Tại Đại hội thể thao châu Á, Hồng Kông, Macao, và Đài Loan đều gửi vận động viên của mình đến Trung Quốc tham dự và thi đấu với tư cách các quốc gia độc lập. Tình huống này rõ ràng mang lại cho Trung Quốc ít nhiều sự khó chịu.
Không giống như Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh năm ngoái, nơi Đài Loan chỉ cử bốn vận động viên, năm nay tại Đại hội Thể thao Châu Á, có hơn 500 vận động viên Đài Loan đến tham dự.
Điều này rõ ràng mang đến cho Trung Quốc cơ hội vàng để thể hiện sự chào đón không chỉ đối với các vận động viên mà còn đối với những người hâm mộ Đài Loan theo dõi từ quê nhà.
Tại lễ khai mạc ở Hàng Châu, phái đoàn Đài Loan đã nhận được một trong những sự cổ vũ lớn nhất từ đám đông, trong khi đài truyền hình địa phương đã cắt cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vỗ tay chào đón khi đội Đài Loan được giới thiệu.
Trung Quốc tuyên bố hòn đảo tự trị theo thể chế dân chủ này là lãnh thổ của mình, và tồn tại một thỏa thuận kéo dài hàng thập niên giữa Đài Bắc và Bắc Kinh rằng, các đội Đài Loan chỉ có thể thi đấu quốc tế với điều kiện không được sử dụng tên hoặc cờ của Đài Loan.
Một trận bóng chày diễn ra giữa Hồng Kông và Đài Loan trên sân Thiệu Hưng đã đem lại nhiều điều khá thú vị. Khi cả hai đội tuyển này thi đấu với tư cách quốc gia riêng biệt trên sân của Trung Quốc đại lục.
Đội bóng chày Đài Loan thi đấu với chữ CT trên mũ nghĩa là“Đài Bắc Trung Hoa” thay vì chỉ ghi một chữ T nghĩa là Đài Loan. Việc phải thi đấu dưới cái tên này không có gì mới mẻ đối với người Đài Loan. Họ từng sử dụng tên tương tự tại Giải bóng chày thế giới vào đầu năm nay.
Khi trả lời phỏng vấn, Lin Tzu-Wei, một vận động viên người Đài Loan người từng chơi với Boston Red Sox và Minnesota Twins cho biết: “Tôi đến để tham gia các trận đấu và không nghĩ quá nhiều về điều đó”. “Tôi đến đây để thi đấu, thế thôi”.
Các quan chức Đài Loan đi cùng phái đoàn đến Hàng Châu cũng từ chối bình luận về vấn đề này, họ nói rằngn họ chỉ tập trung vào thành tích của các vận động viên mà thôi.
Trong khi các các trận đấu mà Đài Loan giành chiến thắng, ống kính máy quay Trung Quốc luôn hướng cảnh người hâm mộ Trung Quốc trên khán đài đang cổ vũ và vẫy cờ Trung Quốc. Thì các vận động viên Đài Loan không quá quan tâm đến vấn đề này. Họ nói rằng “Thể thao là thể thao, chính trị là chính trị,” “Và chúng tôi ở đây vì thể thao”.
Trên thực tế người Đài Loan hay Người Hồng Kông đều chung nguồn gốc người Trung Hoa, họ thừa nhận điều này, nhưng họ chỉ không thừa nhận sự cai trị của Chính quyền Trung Quốc giống như ở Đại Lục. Bởi lẽ hơn ai hết, họ là những người Trung Quốc hiểu rõ về sự nguy hiểm của chế độ này (ĐCSTQ).