Tin tức về Trung Quốc luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, không chỉ bởi đây là một quốc gia lớn có ảnh hưởng trên thế giới, mà còn bởi vì sự kịch tính và luôn ẩn chứa những cuộc chiến. Không chỉ là đấu đá nội bộ gay cấn mà còn là sự đối đầu với nhiều quốc gia khác khiến chính trường và ngoại giao Trung Quốc luôn như thùng thuốc súng. Mời quý vị đến với loạt tin tổng kết những “gay cấn” mới, cho thấy Bắc Kinh có thể sắp có rất nhiều biến loạn.

Mới đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về tự do tôn giáo, lên án cuộc đàn áp người dân và đàn áp xuyên biên giới của chính quyền Trung Quốc. 

Trước đó, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí bỏ phiếu thông qua Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công, trong đó chỉ ra đối tượng mà ĐCSTQ bức hại nghiêm trọng nhất và che đậy tội ác, đó là các học viên Pháp Luân Công và nạn thu hoạch nội tạng. 

Những điều hết sức nhạy cảm này có liên quan đến các vụ mất tích bí ẩn của một lượng lớn thanh thiếu niên Trung Quốc. Những tác động tiếp theo của dự luật Mỹ là gì?

Công dân Mỹ và Nhật Bản lần lượt bị tấn công ở Trung Quốc, và luật lệ tà ác của ĐCSTQ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Đài Loan đã tăng mức cảnh báo lên Cấp độ 3, kêu gọi người dân tránh đi đến Trung Quốc, Hồng Kông, Macao. Hàn Quốc cũng đã đưa ra cảnh báo. 

Truyền thông Mỹ đã đăng một cuộc phỏng vấn độc quyền vào ngày 25/6, trong đó Đại sứ nước này tại Trung Quốc Nicholas Burns đã chỉ trích ĐCSTQ vì đã vi phạm lòng tin, làm gián đoạn trao đổi và kích động chống Mỹ. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ ra sao?

Cựu Bộ trưởng ngoại giao và cựu bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc lần lượt mất tích, và hai cựu bộ trưởng quốc phòng đột nhiên bị cách chức. Phải chăng nội chiến của ĐCSTQ đã bị bại lộ?

“Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công” của Hạ viện Hoa Kỳ trừng phạt cuộc bức hại Pháp Luân Công, và nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ

Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ ngăn chặn nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống và các tù nhân lương tâm khác do ĐCSTQ bảo trợ, hậu thuẫn; điều tra những người chịu trách nhiệm và bắt đầu các biện pháp trừng phạt. 

Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Y tế Mỹ được yêu cầu xác nhận trong thời hạn nhất định rằng, liệu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ có cấu thành tội ác tàn bạo hay không, chẳng hạn như tội ác diệt chủng và chống lại loài người.

Nhiều câu hỏi được đặt ra là: Tác động của Đạo luật này cũng như những diễn biến tiếp theo đối với ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc?

Tại sao Hoa Kỳ ngày càng chỉ trích cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ một cách thường xuyên và công khai? 

Chúng ta nên giải thích hiện tượng này như thế nào trong bối cảnh có những thay đổi trong quan hệ Mỹ-Trung? Và liệu các đồng minh của Mỹ sẽ làm theo?

Tống Quốc Thành (宋国诚) – nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Đại học Quốc lập chính trị của Đài Loan nhận xét rằng, Hoa Kỳ đã bước vào một giai đoạn mới về vấn đề Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng, sau khi lên án bằng lời nói trước đó hoặc công khai cuộc đàn áp và bằng chứng về tội ác của ĐCSTQ với thế giới.

Ông nói: “Bây giờ chúng ta cần dùng luật pháp Mỹ để áp đặt các biện pháp trừng phạt, gần như là các biện pháp trừng phạt toàn diện. Mối quan hệ Mỹ – Trung đã đi vào ngõ cụt và không thể quay lại được nữa.

Chuyên gia Tống nhận xét rằng, ĐCSTQ đã phát triển cái gọi là ngành công nghiệp ghép tạng rất nhanh, điều này mang lại lợi nhuận khổng lồ. Theo một cuộc điều tra độc lập quốc tế, nguồn hiến tạng chính là các học viên Pháp Luân Công. 

Ông Tống nói: “Đây không chỉ là cuộc đàn áp, nó đã đạt đến mức độ diệt chủng khiến cả Thần và con người đều phẫn nộ, và Thần Phật đã không thể dung thứ được điều đó”.

Ông Tống nhận định, Dự luật có khả năng cao sẽ được Thượng viện thông qua và có hiệu lực nếu chính phủ Mỹ ban hành theo quy định của pháp luật.

Theo ông Tống, nếu Washington công bố danh sách những kẻ chịu trách nhiệm và những kẻ sát nhân đã tham gia và hậu thuẫn nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ người còn sống thì điều đó sẽ tương đương với việc “phơi thẳng xú uế lịch sử của ĐCSTQ ra ánh nắng mặt trời”. 

Đem thứ xú uếi đó phơi trực tiếp dưới nắng, ít nhất cũng có thể tẩy đi xú uế của lịch sử, đồng thời cho người dân Trung Quốc một lời cảnh báo lớn về chế độ đang cai trị họ.

Chuyên gia Tống cho hay: “Dự luật này ít nhất sẽ có tác động đáng báo động đối với toàn thế giới. Bởi vì trước đây, một số người có thể không muốn tin vào những sự thật tàn khốc này vì tội ác thu hoạch nội tạng từ người còn đang sống quá tàn nhẫn”.

Nhà báo thâm niên Akio Yaita, Giám đốc chi nhánh Đài Bắc của tờ báo Nhật Bản Sankei Shimbun, đã phỏng vấn ở Trung Quốc trong nhiều năm. Ông nhận thấy rằng ĐCSTQ đã đàn áp nghiêm trọng nhân quyền trong quá khứ, chẳng hạn như thời Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa, v.v. 

Ngay cả sau khi cải cách kinh tế và mở cửa, nhiều cuộc đàn áp vẫn còn đó, trong đó có một số cuộc đàn áp lớn. Một là sự kiện ngày 4 tháng 6 năm 1989, một là cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ngoài ra còn có cuộc đàn áp Tây Tạng, Tân Cương và những người theo đạo Thiên Chúa. 

Trong số đó, cuộc đàn áp lớn nhất, nghiêm trọng nhất và kéo dài nhất là cuộc đàn áp Pháp Luân Công, bởi cuộc đàn áp này liên quan đến nhiều lĩnh vực và tàn ác về mọi mặt. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế vẫn phớt lờ điều này và chưa quan tâm đúng mức đến nó.

Theo nhà báo Yaita, ở Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, vấn đề cấy ghép nội tạng bất hợp pháp và mờ ám, vi phạm nhân quyền là cuộc đàn áp nhân quyền nghiêm trọng nhất của ĐCSTQ, và nó vẫn chưa nhận được đủ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Nhà báo kỳ cựu Akio Yaita giải thích rằng, việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công đã đồng thời đưa hai vấn đề ‘Pháp Luân Công’ và ‘thu hoạch nội tạng’ ra bàn luận. Đây là hai điểm yếu nhất của ĐCSTQ, đặc biệt là cuộc đàn áp Pháp Luân Công. 

Ông Yaita nói: “Phòng 610 của ĐCSTQ là một tổ chức toàn quốc đàn áp một cách có kế hoạch và có tổ chức đối với một nhóm cụ thể, đó là các học viên Pháp Luân Công. Đây là một phương pháp để đàn áp hiếm thấy trong lịch sử nhân loại, một cuộc đàn áp lan rộng đến tận cấp cơ sở. 

Tôi nghĩ rằng nếu Quốc hội Hoa Kỳ bắt đầu hành động về vấn đề này thì đó sẽ là một cú sốc rất lớn đối với ĐCSTQ.

Đó là Một khi vấn đề này lộ ra, tôi nghĩ vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc có thể trở thành một tình huống mới trong tương lai.

Điều đó có nghĩa là, cả thế giới đang quan ngại về cuộc đàn áp nhân quyền mà các học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu và vấn đề cấy ghép nội tạng bất hợp pháp. 

Có thể trong tương lai, mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề nhân quyền của Trung Quốc sẽ lên một tầm cao mới. Đó là một sự thay đổi rất, rất quan trọng”.

Nhà báo kỳ cựu Yaita tin rằng, một khi Dự luật được ký thành Luật, các đồng minh của Mỹ sẽ có thể làm theo, chẳng hạn như Nhật Bản, Vương quốc Anh, Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes) và các quốc gia khác. Chính sách đối ngoại tổng thể là đi theo nhịp điệu của Hoa Kỳ.

Luật bảo vệ của Hoa Kỳ không chỉ bảo vệ Pháp Luân Công; các quy định mới của ĐCSTQ cũng che đậy vụ bê bối mổ cướp nội tạng và nhiều trẻ em mất tích.

Dự luật không chỉ bảo vệ Pháp Luân Công

Ví dụ, dự luật đề cập rằng vào năm 2021, một tuyên bố chung của các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc đã bày tỏ sự bàng hoàng tột độ trước “các báo cáo cho rằng, ĐCSTQ đang thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Hồi giáo và Cơ đốc giáo đang bị cầm tù”.

Trên thực tế, có thông tin cho rằng nhóm nạn nhân còn bao gồm những người bất đồng chính kiến, và có thể còn mở rộng sang cả những người bình thường. 

Trong những năm qua, một số lượng lớn học sinh và thanh thiếu niên Trung Quốc đã biến mất. Ở Trung Quốc, các camera giám sát có ở khắp nơi nhưng không tìm thấy người mất tích, nhiều phụ huynh nghi ngờ có liên quan đến nạn mổ cướp và buôn bán nội tạng.

Kể từ ngày 1 tháng 5, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện phiên bản mới của “Quy định về hiến và cấy ghép nội tạng người”.

Chuyên gia Tống Quốc Thành đã quan sát những hiện tượng này. Ông mô tả các quy định mới của ĐCSTQ là “một quy định đáng xấu hổ” và là nỗ lực nhằm che đậy tội ác.

Tiếp theo là một thông tin khác khiến Bắc Kinh không vui:

Công dân Mỹ và Nhật Bản bị ám sát; đại sứ Mỹ chỉ trích Trung Quốc vi phạm lòng tin, làm gián đoạn trao đổi và kích động chống Mỹ

Hồi tháng 6, công dân Mỹ, Nhật Bản bị đâm ở Trung Quốc khiến cả thế giới chấn động. 

Tạp chí Phố Wall đã đăng một cuộc phỏng vấn độc quyền vào ngày 25/6. Ông Nicholas Burns, đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, đã có động thái hiếm, khi chỉ trích gay gắt ĐCSTQ vì ‘nói một đằng làm một nẻo’, và vi phạm nghiêm trọng lòng tin của mọi người.

Một mặt, Bắc Kinh nói rằng họ ủng hộ trao đổi giữa hai nước, nhưng mặt khác, họ có những hành động tích cực và cực đoan nhằm kích động chủ nghĩa chống Mỹ, phá hoại và cản trở trao đổi, vu khống, xuyên tạc chính sách và lịch sử Hoa Kỳ, phá hoại các hoạt động ngoại giao thông thường của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.

Quan sát vụ việc 1 người Trung Quốc đâm 2 người Nhật Bản bị thương và 1 phụ nữ Trung Quốc tử vong ở Tô Châu mới xảy ra, nhà báo kỳ cựu Akio Yaita đã giải thích phản ứng của quan chức Trung Quốc và truyền thông chính thức của ĐCSTQ trong quá trình này.

Theo ông Yaita, bối cảnh của vụ việc cũng phản ánh tuyên truyền bài ngoại lâu dài của ĐCSTQ và cũng hiểu được lời chỉ trích gay gắt của đại sứ Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh.

Những luật xấu của ĐCSTQ đã nhiều lần đe dọa tính mạng của người dân, lần này là của người dân nước khác:

Chính phủ Đài Loan đã đưa ra cảnh báo cấp độ ba, kêu gọi người dân tránh đi đến Trung Quốc, Hồng Kông và Macao

Người Đài Loan ở Trung Quốc thường xuyên bị chính quyền Trung Quốc thẩm vấn, và giam giữ trái phép. Chính phủ Đài Loan tuyên bố vào ngày 27/6 rằng, họ sẽ nâng mức cảnh báo lên cấp độ 3 đối về việc đi đến Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao. 

Đài Bắc khuyên người dân Đài Loan tránh đi đến Trung Quốc nếu không thực sự cần thiết. Cùng ngày, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc cũng đưa ra cảnh báo.

Bắt đầu từ ngày 1/7, chính quyền Trung Quốc đã mở rộng quyền lực của nhân viên an ninh để kiểm tra điện thoại di động, máy tính xách tay và các thiết bị khác của hành khách đến nước này, đồng thời thẩm vấn mật khẩu tài khoản email, hồ sơ liên lạc và thông tin cá nhân khác của họ.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã gia tăng đáng kể các hạn chế xuất cảnh. Những người vào được Trung Quốc có thể không ra được. 

Ngoài việc áp đặt “Luật An ninh Quốc gia” lên Hồng Kông, Bắc Kinh còn thực thi một số luật nhân danh cái gọi là “an ninh quốc gia”, chẳng hạn như “Luật phản gián”, “Luật quan hệ đối ngoại”, “Luật giáo dục yêu nước” và “Luật bảo vệ bí mật nhà nước”. 

Vào ngày 21 tháng 6, các cơ quan an ninh quốc gia, chính trị và pháp lý Trung Quốc đã ban hành cái gọi là “Ý kiến về việc dùng luật để trừng phạt những phần tử ngoan cố đòi độc lập cho Đài Loan, phạm tội kích động chia rẽ đất nước”, gọi tắt là “22 ý kiến ​​​​về việc trừng phạt ly khai” .

Chuyên gia Tống Quốc Thành phân tích rằng, ĐCSTQ sẽ sử dụng các luật sai trái bất hợp pháp, phản động và bắt nạt để tạo ra tâm lý sợ hãi thông qua “khủng bố hợp pháp cấp nhà nước”. Ông khuyên mọi người nên “tránh xa nguy hiểm”.

Và những vấn đề trong nội bộ quân đội Trung Quốc vẫn là chủ đề đáng chú ý

Hai cựu bộ trưởng quốc phòng biến mất và bị cách chức. Nội chiến của ĐCSTQ đã lộ diện? 

Liệu một cuộc tranh giành quyền lực có sắp xảy ra? 

Vào ngày 27/6, Bộ Chính trị Trung Quốc thông báo rằng, Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ sẽ được tổ chức vào ngày 15/7. 

Cùng ngày, hai cựu bộ trưởng quốc phòng đã lâu không xuất hiện trước công chúng, là ông Lý Thượng Phúc và ông Ngụy Phượng Hòa, hai “con hổ quân đội”, bị buộc tội tham nhũng và “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị”, bị mất tư cách đảng viên, bị tước quân hàm và bị chuyển đến Viện kiểm sát quân sự để xem xét, truy tố theo quy định của pháp luật. 

Cả ông Lý và ông Ngụy trước đây đều được đích thân Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình thăng chức. Một số nhà quan sát tin rằng lời lẽ của các phương tiện truyền thông chính thống còn gay gắt hơn so với vụ việc các cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng đã bị cách chức trước đây.

Diêu Thành (Yao Cheng), cựu trung tá, cựu tham mưu trong Hải quân Trung Quốc, quan sát thấy những manh mối do chính quyền công bố chỉ ra ông Trương Hựu Hiệp ( Zhang Youxia), một quan chức cấp cao hơn và là Phó Chủ tịch Quân ủy thứ nhất cũng có thể đang gặp nguy hiểm. Cuộc thanh trừng vẫn chưa kết thúc và mọi người đều gặp nguy hiểm.

Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ước tính có hơn 170 tướng lĩnh cấp cao bị truy tố trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào năm 2022.

Ông Tập đã tổ chức một cuộc họp chính trị toàn quân ở Diên An vào ngày 17/6. Nhà báo kỳ cựu Akio Yaita đặt câu hỏi là, sự việc này sẽ mang tới điều gì? Liệu đây có phải là khởi đầu mới cho cuộc tranh giành quyền lực của ĐCSTQ leo thang thành nội chiến? Ngoài ra, vẫn chưa có tin tức gì về cựu Bộ trưởng ngoại giao Trung quốc Tần Cương. Vấn đề này phải giải thích như thế nào?.