Nếu coi đời người là một bàn cờ, thì kết cục của đời người được quyết định bởi bố cục của bàn cờ này. Chìa khóa để chiến thằng bàn cờ đời người này nằm ở việc nắm bắt những quân cờ. Một người có trình độ cao, càng dễ nắm bắt những quân cờ của đời người. Họ có những mưu cầu lớn, ước muốn lớn, sự kiên nhẫn lớn, lòng khoan dung lớn, tầm nhìn lớn và khả năng chịu đựng tuyệt vời, có thể gọi là lòng dạ rộng lớn.
Đối với những người có trình độ cảm xúc cao, nghèo đói, khó khăn, trách móc, gièm pha, châm chọc….tất cả mọi áp lực đều là động lực cho sự tiến bộ. Trình độ của một người không liên quan gì đến trình độ học vấn, sự giàu có, tầng lớp xã hội… mà liên quan đến cảnh giới tâm tính và nhân cách của bản thân. Và thường thì họ đều có chung những phẩm chất sau đây:
Giúp đỡ lẫn nhau đạt được thành tích
Mặc Tử nói: “Kiêm tương ái, giao tương lợi”, nghĩa là yêu người như yêu mình, làm lợi lẫn nhau. Mặc Tử cho rằng, yêu người khác, người khác nhất định sẽ yêu lại mình, làm lợi cho người khác, người khác nhất định sẽ làm lợi lại cho mình. Nếu ghét người khác, người khác nhất định sẽ ghét mình, làm hại người khác, người khác nhất định sẽ làm hại mình. Do đó, người trong thiên hạ tương thân tương ái lẫn nhau, có thể làm lợi cho nhau thì lợi ích của mỗi người có thể có được đầy đủ.
Chỉ những người có trình độ thấp mới chỉ để ý đến những lợi ích trước mắt, luôn so đo, tính toán những gì mà bản thân phải bỏ ra, đường càng đi càng hẹp.
Giúp người khác có được thành tích, là một trạng thái tâm lý, một cảnh giới và cũng là nhân cách. Trong cuộc sống của chúng ta, ngoài “thắng người khác”, “đàn áp người khác”, “vượt qua người khác”, vẫn còn “giúp người đạt được thành tựu”.
Trên đời này không có ai là hoàn hảo, giúp đỡ lẫn nhau đạt được thành tích mới có thể cùng thấy được biển rộng, trời cao.
Kiểm soát cảm xúc
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng: Cảm xúc của con người là do hệ viền của đại não phụ trách, hệ viền tạo ra những cảm xúc như sợ hãi và tức giận, mà vỏ não thì sau 6 giây mới có thể bắt đầu xử lý khống chế cảm xúc, toàn bộ quá trình xử lý cảm xúc cần một phút.
Chúng ta cần một quá trình phức tạp như vậy để khống chế cảm xúc của mình, trong khi nó có thể dẫn dắt làm ta mất lý trí và hành xử thiếu cân nhắc. Nhiều khi chuyện nhỏ thành lớn, chuyện đang sắp thành lại chuyển bại, hoặc bước ngoặt của một mối quan hệ, của một đời người lại chỉ phụ thuộc vào vài giây xử lý cảm xúc đó. Nên nếu có thể tập luyện cho tâm thái luôn có khoảng dừng đủ để xử lý các loại cảm xúc, thì có thể kiểm soát được đời người.
Đọc nhiều sách
Có câu nói vui rằng, một người muốn trở thành một người như thế nào trong tương lai, thì trong não của người đó cũng chứa đựng những thứ như thế.
Liên quan đến chuyện này có người đã từng thỉnh giáo nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Dương Giáng, bà liền trả lời một câu như sau: “Vấn đề của bạn là đọc sách quá ít mà suy nghĩ quá nhiều”.
Một người thích đọc sách là một người có khí chất không giống người bình thường, Hoàng Sơn Cốc từng nói: “Người không đọc sách, quy tắc trần tục, sống chỉ có thời kỳ, nhìn vào gương vẻ mặt đáng ghét, đối với người, lời nói nhạt nhẽo”.
Lương Thực Thu cũng từng nói: “Trên đời này chỉ có hai loại người, đọc sách và không đọc sách”.
Hào phóng và khoan dung
Ngụ ngôn Aesop từng kể, khi Zeus tạo ra sự sống, ông đã cố tình đặt trên người mỗi người hai cái túi, một cái túi trước ngực để đựng những khuyết điểm của người khác, và cái túi sau lưng đựng khuyết điểm của bản thân mình.
Người có trình độ thấp chỉ nhìn thấy những thứ trong chiếc túi trước ngực, người có trình độ cao thì nhìn thấy cả những thứ trong chiếc túi sau lưng. Người chỉ nhìn thấy khuyết điểm của người khác, thường vô cùng khắc nghiệt, những người có thể nhìn thấy được khuyết điểm của mình mới có thể khoan dung với đời, với người.
Trên một chuyến xe lửa, có một người đàn ông say rượu bí tỉ đến mức xung đột với những người khác, một bé gái thấy vậy liền hỏi mẹ mình: “Ông ấy có phải người xấu không ạ?”.
Người mẹ liền trả lời: “Không, ông ấy chỉ là không vui thôi”.
Những người có cảnh giới tâm tính cao, đối với thế giới thì nhìn xa, rộng hơn; đối với bản thân thì tự suy xét cũng sâu hơn. Vì vậy, họ chưa từng so đo với bất kỳ ai, hơn thế nữa là đối đãi bằng sự ấm áp khoan dung.
Điều nên quan tâm không phải là việc người khác ra sao mà là bản thân có trở nên giỏi giang hơn, độc lập hơn, tử tế hơn hay không.
Tự mình kiên trì
Một người tự mình kiên trì, không phải gặp đâu hay vậy, khi làm việc mới không phân tâm.
Mỗi người đều là độc nhất vô nhị, tài năng của mỗi người cũng là khác biệt, vị trí của mỗi người cũng đều là khác biệt. Không cần phải nóng vội so bì với người khác rồi tự mình gấp rút chạy theo tiêu chuẩn của họ.
Có chừng mực trong quan hệ xã hội
Có chừng mực, không phải xa lánh, cũng không phải kiêu ngạo, mà là đứng ở một góc độ đủ xa để hiểu rõ vị trí của mình, của người để ứng xử, thực hiện động thái phù hợp.
Hiểu người khác, không cần phải nói ra, nói ra đôi khi mất bạn bè. Quý người khác không cần phải khắc nghiệt, khắc nghiệt với họ quá họ từ rời xa ta. Tôn trọng người khác không cần mình phải cúi đầu, cúi đầu sẽ thành người thấp kém. Nhường nhịn người khác không cần phải lùi bước, lùi bước thì con đường của mình hẹp.
Ứng xử trong các mối quan hệ biểu thị trình độ cao thấp của người ta. Những người có trình độ thấp khiến người khác đôi khi khó chịu như mắc trong cổ họng, người có cảnh giới cao khiến người khác như ngấm gió xuân.
Trân trọng cuộc sống
Romano Roland có 1 câu nói rất nổi tiếng: “Chủ nghĩa anh hùng thực sự, đó là sau khi nhận ra chân tướng cuộc sống, vẫn yêu cuộc sống”.
Năm ngoái, một vụ tai nạn xe hơi đã xảy ra tại thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, người vợ lái xe vô tình va vào vòi cứu hỏa bên đường khiến xe lật, người bị thương.
Theo phỏng đoán của nhiều người, khi chuyện lớn như thế xảy ra, người chồng chắc chắn sẽ trách người vợ không biết lái xe, hai người chắc hẳn sẽ có cãi nhau đôi chút, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Sau khi xác nhận không ai gặp tổn thương nghiêm trọng, hai vợ chồng liền vui vẻ cùng nhau chụp một bức ảnh.
Người chồng nói: “Tất cả những chuyện trải qua cùng vợ, đều đáng để ghi nhớ”.
Không bao giờ qua loa
Từng đọc 1 câu chuyện nói về một một cửa hàng rất nhỏ, những người mở cửa hàng ở đây trước đây đều sập tiệm.
Một ngày nọ, có một cặp vợ chồng trẻ đến đó bán màn thầu, họ dán một mảnh giấy đỏ ở cửa viết tên món ăn mà cửa hàng bán, họ chỉ có 1 chiếc nồi hấp điện mỗi ngày cũng chỉ có thể hấp vài lượt màn thầu. Hàng xóm đều cảm thấy lo lắng cho họ, những ngày tháng tiếp theo làm sao mà sống?
Vài tháng sau, ngày càng nhiều đến cửa hàng nhà họ mua đồ ăn, tấm biển đỏ cũng viết thêm vài chữ, họ bán cả bánh bột mì, bánh đường ba góc và bánh xốp nữa.
Vài tháng sau họ lại viết thêm vài món ăn lên tấm biển đỏ, họ bán thêm xôi, nước tương tự chế, trứng vịt muối và dưa chua.
Lại qua vài tháng nữa, người chồng trẻ mua một chiếc xe đẩy ngày ngày lên vỉa hè bán hàng rong.
Mỗi góc độ của xã hội, bạn đều có thể nhìn thấy sự cam chịu, cũng có thể nhìn thấy sức sống của cuộc sống.
Cây non nếu vì sợ đau mà không chịu cắt tỉa thì không thể trở thành cây lớn. Trải qua sự bào mòn của biển lớn, đá cuội mới có thể trở nên nhẵn bóng lung linh. Người có trình độ cao sẽ có khí phách của biển nạp trăm sông, họ có tầm nhìn rộng lớn, làm việc gì cũng nghiêm túc cẩn trọng, cho dù đi trên sa mạc, họ cũng nhìn thấy hy vọng, tin tưởng rằng ốc đảo đang ở phía trước, để lại những dấu chân thẳng tắp trên cát trắng.
Ngọc Linh
Theo Soundofhope