Đại Kỷ Nguyên

Toàn cảnh vụ bê bối lịch sử đang diễn ra ở Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. (Ảnh: Nikkei Asia).

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hiện đang rất vất vả để ngăn chặn hậu quả từ một trong những vụ bê bối tài chính lớn nhất trong nhiều thập niên ảnh hưởng đến Đảng Dân chủ Tự do của ông.

Các công tố viên đã mở một cuộc điều tra hình sự về việc liệu hàng chục nhà lập pháp có nhận tiền thu được từ các sự kiện gây quỹ khiến hàng triệu đô la được ém nhẹm trong hồ sơ chính thức của đảng này hay không.

Một số bộ trưởng nội các đã từ chức vì vụ bê bối, trong khi tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với chính quyền ông Kishida đã giảm xuống mức kỷ kục. Vụ bê bối này làm dấy lên nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của ông và khiến chính phủ Nhật Bản rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Sau đây là toàn cảnh vụ bê bối lịch sử này:

Đạo luật kiểm soát quỹ chính trị hiện hành của Nhật Bản mặc dù cấm các doanh nghiệp quyên góp cho cá nhân các nhà lập pháp. Nhưng nó vẫn có một lỗ hổng.

Điều này cho phép một tổ chức chính trị có thể gây quỹ thông qua việc bán vé cho các sự kiện và tiến hành phân phối lại cho các nhà lập pháp là thành viên của tổ chức đảng này một cách hợp pháp, với điều hiện họ phải nộp các báo cáo về tài trợ chính trị.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, các phe phái nội bộ của đảng cầm quyền được cho là đã không công khai hết số tiền bán vé được chuyển cho một số nhà lập pháp. Trong khi đó một số nhà lập pháp cũng đã nhận số tiền này và không công khai trong báo cáo tài trợ của họ.

Cuộc điều tra hiện tại xoay quanh phe Seiwa-kai lớn nhất và quyền lực nhất của LDP, phe này trước đây do cố thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo và vẫn thường được gọi là “phe Abe”.

Theo các phương tiện truyền thông, số tiền này lên tới khoảng 500 triệu yên (khoảng 3,52 triệu USD) và nó đã được chuyển cho hàng chục nhà lập pháp, bao gồm cả các quan chức cấp cao trong suốt 5 năm qua.

Quy định về thời hiệu 5 năm của Nhật Bản theo Đạo luật kiểm soát quỹ chính trị khiến các công tố viên không thể buộc tội bất kỳ khoản tài trợ nào xảy ra trước năm 2018. Nên phạm vi cuộc điều tra tiến hành trong 5 năm trở lại đây.

Truyền thông đưa tin Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno, Bộ trưởng Thương mại Yasutoshi Nishimura và người đứng đầu hội đồng chính sách của LDP Koichi Hagiuda mỗi người bị cáo buộc đã nhận số tiền thu được trị giá từ 1 triệu đến 10 triệu yên.

Cả ba người này đều đã từ chức nhưng hiện vẫn chưa có những cáo buộc cụ thể.

Một nhà lập pháp khác của phe Abe, Hiroyuki Miyazawa hôm thứ Tư thừa nhận cũng đã nhận được số tiền như vậy trong quá khứ và nói rằng các quan chức phe phái đã yêu cầu ông phải tránh xa sổ sách.

Trong khi đó, các công tố viên cũng đang kiểm tra xem liệu các phe phái LDP khác, bao gồm cả phe mà đương kiêm thủ thướng Kishida đứng đầu có tham gia vào các vi phạm về tiền quỹ tương tự hay không.

Những cáo buộc này lần đầu tiên được đề cập cách đây hơn một năm bởi một tờ báo do tổ chức Đảng đối lập ở Nhật Bản  điều hành. Dựa trên báo cáo đó, một học giả đã nộp nhiều đơn khiếu nại hình sự lên Văn phòng Công tố Quận Tokyo.

Truyền thông địa phương bắt đầu đưa tin vào đầu tháng 11 rằng các công tố viên đã bắt đầu xem xét các cáo buộc.

Nhiều hãng tin cho hay, hơn 50 công tố viên đã được phân công phụ trách vụ án và đã thẩm vấn các nhân viên kế toán và thư ký của các nhà lập pháp.

Các vụ bê bối tiền bạc đã buộc một số chính trị gia của LDP từng phải rời bỏ vị trí quyền lực. Đảng cầm quyền này từng nắm giữ quyền lực gần như suốt thời kỳ hậu chiến của Nhật Bản chỉ trong thời gian ngắn phải từ bỏ vị trí quyền lực vì một vấn đê tương tự.

Năm 1974, Thủ tướng Nhật khi đó là Kakuei Tanaka đã từ chức sau khi có báo cáo về hoạt động kinh doanh bất động sản mờ ám. Và ông này đã bị bắt hai năm sau đó vì một vụ hối lộ quốc tế liên quan đến gã khổng lồ hàng không vũ trụ Lockheed.

Năm 1989, đến lượt Noboru Takeshita mất chức thủ tướng sau khi xuất hiện những cáo buộc về giao dịch nội bộ về vốn cổ phần tư nhân liên quan đến công ty Recruit, và một số quan chức cấp cao khác cũng phải từ chức khỏi đảng.

Năm 2010, trong một thời gian ngắn Đảng cầm quyền LDP cũng đánh mất quyền lực khi Yukio Hatoyama đã từ chức thủ tướng do những cáo buộc rằng ông và các quan chức Đảng Dân chủ của mình đã báo cáo thấp số tiền thu được từ việc gây quỹ.

Exit mobile version