Đại Kỷ Nguyên

8 quan niệm hoàn toàn thay đổi khi bạn đến Mỹ

Nước Mỹ trong mắt nhiều người là một đất nước hiện đại, xa hoa, cuộc sống gấp gáp vội vàng… Vậy liệu người Mỹ còn có thời gian và tình cảm dành cho gia đình và người thân?

Có lẽ mỗi khi nhắc tới Mỹ, chúng ta đều hình dung đây là một đất nước hiện đại hoá, cuộc sống tấp nập, gấp gáp, quán xá thâu đêm. Nhiều người cũng sẽ nghĩ, người dân nơi đây hẳn là sống bon chen, người tranh kẻ đoạt, tình người không còn, tình cảm gia đình không sâu nặng như người Á Đông, quan niệm nam nữ cởi mở và giải phóng, dục vọng nhiều, cuộc sống vật chất cao, tiền tài mới là trên hết…

Nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy! Khi đến Mỹ, sau khi tiếp xúc và cảm nhận được con người và bản sắc văn hoá của con người nơi đây, bạn sẽ phát hiện rằng những điều kể trên hoàn toàn trái ngược.

Sau khi tới Mỹ, chúng ta sẽ phát hiện rằng nhân sinh quan giữa người Á Đông chúng ta và người ở các nước phương Tây hoàn toàn bị đảo lộn.

Khi đến Mỹ, sau khi tiếp xúc và cảm nhận được con người và bản sắc văn hoá của con người nơi đây, bạn sẽ phát hiện rằng những điều kể trên hoàn toàn trái ngược. Ảnh dẫn theo crvegas.com

Và đặc biệt phải kế đến 8 quan niệm dưới đây.

1. Bất chấp sức khỏe không tốt vẫn lao đầu vào làm việc, đây được coi hành động vô trách nhiệm

Có lẽ trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp không ít những lời khen ngợi dành cho những người đang mang bệnh, sức khỏe có vấn đề nhưng vẫn bất chấp để đi làm. Nhưng tại Mỹ, bạn sẽ phát hiện rằng: Sinh mệnh là số một. Khi sức khoẻ của bạn không tốt thì phải nghỉ ngơi bồi dưỡng. Nếu một người đang mang bệnh mà đi làm, đối với người Mỹ thì đây là hành động biểu hiện sự vô trách nhiệm với chính bản thân mình. Và một con người mà không có trách nhiệm với chính bản thân mình thì làm sao có thể có trách nhiệm được với người khác đây?  

Hơn nữa, nếu không may bạn bị cảm cúm nhức đầu mà đến nơi làm việc, cũng sẽ có nguy cơ truyền nhiễm cho người khác. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cách ly ở nhà, khi bệnh tình khỏi rồi mới được phép ra nơi công cộng, đây mới chính là thể hiện của đạo đức, thể hiện trách nhiệm với xã hội.

2. Biệt thự là nơi ở thiết yếu của cuộc sống, không phải nơi chỉ dành cho người giàu

Tại Mỹ, nếu nói đến mua nhà thì có nghĩa là mua biệt thự Villa độc lập, đây cũng chính là nơi ở tối căn bản của người Mỹ, chứ không phải là những thứ chỉ dành cho người giàu có mới có thể mua. Còn một loại nữa chúng ta hay gọi là nhà chung cư, những nhà thuộc diện này thì lại càng rẻ nữa, chỉ tầm 30~50 nghìn USD, chưa đến 1 triệu đô là có thể sở hữu một biệt thự Villa có quyền sở hữu vĩnh cửu.

Biệt thự là nơi ở thiết yếu của cuộc sống, không phải nơi chỉ dành cho người giàu. Ảnh dẫn theo teamamador.ca

3. Chính phủ không có gì là ghê gớm

Ở Mỹ, bạn có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc với quan chức chính phủ. Giả sử nếu như bạn thích chụp tấm ảnh với họ làm kỷ niệm thì họ rất sẵn lòng, hơn nữa luôn có thái độ vui vẻ dễ gần, chụp ảnh xong họ còn cảm ơn bạn đã ủng hộ.

Người dân sống trong các khu vực nếu gặp khó khăn thì viết thư cho quan chức chính phủ, sau đó bạn nhất định sẽ nhận được hồi âm phúc đáp. Những vấn đề bạn gặp phải nếu như cán bộ nhân viên cấp dưới không xử lý được thì họ sẽ trình lên trên can thiệp xử lý.

4. Gia đình là số 1, không gì có thể thay thế. Dù là tiền bạc hay công việc, cũng chỉ là bổ trợ cho gia đình

Trong xã hội chúng ta, rất nhiều người vì kiếm tiền, vì công việc mà có thể bất chấp mọi thứ, đôi khi về nhà vẫn còn làm việc thâu đêm suốt sáng, có khi bỏ mặc gia đình sang một bên, có khi ngay cả vợ con đau ốm cũng không có thời gian chăm sóc.

Nhưng tại xã hội Mỹ, nếu bạn làm như vậy thì sẽ bị người khác coi thường. Tại các văn phòng, nơi làm việc ở Mỹ chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những tấm ảnh gia đình được bày trang trọng trên bàn làm việc của nhân viên. Những tấm ảnh tập thể chụp gia đình vui vẻ nô đùa bên nhau đã thể hiện quan niệm của người Mỹ về gia đình là như thế nào. Sau khi tan ca và những ngày nghỉ cuối tuần hay tất cả các ngày lễ, đều là khoảng thời gian dành cho gia đình và bạn bè, là thời gian được ở bên cạnh những người thân yêu.

Những tấm ảnh tập thể chụp gia đình vui vẻ bên nhau đã thể hiện quan niệm của người Mỹ về gia đình là như thế nào. Ảnh dẫn theo wikipedia.org

Có một câu chuyện thực tế như sau: Có một anh chàng Trung Quốc sống tại Mỹ, hàng ngày anh thường xuyên gặp một anh chàng người Mỹ làm công việc lao công trong toà nhà. Hàng ngày tuy công việc vất vả nhưng anh chàng người Mỹ kia luôn vui vẻ, vừa làm việc vừa ca hát. Một hôm người bạn Trung Quốc mới nói với anh chàng người Mỹ: “Tại sao anh không đến Trung Quốc, tôi có thể giới thiệu cho anh làm giáo viên tiếng Anh, công việc nhàn hạ lại thu nhập cao, cần gì ở đây làm việc vất vả như vậy”.

Anh chàng người Mỹ nghe xong đáp: “Tại sao tôi phải rời xa quê hương và xa gia đình của mình? Công việc này có gì không tốt chứ? Hàng ngày tôi đều có thể ở bên gia đình và người thân yêu của mình, tôi thấy như vậy thật ấm áp và hạnh phúc. Tôi thấy người Trung Quốc các bạn mới thật là tội nghiệp, vì kiếm tiền mà phải từ bỏ tất cả, từ bỏ quê hương, rời ra người thân, gia đình để đi đến một nơi xa xôi như thế này”.

5. Phú không đồng nghĩa với quý

Rất nhiều người trong chúng ta có quan niệm rằng, người quý tộc là phải ở biệt thự, đi siêu xe, đánh golf, cuộc sống hàng ngày xa hoa mỹ lệ, gia đình có kẻ hầu người hạ, đi về có kẻ đưa người đón. Trên thực tế, đây không phải là tinh thần của quý tộc mà là lối sống của những người trọc phú.

Tại xã hội Mỹ, nếu dùng bề ngoài để đánh giá một con người thì rất dễ phạm sai lầm. Người giàu không cần đánh bóng thương hiệu, không cần siêu xe, nhà lớn. Điều quan trọng là mỗi ngày họ giúp đỡ được bao nhiêu người gặp khó khăn hoạn nạn.

Còn người quý tộc thực sự, trẻ em trong trường học quý tộc phải ngủ bằng giường cứng, ăn uống bình thường, mỗi ngày còn phải trải qua rất nhiều huấn luyện gian khổ, thậm chí so với học sinh con em người dân bình thường còn khổ hơn. Trong quan niệm của chúng ta, thường thì phú đi đôi với quý, nghĩa là phú và quý là như nhau, nhưng trên thực tế tại Mỹ lại hoàn toàn khác biệt, phú là nói về vật chất, còn quý là về tinh thần.

Tại Mỹ người giàu không cần đánh bóng thương hiệu, không cần siêu xe, nhà lớn. Điều quan trọng là mỗi ngày họ giúp đỡ được bao nhiêu người gặp khó khăn hoạn nạn. Ảnh dẫn theo bambi-awards.com

6. Có tiền chưa chắc đã biết sống

Với quan niệm khác nhau, ở xã hội chúng ta đôi khi có nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn đề bảo dưỡng xe định kỳ cho mình, nhưng lại không muốn bỏ chút tiền ra để chăm sóc bản thân. Họ có quan niệm chỉ cần lái một chiếc xe sang còn hơn một cơ thể tốt. Đối với sức khỏe bản thân thì coi thường, nhưng lại sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền lớn để mua sắm những thứ đắt điền để thể hiện bản thân.

Ngược lại, với người Mỹ, họ càng giàu có càng có học thức thì lại càng chú trọng tới sức khỏe bản thân. Một người dẫu bận rộn như nguyên thủ quốc gia, họ vẫn dành thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân mình.

7. Học đại học là một cách giáo dưỡng con người, chứ không phải để có một công việc tốt

Tại xã hội Mỹ, bạn sẽ phát hiện, những người tri thức cao làm những công việc bình dân là chuyện rất đỗi bình thường. Đến Mỹ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những người Ấn Độ tốt nghiệp tiến sĩ làm nghề lái xe taxi, hay những chuyên gia âm nhạc người Đông Âu làm nghề xây dựng, hay như những nghiên cứu sinh tìm công việc giáo viên, cũng như những người tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng đi làm công việc bán hàng tại siêu thị, trạm soát vé…

Đến Mỹ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những người Ấn Độ tốt nghiệp tiến sĩ làm nghề lái xe taxi. Ảnh dẫn theo wikipedia.org

Ngược lại, chúng ta cũng có thể bắt gặp những người lao công trong trường Đại học Columbia đang cầm cuốn văn học cổ điển, hoặc những bác tài xế đam mê viết kịch kể về cuộc đời của mình qua những cuộc hành trình rong ruổi khắp nơi… Xã hội Mỹ là xã hội có tỷ lệ người tốt nghiệp đại học và trên đại học rất cao. Tuy nhiên, mục đích theo đuổi con đường học tập này chính là để tu dưỡng bản thân chứ không hẳn là vì muốn kiếm một chỗ đứng trong xã hội.

8. Đàn ông ly hôn cũng giống như cọng cỏ hoang

Trong xã hội Mỹ, đàn ông sau khi ly hôn thì bất cứ thứ gì cũng phải chia đôi cho vợ cũ. Nếu như người vợ sau khi ly hôn không có khả năng kiếm tiền thì buộc người chồng phải có nghĩa vụ cung cấp tài chính cho cô ấy, cho đến khi người vợ này lấy chồng hoặc chết đi.

Hơn nữa, tiền chu cấp cho con cái lại càng phải quan trọng hơn, không được phép thiếu, đa số các tiểu bang đều quy định đến hết năm con cái 18 tuổi, và đặc biệt tiền trợ cấp cho vợ con vẫn phải đóng thuế bình thường mà không có bất cứ ưu tiên nào. Sau khi ly hôn, giá trị của người đàn ông lập tức bị rớt xuống như một cọng cỏ bên đường.

Đối với người Mỹ, sau khi tan ca hay cuối tuần, họ chủ yếu là dành thời gian cho gia đình, cho người thân, điều mà rất nhiều người trong chúng ta chưa làm được.

Theo NTDTV
Minh Vũ biên dịch

Một câu nói ác ý có thể làm hao tổn phúc báo cả đời người

Exit mobile version