Trung Hoa còn gọi là Thần Châu, văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng gọi là văn hóa Thần truyền. Đây là nơi Thần linh đã đặt định ra văn hóa năm ngàn năm cho nhân loại, từ thời cổ đại các sự tích đã vô cùng phong phú và thú vị. Trong bài này xin dẫn ra 10 câu chuyện:

1. Tại sao gọi người khởi đầu là “thủy tổ” (tị tổ -鼻祖)?

Mọi người khi nói vào mình thường chỉ vào cái mũi của mình, vì chữ “tự” (自) cũng lại có ý là “tôi” (自己), là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. Sau này chữ “tự” ngày càng phổ biến, dẫn đến ngày càng bất tiện trong phản ánh nghĩa gốc là “cái mũi”.

Vì thế người ta bổ xung thêm một chữ tượng thanh: dưới chữ “tự” (自) thêm thanh phù “tỉ” (畀), hình thành một chữ mới là “tị” (lỗ mũi – 鼻), từ đó “tự” (自) và “tị” (鼻) mới có sự phân biệt. Vì nghĩa mở rộng của “tự” cũng có ý nghĩa là “tùng” (从), suy ra là “khởi đầu” (开始). Vì thế “tị” cũng theo cách diễn nghĩa đó, có ý là “khởi đầu”.

Trong “Hán chế khảo – Thuyết văn” có cách nói: “Nay lấy đứa con đầu lòng làm cái mũi” (kim dĩ sử sinh tử vi tỉ tử -今以始生子为鼻子), ý dùng ở đây là “ban đầu”. Vì thế gọi tổ tiên sớm nhất, người khởi đầu là “thủy tổ” (tị tổ -鼻祖).

p5743541a421439116

2. Người Trung Hoa cổ đại lấy lửa bằng que diêm?

Người xưa dùng thứ gì để nhóm lửa? Năm 1986, trong cuốn sách tựa đề “Những phát minh của người Trung Quốc”, ký giả Robert K. G. Temple cho rằng diêm quẹt do người Trung Quốc phát minh năm 557. Nhưng người xưa gọi đó là nô dẫn lửa (引火奴), trên thực tế không thể xem đó là diêm quẹt. Theo “Thanh dị lục” (清异录) của Đào Cốc (陶谷) (903-970) thời sơ Đường ghi lại, nô dẫn lửa dùng gỗ xam nhúng lưu huỳnh làm thành, gặp lửa tức cháy, là vật liệu tuyệt vời để nhóm lửa.

Thứ người Trung Hoa cổ đại dùng để tạo ra lửa gồm có dao đánh lửa, đá và ngòi lửa. Khi sử dụng, trước tiên mở túi dao đánh lửa lấy ra hòn đá và miếng ngòi lửa. Tay trái cầm đá lửa và kẹp ngòi lửa giữa ngón tay và đá đánh lửa, tay phải cầm túi dao đánh lửa. Dùng lưỡi dao quẹt mạnh vào hòn đá. Cứ thế sau thời gian quẹt hòn đá liên tục, tia lửa sẽ bén vào ngòi. Khi ngòi bốc khói thì dùng miệng thổi và lấy giấy, hoặc mồi để châm.

Ngoài ra, người xưa cũng có cách lấy lửa khác. Như trong sách “Hàn Phi Tử” (韩非子) có nhắc đến truyền thuyết về Toại Nhân (燧人) dùng dùi khoan gỗ để lấy lửa.

20100703230003301

3. Có ai là Trương quan và Lý đới không?

Thành ngữ “Trương quan Lý đới” (张冠李戴) có lẽ nhiều người biết. Ý ở đây là cái mũ của họ Trương lại đội vào cái đầu của họ Lý, ví với nhận diện sai đối tượng, làm sai sự thực. Thành ngữ này có điển tích cụ thể như đa số các thành ngữ không? Có nhân vật lịch sử cụ thể là Trương và Lý không?

Thực ra, Trương quan Lý đới chỉ là cách nói chung chung, mơ hồ, không có câu chuyện người thực liên quan. Hoàn toàn khác với nhân vật cụ thể Trương và Lý trong câu tục ngữ “Trương Công uống rượu Lý công say”.

4. Tại sao gọi tăng nhân, đạo sĩ là “người cõi tiên” (方外人士)?

Tăng nhân, đạo sĩ theo đuổi cảnh giới “vượt ra ngoài tam giới, thoát khỏi cõi hồng trần” (khiêu xuất tam giới ngoại, bất tại hồng trần trung – 跳出三界外,不在红尘中), vì thế bị xem là người cõi tiên. “Cõi tiên” (方外) có ý nói là ngoài thế gian. “Phương” (方) cũng chính là “Đạo” (道). Nó cũng chỉ trật tự của thế tục và pháp luật của bang quốc [1]. Người đời sau dùng chữ “người cõi tiên” để chỉ người không màng chuyện đời sống thế tục.

120510kptruonggiagioi03_71d0a

5. Tại sao con rể làm quan lại gọi là “rể kim quy” (Kim quy tế – 金龟婿)?

Liên quan đến kim ấn “Quảng lăng ngọc tỷ” của Lưu Tỉnh, con thứ chín Quang Võ Đế nhà Đông Hán, nhà thơ đời Đường là Lý Thương Ẩn (khoảng 812 – 858) có kể câu chuyện về cô con gái nhà quý tộc suốt năm tháng oán hận người chồng làm quan cao chức trọng, vì bận rộn việc triều chính mà để lỡ những đêm xuân đáng ngàn vàng. Đây là nguồn gốc sớm nhất của “rể kim quy”.

Người xưa xem con rùa là biểu tượng của may mắn, trường thọ, vì thế nó được dùng rộng rãi trong cơ cấu tổ chức quan quyền. Vào thời chiến quốc, lá cờ của tướng lĩnh dùng hình con rùa để trang điểm, đời Hán quy định núm tay cầm ấn vàng của Đại Tướng quân hình con rùa. Còn cách gọi “rể kim quy” có liên quan đến đồ trang sức đeo bên mình của quan viên đời Đường.

Theo sử sách ghi lại, năm đầu Võ Hậu Thiên (690), Ngư phù trên áo các quan viên đổi thành Quy phù, túi cá được thay bằng túi rùa. Quy định quan Tam phẩm trở lên mang túi rùa trang sức bằng vàng, Tứ phẩm bằng bạc, Ngũ phẩm bằng đồng. Từ đó cho thấy, kim quy là chỉ Quy phù bằng vàng, cũng chỉ túi rùa dùng vàng để trang sức, còn người đeo nó phải thuộc hoàng thân hoặc quan viên Tam phẩm trở lên. Vì thế, người ta gọi “rể kim quy” để chỉ con rể có thân phận địa vị cao quý.

Càng về sau, nội hàm chữ “quý” (贵 – cao quý) trong “rể kim quy” ngày càng giảm dần, thay vào đó là chữ “phú” (富 – giàu có) tăng dần.

201207191437291175020

6. Có phải hòa thượng đi khất thực là vì chùa thiếu lương thực?

Các hòa thượng thời cổ đại thường xuyên cầm theo cái chén đi hóa duyên cầu thực. Hóa duyên vốn chỉ việc đi giáo hóa chúng sinh của Đức Phật, Cao tăng… nơi thế gian. Vì họ có nhân duyên giáo hóa chúng sinh nên đến thế gian, hết nhân duyên sẽ ra đi. Sau này người ta cũng gọi các thầy tu đi khất thực là “hóa duyên”.

su9_4627792917. Tại sao người xưa gọi con gái là “khuê nữ hoa vàng” (hoàng hoa các nữ -黄花闺女)?

Thời xưa, con gái chưa kết hôn khi trang điểm thường bôi “phấn hoa vàng” lên mặt. Người ta gom nhụy hoa lại rồi chế thành loại bột hoa có màu vàng. Lại dùng miếng giấy mỏng, cánh hoa khô, cánh ve, vẩy cá, cánh chuồn chuồn… để tạo thành các hình dạng như hoa, chim, cá, sau đó bôi đầy phấn hoa vàng vào và đính lên trán, lúm đồng tiền, khóe miệng, tóc mai…

Có khi lại dùng phấn vẽ trực tiếp lên trán, hai má thành các loại hoa văn. Trang điểm “đính hoa vàng” là phổ biến ở các thiếu nữ. Theo phong tục, sau khi xuất giá phải thay đổi cách trang điểm. Vì thế, dân gian có câu: “Kim triều bạch diện hoàng hoa tỷ/ Minh nhật hồng nhan lục mấn thê (Tạm dịch: Nàng nay má phấn hoa vàng/ Mai này xuất giá tóc xanh má hồng).

Qua thời gian, hai chữ “hoàng hoa” đảo lộn dùng ở trước chữ “khuê nữ”. Vì thế tạo thành cụm từ “hoàng hoa khuê nữ” (khuê nữ hoa vàng), cách dùng này ngày càng thịnh hành trong dân gian, trở thành đại danh từ chỉ thiếu nữ chưa kết hôn.

Thế nhưng, “hoa vàng” cũng lại chỉ hoa cúc. Vì hoa cúc có sức chịu sương giá nên người ta dùng để ví với người có tiết tháo. Vì thế, “khuê nữ hoa vàng” (hoàng hoa khuê nữ) cũng là để ví với thiếu nữ còn trong trắng.

P_5844927_0__1593357453

8. Tại sao gọi kẻ a dua nịnh hót là “vỗ mông ngựa”?

Trong cuộc sống, người ta thường gọi những kẻ hay nịnh hót cung phục là “vỗ mông ngựa”. Nguồn gốc của từ này có mấy thuyết thú vị, tất cả đều liên quan đến phong tục của người Mông Cổ.

Một là người Mông Cổ có thói quen khi hai người dắt ngựa gặp nhau, người này vỗ nhẹ vào mông con ngựa cửa người kia một cái để tỏ ý kính trọng.

Hai là khi người Mông Cổ muốn cưỡi ngựa nhưng gặp những con ngựa hung hãn khó phục tùng thì vỗ vỗ vào mông nó, như thế sẽ khiến con ngựa dễ chịu và người cưỡi ngựa nhân cơ hội đó nhảy lên lưng ngựa.

Ba là người Mông Cổ rất yêu quý ngựa. Nếu ngựa béo tốt, hai bắp đùi cũng to khỏe vạm vỡ, khi gặp con ngựa như thế người Mông Cổ thích vỗ vào mông nó để tỏ ý tán thưởng. Về sau, thói tục này biến thành cách bợ đỡ của những người hay xu nịnh người có quyền thế. Những người này khi thấy người có quyền thế thúc ngựa đến là lập tức chạy đến vỗ vỗ xoa xoa vào đít con ngựa tỏ vẻ cung phụng, bất kể con ngựa xấu tốt thế nào không cần biết.

Vì thế sau này người ta dùng cách nói “vỗ mông ngựa” để ví kẻ hay a dua nịnh hót.

5f4145989c4ff04f1a903ce5dcba821f

9. Tại sao có phong tục tảo mộ trong tiết thanh minh?

Thanh minh là tên tiết khí, vào đời nhà Hán đã xuất hiện đầy đủ 24 tiết khí, thời kỳ cụ thể là sau ngày đông chí 105 ngày. Theo cách nói của người xưa, ý nghĩa của thanh minh là “thanh sạch sáng sủa” (thanh tranh minh khiết -清净明洁). Vì thanh minh vốn là tiết khí, cho nên trong phong tục Thanh minh có hoạt động liên quan đến mùa vụ. Người xưa cho rằng Thanh minh là ngày lành tháng tốt (vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ xanh tốt trùm lên mộ – ND)

Do tiết Thanh minh vừa sau tết Hàn thực nên ý nghĩa quan trọng nhất của tiết Thanh minh ở ngày nhóm lửa lại. Vậy là Thanh minh từ là tên của tiết khí biến thành ngày lễ quan trọng. [2]

thanh-minh

10. Tại sao ví kẻ cùng cực xấu xa là “đủ cả ngũ độc”?

“Ngũ độc” là gì? Đó là năm loại độc tính mạnh nhất trong quan niệm của người xưa, thường chỉ rắn, bọ cạp, rết, cóc và thạch sùng, cũng có quan điểm xếp nhện và ong thuộc vào loại ngũ độc.

Năm loại độc này có liên quan đến tiết Đoan ngọ. Nguyên nhân là tới tháng 5 khí hậu nóng, trùng độc xuất hiện, bệnh dịch dễ phát triển, vì thế dân gian cho đây là “tháng hung”, có câu: “tiết Đoan ngọ, khí trời nóng, ngũ độc tỉnh, bất an ninh”.

Vì thế, ngoài việc làm lễ kỷ niệm và cúng tế thì việc giải trừ độc hại cũng là nội dung quan trọng cần làm trong tiết Đoan ngọ. Người ta dùng giấy đỏ cắt thành hình những con trong “ngũ độc”, gồm: rắn, bò cạp, thạch sùng, rết, cóc… sau đó dán lên tường, giường tủ, trên cửa sổ, gọi là “cắt ngũ độc” với mục đích xua đuổi độc hại ra khỏi nhà.

Theo NTDTV

Đoàn Thanh biên dịch

[1] Bang quốc phân biệt với Vương quốc và Đế quốc. Giới nghiên cứu phân chia đây là ba giai đoạn trong phát triển xã hội Trung Quốc cổ đại.

[2] Có lẽ truyền thống người Việt là dung hòa giữa tiết Thanh minh và tết Hàn thực. Phong tục chung là cấm lửa và ăn đồ nguội (không có tục nhóm lửa lại). Hoạt động chính là tảo mộ của tiết Thanh minh.