Đại Kỷ Nguyên

Truyền thông Trung Quốc thổi phồng rằng ‘Người Anh và người Mỹ không đủ ăn’, cư dân mạng chất vấn ngược lại

Ảnh minh họa.

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc vào năm 2020, nó đã lan nhanh ra toàn thế giới, khiến nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao kỷ lục sau dịch. Hãng tin AFP mới đây đưa tin về một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Phát triển thuộc Đại học Sussex của Vương Quốc Anh thực hiện có đề cập đến việc 14% dân số đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực, ngày càng có nhiều người thiếu ăn và điều này đang dần trở thành một “trạng thái bình thường mới”.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Trung Quốc rất hiếm khi nói về tình trạng khó khăn lương thực trong nước, ngược lại thường hay nói về sự nghèo đói ở các nước khác.

Gần đây các phương tiện truyền thông chính thức bao gồm CCTV, Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo, ifeng vv…đưa tin rằng “năm ngoái một phần bảy người dân Anh không đủ ăn”, đồng thời đưa tin rầm rộ rằng, có rất nhiều người chết đói và đang được các ngân hàng thực phẩm giúp đỡ, đồng thời chỉ ra nghiên cứu cho thấy 10 năm trước, số lượng ngân hàng thực phẩm ở Vương quốc Anh chưa đến 100 và con số này đã tăng lên hơn 2.000 vào năm 2021. Đến tháng 9 năm 2022, 9,7 triệu người ở Vương quốc Anh rơi vào tình trạng thiếu lương thực.

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự bất bình trước việc các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đưa tin về vấn đề này, họ bình luận trên Weibo: “Rau hẹ (những người bị bóc lột) năm nay không dễ lừa nữa”.

“Tiêu chuẩn ăn uống đầy đủ hàng ngày của Mỹ Và Anh rất cao, điều này có nên nói chi tiết không? “Trung Quốc có thống kê nào về điều này không?”, “Ngày hôm trước đưa tin người Anh đói và lạnh. Ngày hôm qua nói người Mỹ lưu lạc đường phố. . . Sáng nay nói Úc phải nhịn đói. . . Buổi chiều viết nước Anh chết đói khắp nơi. . . Ngày mai lại đến Hàn Quốc? Nhật Bản?”, “Các nước phát triển đều có tình cảnh này, vậy các nước đang phát triển như chúng ta chẳng phải là…?”

Một số cư dân mạng còn phàn nàn: “Hy vọng những người giàu có ở nước ta cũng đứng ra phát đồ ăn trên đường phố”. Có người than thở: “Trời ơi, chúng ta còn không có thứ gì miễn phí cả”.

Vậy tại sao cư dân mạng Trung Quốc hầu hết đều phản cảm khi các tờ báo chính thức đưa tin về sự nghèo đói ở các nước khác?. Trang tin “NOWnews” nhận xét rằng, hiện tượng này cho thấy vấn đề không phải ở bản thân bài báo mà là việc báo chí chính thống luôn đưa tin tốt trong nước chứ không đưa tin tiêu cực trong một thời gian dài, việc cố tình duy trì sự ổn định thông qua phương pháp kén chọn thông tin này đã gây ra sự bất mãn đối với người dân Trung Quốc.

Ví dụ, “Tin tức Sohu” của Trung Quốc gần đây đã trích dẫn dữ liệu do các cơ quan có thẩm quyền công bố và thiết kế ra 9 tấm áp phích (poster), nhằm chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng mà xã hội Trung Quốc đang phải đối mặt (như: Khoảng 700 triệu người có mức thu nhập khả dụng mỗi tháng dưới 8,5 triệu VND; Lần đầu tiên tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên dưới 24 tuổi chạm mức 20%; Khoảng 50 triệu người già từ 60 – 69 tuổi vẫn đang phải làm các công việc nặng; Ít nhất 150 triệu ‘con một’ đang phải gánh áp lực nuôi cha mẹ già vv..). Nhưng ngay sau đó, các tấm áp phích đã bị ‘phong sát’ hoàn toàn. Vụ việc này chắc chắn đã tạo ra một sự tương phản mạnh mẽ so với các báo cáo của các phương tiện truyền thông chính thức rằng “Người dân Anh không đủ ăn”.

Báo chí Trung Quốc phóng đại rằng “25% người Mỹ không đủ ăn

Điều đáng nói là vào cuối tháng 3, các phương tiện truyền thông chính thống của chính quyền Trung Quốc cũng trích dẫn một báo cáo từ Viện Đô thị (Urban Institute), một tổ chức tư vấn của Mỹ và thổi phồng rằng gần 25% người Mỹ trưởng thành không đủ ăn.

Viện Đô thị, đã công bố một báo cáo vào ngày 21 tháng 3 rằng từ năm 2021 đến 2022, tỷ lệ phần trăm người trưởng thành ở Mỹ báo cáo tình trạng mất an ninh lương thực đã tăng từ 20% lên 24,6%..

Báo cáo cũng chỉ ra rằng khoảng 16% số người được hỏi ở Hoa Kỳ dựa vào thức ăn miễn phí do các tổ chức từ thiện phân phối. Tỷ lệ này thấp hơn mức 17,4% của năm 2021 và thấp hơn mức đỉnh 19,7% của năm 2020, nhưng cao hơn nhiều so với mức 12,7% của năm 2019 trước khi bùng phát dịch COVID-19.

Vào năm 2022, 63,2% người trưởng thành ở Hoa Kỳ báo cáo rằng chi phí tiêu dùng hàng tạp hóa trong gia đình đã tăng lên.

Theo phân tích từ báo cáo trên, mặc dù dịch bệnh đã gây ra một lượng lớn thất nghiệp và khó khăn kinh tế trên diện rộng ở Hoa Kỳ, nhưng do chính phủ liên bang đã đưa ra ứng phó kịp thời nên cảm giác mất an toàn thực phẩm của người dân vẫn ổn định hoặc suy giảm.

Tuy nhiên, “China Daily“, phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc, đã gọi cuộc khảo sát này trong báo cáo của mình là “25% người Mỹ trưởng thành không đủ ăn”.

Có bao nhiêu người ở Trung Quốc không đủ ăn? Ông Tập Cận Bình nói về an ninh lương thực

Như chúng ta đã biết, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa nhấn mạnh vấn đề an ninh lương thực tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 được tổ chức vào năm ngoái. Theo tờ “The Wall Street Journal“, ông đã dành nhiều thời gian hơn để nói về các vấn đề lương thực trong báo cáo của mình tại Đại hội lần thứ 20 so với tại Đại hội lần thứ 19.

Trang web của Tân Hoa Xã cũng đã phát hành một đoạn video có tiêu đề “Dân dĩ thực vi thiên” (dân lấy ăn làm đầu) vào tháng 9 năm ngoái, “tuyên bố rằng Trung Quốc đã đạt được “tự cấp ngũ cốc cơ bản và khẩu phần lương thực an toàn tuyệt đối”. Tuy nhiên, trang báo này đã chỉ ra ngay từ đầu năm 2019 rằng, Trung Quốc là một trong những quốc gia trên thế giới đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng của nạn đói tiềm ẩn, và 300 triệu người dân Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, trong đó nạn đói tiềm ẩn phổ biến bao gồm thiếu canxi, sắt và kẽm, v.v. ., các nghiên cứu liên quan cũng đã phát hiện ra rằng khoảng 70% các bệnh mãn tính có liên quan đến điều này.

Ngoài ra, theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP), tính đến tháng 5 năm 2021, khoảng 151 triệu người ở Trung Quốc bị suy dinh dưỡng và “56 triệu người ở vùng nông thôn Trung Quốc sống trong cảnh nghèo đói”.

Exit mobile version