Đại Kỷ Nguyên

8 thành phố đẳng cấp thế giới nhìn từ quá khứ đến hiện tai (P.2): Mexico cổ xưa, London thơ mộng

Mỗi thành phố giống như một sinh mệnh, cũng mang trong mình những câu chuyện lịch sử về quá trình phát triển của riêng mình…

Trong các thành phố đẳng cấp trên thế giới hiện nay, một số thành phố đã trải qua một thời kỳ tồn tại và phát triển lâu dài, ví như Paris với gần hai thiên niên kỷ nhưng cũng có những thành phố vẫn đang ở giai đoạn vị thành niên, chưa thực sự trưởng thành.

Mới đây, tờ “Business Insider” của Mỹ đã đăng tải những bức ảnh về 8 thành phố cổ lớn trên thế giới. Thông qua những bức ảnh này, độc giả có thể có cái nhìn khái quát về cuộc sống của con người nơi đây trong quá khứ và hiện tại.

5. Istanbul

Istabul được biết đến với tên gọi đầu tiên là thành phố Byzantium, bắt nguồn từ tên của vị vua Byzas, người trị vì thuộc địa này khi nơi đây được thành lập vào khoảng năm 660 TCN. Sau khi Constantinus Đại đế đặt đế đô phương Đông của Đế quốc La Mã ở đây, thành phố được biết đến rộng rãi với tên gọi Constantinopolis.

Năm 1453 thành phố Constantinopolis bị chinh phục bởi người Ottoman. Sau khi chiếm được Costantinopolis và tuyên bố thành phố này là kinh đô mới của Đế quốc Ottoman, Sultan Mehmed II, “Nhà chinh phục” đã ngay lập tức tiến hành phục sinh thành phố. Từ đó, nơi đây được gọi với tên Istanbul.

Bản đồ thành phố Istanbul cổ (Wikimedia Conmmons)

Người Thổ Nhĩ Kỳ đã xây dựng rất nhiều nhà thờ hồi giáo lộng lẫy. Cung điện Topkapi là trung tâm của đạo Kito và nhanh chóng trở thành tượng trưng văn hóa của thành phố Istanbul.

Cung điện Topkapi Palace cổ của Istanbul (Ảnh: Wikimedia Commons)

Nằm gần eo biển Bosphorus, được xây dựng tại trung tâm thành phố Istanul từ năm 1466 đến 1478, cung điện Topkapi giống như một thành phố thu nhỏ, là nơi các nhà vua của đế chế Ottoman sinh sống suốt 400 năm.

Nơi đây là nhân chứng cho những vinh quang tột cùng cũng như những bi kịch đau lòng nhất, được ví như giấc mơ và nước mắt của đế quốc Ottoman (Ảnh: Pixabay)

Sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ vào năm 1924, Thổ Nhĩ Kỳ đã biến cung điện thành bảo tàng lưu giữ những di tích còn sót lại của một triều đại, và là bảo tàng đầu tiên của quốc gia này.

Cung điện là dấu tích của một triều đại lớn mạnh nhất thế giới và là quyền lực duy nhất của châu Âu thách thức mọi sự nổi dậy ở phương Tây vào thế kỷ 16, 17 (Ảnh: Pixabay)

Vào thế kỷ thứ 19, thành phố bắt đầu mở rộng về phía bắc. Trung tâm thương mại của Istanbul được xây dựng gần cầu Galata.

Trong năm thế kỷ qua, cây cầu đã được trùng tu lại 5 lần.

Vào cuối thế kỷ 19, cầu Galata trở thành trung tâm thương mại của Istabul (Ảnh: Wikimedia Commons)
Thành phố Istabul ngày nay (Ảnh: Moyan Brenn, Wikimedia Commons)

6. London

London buổi đầu là một khu dân cư lớn đầu tiên được thành lập bởi đế chế La Mã vào năm 43 và được gọi là  Londinium.

Cây cầu đầu tiên bắc qua sông Thames (Ảnh: Wikimedia Commons)

Đến thế kỷ thứ 11, London đã trở thành cảng lớn nhất của Anh.

London thế kỷ 11 đã trở thành cảng lớn nhất của Anh ( Ảnh: Wikimedia Commons)

Năm 1666, London xảy ra một trận hỏa hoạn lớn và mất 10 năm thành phố mới hoàn thành xong việc xây dựng tu sửa.

Trận hỏa hoạn ở London năm 1666 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Vào thời kỳ đức vua George cai trị London (1714 -1830), những khu dân cư mới như Mayfair được hình thành. Có rất nhiều cây câu mới xây dựng bắc qua sông Thames thúc đẩy sự phát triển phía nam London.

Quảng trường Trafalagar Square năm 1814. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Tu viện Westminster được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 là một nhà thờ nằm trong quần thể di sản cổ kính của thành phố Westminster, London. Tuyệt tác kiến trúc này được xây dựng chủ yếu bằng đá vôi từ vùng Cean nước Pháp, sa thạch Reigate ở Surrey và cảm thạch của vùng Purbeck nước Anh.

Dưới đây là một bức ảnh tu viện Westiminster năm 1749 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Bên trong tu viện, những nét kiến trúc Norman nguyên sơ vẫn được lưu giữ trên những khung cửa tò vò uốn cong và vô số những cột chống lớn trong hành lang tu viện.

Tu viện Westminster – dấu ấn lịch sử về Hoàng gia Anh (Ảnh: Pixabay)

Mỗi vị vua nước Anh đều để lại dấu ấn của mình tại đây. Tu viện là nơi tiến hành lễ đăng quang của các vị vua và nữ hoàng Anh. Sau một đời trị vì vương quốc, họ cũng chọn nơi đây làm chốn dùng chân cuối cùng trước khi về với cõi vĩnh hằng. Nơi đây chính là trái tim và linh hồn của tín ngưỡng quốc gia, cũng là minh chứng đẹp nhất về kiến trúc giáo hội nước Anh.

Đến tận ngày nay London vẫn luôn là một thành phố lớn trên thế giới.

London ngày nay (Ảnh: Wikimedia Commons)

7. Thành phố Mexico

Thành phố Mexio cổ xưa có tên gọi Tenochtitlán, được xây dựng vào năm 1325 bởi những người da đỏ Mexica, hay còn gọi là người Aztec .

Thành phố Mexio cổ xưa có tên gọi Tenochtitlán (Ảnh: Wikimedia Commons)

Vào ngày 8/11/1519, sau khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, Hernán Cortés lần đầu tiên đặt chân tới đây. Tenochtitlán nhanh chóng trở thành thuộc địa và được đổi tên thành “Mexico”, vì người dân Tây Ban Nha cho rằng sau này sẽ tiện và dễ phát âm hơn.

Sau khi trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha, Tenochtitlán đổi tên thành Mexico (Ảnh: Wikimedia Commons)

Vào thế kỷ 16, cũng giống như nhiều thuộc địa khác của Tây Ban Nha, Mexico được thay đổi với kết cấu như một mạng lưới, và quảng trường Zócalo vẫn là trung tâm của khu vực.

Thành phố Mexico bị thay đổi kết cấu mạng lưới (Ảnh: Wikimedia Commons)

Vào cuối thế kỷ 19, thành phố Mexico bắt đầu phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, bao gồm đường giao thông, trường học và giao thông công cộng, phần lớn tập trung ở các khu vực có dân cư giàu có.

Cuối thế kỷ 19, thành phố Mexico bắt đầu phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại (Ảnh: Wikimedia Commons)

Mỹ Latinh Tower (Torre Latinoamericana) là tòa nhà chọc trời cao nhất Mexio được hoàn thành sau 20 năm, cao 188 mét và có 44 tầng.

Ngày nay Mexico City đã trở thành một thành phố phát triển với gần 9 triệu dân số.

Đường chân trời của Mexico City ngày nay (Ảnh: Alejandro Islas/Flickr)

8. Thành phố Moscow (Moskva)

Thành phố Moskva được xây dựng như một pháo đài phòng thủ vào thế kỷ 12. Đến thế kỷ 13 đại công quốc Moskva được xây dựng.

Thế kỷ 15, sau khi Muscovy Tsar Ivan III thống nhất nước Nga, đã bắt đầu xây dựng đất nước theo chế độ Sa hoàng để xây dựng thủ đô Moskva.

Moskva được xây dựng vào thế kỷ 12 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Moskva nằm trên bờ sông Moskva, giữa lưu vực của hai con sống lớn là Volga và Oka.

Thành phố Moskva phát triển bao quanh sông Moskva (Ảnh: Wikimedia Commons)
Hình ảnh người bán hàng rong xung quanh cung điện Kremlin. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Nhà thờ nổi tiếng thế giới St. Basil’s Cathedral hay còn được gọi là “Nhà thờ hình củ tỏi” được xây dựng năm 1561, với nét lịch sử, văn hóa duyên dáng thu hút rất đông khách thăm quan.

Nhà thờ nổi tiếng thế giới St. Basil’s Cathedral (Ảnh: Wikimedia Commons)

Phong cách kiến trúc của các công trình kiến trúc mới ở Moskva có xu hướng mang tính phòng vệ.

Trung tâm thương mại thành phố Moskva ngày nay (Ảnh: Fotolia)

Lời kết

Mỗi thành phố, mỗi quốc gia đều mang trong nó tiến trình của một sinh mệnh, có trải nghiệm, có thăng trầm. Thuận theo dòng chảy của lịch sử, mỗi thành phố cũng trải qua những giai đoạn hình thành, phát triển và hưng thịnh.

Mỗi địa danh cũng tạc vào lịch sử ấy tên tuổi và dấu tích của mình, trở thành “nhân chứng lịch sử” cho xã hội tương lai, con người tương lai.

Trong chiều dài đằng đẵng của sự phát triển của nhân loại như một vở kịch chưa có hồi kết, mỗi thành phố, mỗi triều đại, mỗi con người đã và đang diễn tấu vai diễn trọng đại mà lịch sử giao phó.

Bình Nhi – Hựu Thanh

Xem thêm:

Exit mobile version