận về dự thảo “Nghị quyết” của Phiên họp toàn thể lần thứ ba.

Bộ cũng đã tổ chức hai cuộc họp, nhưng truyền thông ĐCSTQ không đưa tin công khai. Thông tin dư luận trước đó cho thấy, từ tháng 11/2023 đến trước thềm Hội nghị toàn thể lần thứ 3, Ban Thường vụ Bộ Chính trị chỉ họp vào ngày 4/1/2024 để nghe báo cáo của 5 Tập đoàn lớn.

Theo ông Chung, trong phiên họp toàn thể lần thứ 3, các thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị cũng đã họp để thảo luận các ý kiến ​​đưa ra, ước tính có đủ những khác biệt và các khác biệt đều nghiêm trọng, nhưng hầu hết chúng vẫn chưa được thông qua. 

Cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc ngày 30 tháng 7 đã nghiên cứu tình hình kinh tế hiện nay; xem xét “Một số quy định về kiểm duyệt chủ nghĩa hình thức, nhằm giảm bớt gánh nặng ở cấp cơ sở”, yêu cầu “các cuộc họp giao ban liên tục được sắp xếp hợp lý” và “tạo ra các hoạt động trình diễn và tiêu chuẩn một cách hợp lý”.

Ngày hôm sau, các cơ quan trung ương lại được yêu cầu thảo luận. Nhà bình luận Chung Nguyên cho hay, cuộc họp của Bộ Chính trị chỉ là trò trẻ con, có nghiên cứu tình hình kinh tế thế nào thì cũng thấy không đáng tin cậy.

Cách đây một năm, vào ngày 24/7/2023, Bộ Chính trị Trung Quốc cũng tổ chức họp nghiên cứu tình hình kinh tế; một năm sau, những vấn đề như “nhu cầu trong nước không đủ”, “nhiều rủi ro tiềm ẩn trong các lĩnh vực trọng điểm” và “môi trường bên ngoài phức tạp và khắc nghiệt” vẫn tồn tại.

Cuộc họp vẫn sáo rỗng với các khẩu hiệu như “mở rộng tiêu dùng”, tăng “tiêu dùng dịch vụ”, “ổn định việc làm”, “tăng cường nỗ lực kiểm soát vĩ mô”, “điều chỉnh và tối ưu hóa chính sách bất động sản”.

Theo ông Chung, các thành viên Bộ Chính trị không am hiểu về kinh tế, sau buổi họp, nghiên cứu tập thể không chú trọng vào kinh tế mà là đề tài xây dựng biên giới, phòng không, biển. 

Tân Hoa Xã đưa tin “tăng cường tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp và hợp tác thực tế với các nước liên quan, đồng thời tạo môi trường xung quanh tốt cho việc xây dựng biên giới, biển và phòng không”. 

Nhà bình luận Chung Nguyên chỉ ra rằng, điều này hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận khiêu khích hiện nay của ĐCSTQ.

Vào ngày 31/7, Tân Hoa Xã thông báo rằng tạp chí Cầu Thị (求是) đã đăng bài viết của ông Tập Cận Bình có tựa đề: “Đạt được mục tiêu trăm năm thành lập quân đội và tạo ra tình hình mới trong hiện đại hóa quốc phòng và quân đội”. 

Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đổng Quân (董军), cho biết tại tiệc chiêu đãi “ngày 1/8” rằng, ông muốn “xây dựng quân đội dựa trên chính trị”. Nhà bình luận Chung nhận thấy, hai phát biểu trên hoàn toàn trái ngược nhau.

Theo ông Chung, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ có thể nói là vô dụng trong chính trị, kinh tế, quân sự và các lĩnh vực khác, và mối quan tâm chính của họ hàng ngày là tranh giành quyền lực. 

Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương đã bộc lộ những khác biệt trong nội bộ đảng, và cái gọi là “Nghị quyết” đã không thể chấm dứt tranh giành đường lối và tranh giành quyền lực.

Trong khi các bô lão và giới quan chức đương nhiệm đang có những cuộc gặp thân mật tại Bắc Đới Hà, thì một vòng xung đột nội bộ mới có thể sắp bắt đầu.