Toàn cảnh thế giới năm 2019 có nhiều biến động lớn, đặc biệt căng thẳng là thương chiến Mỹ – Trung và biểu tình ở Hồng Kông. Nhưng điều thực sự khiến Bắc Kinh lo lắng hơn cả lại chính là 5 dự ngôn liên quan đến ông Tập Cận Bình.
Dự ngôn thứ nhất: Xung đột quân sự sẽ nổ ra trong vòng 5 năm
Năm 2018, Thời báo Tài Chính đăng tải bài báo với tựa đề: “Trung Quốc tìm cách dùng đặc phái viên để quản lý quan hệ Trung – Mỹ”. Bài viết cho rằng, ông Tập Cận Bình đồng ý hủy bỏ hạn chế về nhiệm kỳ của vị trí chủ tịch nước, bởi ông dự đoán trong vòng 5 năm tới các vùng biên giới có thể bùng phát xung đột quân sự.
Bài viết dẫn lời từ “người kiến nghị chính sách” của Bắc Kinh: “Tập Cận Bình tán thành việc hủy bỏ hạn chế về nhiệm kỳ chủ tịch nước, bởi vì ông dự đoán 5 năm tới tình trạng căng thẳng chính trị ở các khu vực dọc biên giới Trung Quốc có thể dẫn tới bùng phát xung đột quân sự. Ông không thể làm giống như Vladimir Putin, để người đại diện đảm nhiệm chức nguyên thủ quốc gia”.
Hiện nay, Hồng Kông đang ở vào tình thế vô cùng nguy hiểm, đặc biệt sau ngày quốc khánh Trung Quốc thì tình hình lại càng thêm căng thẳng. Trong lễ duyệt binh ĐCSTQ đã trình diện tên lửa siêu vượt âm Đông Phong 17 (DF-17), thứ vũ khí trực tiếp nhắm vào nước Mỹ, khiến nhiều người cảm thấy khả năng chiến tranh rất có thể sẽ nổ ra.
Dự ngôn thứ hai: Chấp nhận sự thật vong đảng và hủy hoại đất nước
Sau khi nhậm chức, ông Tập đã nhiều lần đề cập đến nguy cơ mất đảng. Tháng 6/2015, Bộ Chính trị ĐCSTQ tổ chức hội nghị sinh hoạt mở rộng lần thứ nhất, lúc ấy ông Tập Cận Bình đã bày tỏ rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với thoái hóa, biến chất, dẫn đến nguy cơ vong đảng, mất nước, và rằng mọi người phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận sự thực này.
Tạp chí chính luận “Tranh Minh” của Hồng Kông từng tiết lộ: Trong kỳ họp của Ủy ban Thường vụ 52 thuộc Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương, ông Vương Kỳ Sơn từng công khai thừa nhận hệ thống của ĐCSTQ đang trên bờ vực sụp đổ.
Theo ông Vương thì tình trạng tham nhũng, sa đọa, hủ bại ở bên trong đảng, về quy mô và mức độ đã đạt đến độ nghiêm trọng của sự suy thoái và sụp đổ. Ông nói: “Đây không phải là thừa nhận hay không thừa nhận, tiếp thu hay không tiếp thu sự thực nghiêm trọng này”, mà “vấn đề lớn xuất hiện ở đây chính là từ thể chế, cơ chế”.
Dự ngôn thứ ba: Tất cả quan chức không có ai chạy thoát
Tháng 6/2019, ông Tập Cận Bình xuất hiện ở Đại hội khen ngợi Nhân viên công vụ ĐCSTQ tổ chức ở Bắc Kinh. Theo đó, đây là lần đầu tiên vị lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ xuất hiện ở đại hội loại này, các hội nghị trước đây đều là do thủ tướng quốc vụ viện của ĐCSTQ tham dự.
Tính đến nay chính quyền Trung Quốc đã thành lập được 70 năm. Trong dân gian lưu truyền câu nói “Phùng cửu tất loạn” (gặp 9 tất loạn) và “Thất thập đại hạn” (đại nạn 70). Cộng thêm cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và dân oan nổi dậy ở trong nước, Trung Quốc đang loạn trong giặc ngoài, quan trường tràn ngập bầu không khí tận thế, hoàn cảnh ảm đạm trước nay chưa từng có. Lần này ông Tập đích thân đến khen ngợi quan viên, có thể hiểu là để trấn an tinh thần.
Trong hội nghị Bộ Chính trị ĐCSTQ vào tháng 2 năm 2019, ông Tập Cận Bình lại cảnh cáo: Trung Quốc đang gặp phải “nguy hiểm to lớn”, nếu như nguy cơ tăng lên đến mức uy hiếp thực sự thì tất cả quan chức không ai có thể chạy thoát.
Dự ngôn thứ tư: ‘Quân chủ’ cuối cùng của ĐCSTQ
Vào Đại hội toàn quốc lần thứ 18 tổ chức từ ngày 8 đến ngày 14/11/2012, Tập Cận Bình chính thức trở thành người đứng đầu ĐCSTQ. Ngày 6/11, kênh tin tức của Đức là DPA có bài viết: “Tập Cận Bình trở thành quân chủ cuối cùng”, trong đó có đoạn: “ĐCSTQ tổ chức một đại hội đảng then chốt và tiến hành chuyển đổi lãnh đạo lần thứ nhất trong vòng 10 năm, giờ đang phải đối mặt với một vấn đề rất lớn là liệu có thể nắm quyền được 10 năm nữa hay không”.
Bài viết nhấn mạnh: Tại đại hội toàn quốc lần thứ 18, tầng lớp trung lưu ngày càng đông của đất nước này đang hy vọng sự thống trị của ĐCSTQ sẽ kết thúc trong nhiệm kỳ 10 năm của Tập Cận Bình.
DPA dự đoán có hai khả năng khiến ông Tập là “quân chủ cuối cùng”: Một là ông Tập chủ động hủy bỏ đảng, trước mắt thì cơ hội này là rất nhỏ. Thứ hai là tình thế chuyển biến đột ngột làm cho ĐCSTQ bị diệt vong, như vậy ông Tập tự nhiên trở thành người lãnh đạo cuối cùng của đảng.
Ngày 13/3/2016, trên Tân Hoa Xã xuất hiện một bài viết kỳ lạ: “Lãnh đạo cuối cùng của Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình”, sau đó sửa thành “Người lãnh đạo tối cao của Trung Quốc Tập Cận Bình”. Đây có phải chỉ là chuyện đùa? Có thể câu tiên tri này sẽ được xác minh vào tương lai.
Cho đến năm 2019, càng ngày càng có nhiều người thất vọng về Tập Cận Bình, tình trạng cô độc của vị lãnh đạo cuối cùng của đảng ngày càng rõ ràng, bên cạnh không có lấy một người chân thành, xung quanh toàn là yêu ma quỷ quái.
Dự ngôn thứ năm: Tiên tri “Thiết bản đồ”
Có một dự ngôn khác tên gọi “Thiết bản đồ”. Tại sao lại gọi là “Thiết bản đồ”? Bởi vì mỗi một dự ngôn trong bức hình đều là thế cục đã định hệt như cái đinh đã được đóng chết trên tấm sắt không cách nào thay đổi được.
Như tấm hình ở trên thì có thể thấy: Trên bầu trời ở giữa hai ngọn núi cao, trước sau có 4 con chim màu đen đã bay qua được, và có một con chim màu trắng bị đụng chết ở giữa sườn của ngọn núi bên phải, máu phun ra, còn tấm thân thì đang rơi xuống vách núi. Bên dưới tấm hình có dòng chữ: “Con chim với bộ lông màu trắng bị đụng chết ở bên ngọn núi này”.
Có người giải bức tranh này đã nói rằng: “Ở đây đã nói rõ hai điều: Một là, ĐCSTQ sẽ bị diệt vong trong tay một người đứng đầu được ví là ‘con chim với bộ lông màu trắng’. Hai là, người đứng đầu này cuối cùng sẽ trở thành vật bồi táng của ĐCSTQ. Chữ ‘Vũ – 羽’ (bộ lông) bên trên chữ ‘Bạch – 白’ (màu trắng), đó không phải là ‘Tập – 習’ hay sao?”.
Như ĐCSTQ thường nói, Tập Cận Bình là người kế tục đời thứ 5 (4 con chim đen và 1 con chim trắng). Trước mắt khí số của ĐCSTQ sắp hết, sau ông Tập Cận Bình thì thật khó mà tìm ra vị lãnh đạo đời thứ 6 được nữa.
Kiên Định
Theo secretchina
Video: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình