Đại Kỷ Nguyên

Bà lão điên vừa đi vừa hát lời kỳ quái, không ngờ về sau tất cả đều ứng nghiệm

Xưa nay, vốn có không ít những câu chuyện về bà lão, ông lão điên điên khùng khùng nhưng lại có những dự đoán về số kiếp và tương lai chuẩn xác đến kinh ngạc. Dưới đây là một câu chuyện được lưu truyền ở vùng quê nọ.

Chuyện xảy ra cách đây từ hơn 50 năm về trước. Có một bà lão nọ sống ở giao lộ trong thôn, lúc đầu rất ít người biết đến bà ấy, chỉ biết bà họ Phùng, nên mọi người thường gọi là bà Phùng. Nửa năm trôi qua, không biết xảy ra chuyện gì, bà lão từ một người đang yên lành lại trở nên điên loạn, chống gậy đi lang thang khắp nơi trên đường, đi đến đâu, ca hát đến đó. Không một ai biết bà đang hát cái gì, cũng có những kẻ nhàn rỗi, lấy bà ra làm trò cười, đôi lúc hỏi bà hát cái gì, đôi lúc lại trêu chọc bà.

Về sau mọi người dần dần phát hiện, những ca từ nghe không rõ của bà giống như đang dự đoán trước một số chuyện, từ đó, người biết đến bà càng ngày càng nhiều hơn. Khi nhìn thấy bà, họ đều nói: “Này, bà Phùng lại đến giao lộ ca hát rồi”. Mọi người trong thôn thuận miệng gọi, cuối cùng lại gọi bà thành “bà lão điên”.

Người ta nói rằng, mọi người biết bà có thể dự đoán được chuyện trong tương lai là vì một chuyện: Mùa hè năm ấy, nhà Phượng Tử bị mất gà, mà người trộm chính là hai đứa con trai hư hỏng nhà Vương Nhị. Ai cũng biết, hai đứa trẻ này cả ngày không có gì làm, việc trộm gà chỉ có chúng làm ra, chỉ là nể mặt thể diện của người lớn và tình làng nghĩa xóm, cho nên không ai nói gì, nhà Phượng Tử cũng làm như không có chuyện gì.

Ngày thứ hai, bà lão điên lại đến trước nhà Vương Nhị vừa khóc và hát: “Những con gà kia mau trở về, đừng làm hại người ta”. Tuy nhiên, lại không mấy ai nghe rõ bà đang hát cái gì. Có người chỉ nghe được loáng thoáng mấy chữ “những con gà kia mau trở về”, còn có “người ta”. Bởi vì lúc đó không ai biết bà lão điên đang kêu khóc điều gì, cho nên cũng không ai rảnh mà đi nghe kỹ. Chỉ có những đứa trẻ chơi đùa gần đó mới nhìn thấy bà vài lần, cũng hát theo lời của bà giống như một trò vui đùa.

Bà lão điên đi khắp mọi nơi, hát những câu hát không ai hiểu, nhưng sau lại ứng nghiệm vô cùng. (Ảnh: Tibettravel)

Không biết có phải là trùng hợp hay không, tối ngày hôm đó, con trai lớn nhà Vương Nhị bị hóc xương gà trong cổ họng. Người nhà vốn nghĩ hóc xương không phải chuyện gì lớn, chỉ cần ăn vài miếng khoai đỏ luộc là có thể nuốt xuống, không ngờ rằng mấy miếng khoai đỏ này lại khiến một người đang sống bị mắc nghẹn đến chết.

Còn có một lần, nhà của Lão Hà trong thôn bị mưa dột, ông leo lên sửa mái nhà, bị “bà điên” nhìn thấy, bèn nói to với ông: “Không phải mái nhà bị rò rỉ, là rò rỉ dưới đáy nồi”. Lão Hà cũng không thèm để ý bà, chỉ thuận miệng “ừ” vài tiếng. Không ngờ mấy ngày sau, ông nhìn thấy con trai lén lút múc gạo, thì ra cậu con trai giấu mọi người đi đánh bạc, thua lại không dám nói cho người nhà, liền hứa với người ta dùng gạo trả nợ. Những lời của bà lão hầu như đều trở thành sự thật.

Những người trong thôn kể rằng, nhiều năm như vậy bà đều đi đi lại lại, nói vài câu, không biết nói cho ai nghe, bây giờ nghĩ lại thì giống như là lời dự đoán vậy. Bởi vì bà đều gặp người mới nói, ca hát trên đường, cũng có thể vài câu trong đó là tùy ý hát chơi, những lời mà bà nói, qua nhiều năm như vậy không thể nào nhớ hết, nhưng đại khái là những lời như sau:

“Văn nhân một thanh đao, huynh đài một thanh cung, lấp đầy một giếng nước, không còn có đồng bằng”.

“Đục hoà lẫn trong, trong hòa lẫn đục, cũ biến thành mới, khai nguyên hoán thiên địa”.

“Ngựa không có móng, chim Nhạn không lông, trăm nạn đều tụ họp, tai họa khắp bốn bề”.

“Ban ngày như ban đêm, mặt trời biến thành mặt trăng, trời đất tối tăm, đất động núi rung lắc, tất cả đều có nguyên nhân trước, tai nạn khó mà dừng”.

“Mặt trời lặn hướng Đông, đuốc được đốt cháy, quân thần điên đảo, không gạo không lương thực”.

“Nên lui đều đã lui, nên tiến cũng tiến rồi, pháo hoa bắn tứ phía, chiến tranh ở tám phương, ở lại thì đi không được, đã đi rồi thì là phúc đức, đối diện mây trắng không thấy người, phía sau núi rỗng là tai họa”.

“Hoa đỏ đều úa tàn, hoa vàng đều nở rộ”.

“Không làm việc tốt, làm việc ác khó chạy, ca hát uống rượu không ngừng, quần hùng là anh hào, ngôi sao rơi, thì không chiếu sáng, bèn theo cùng những người may mắn”.

“Thiên Lôi đánh một tiếng kinh hoàng, hận tạo hóa đùa bỡn, gió thổi nước dâng, hoả thiêu, thanh tẩy những vật thối rữa, kẻ ác không thể trốn thoát, người tốt sẽ trường tồn”.

“Lũ quỷ nửa đêm xuất hiện, mắt đẹp mê hoặc, muốn che đậy trước tiên phải bọc kỹ, trời gần sáng thì không còn nữa”.

Bà Phùng đã nói đúng người ăn trộm gà và cái giá anh ta phải trả. (Ảnh: Alarabiya)

Người trong thôn chỉ có thể nhớ được mấy lời như vậy, thật ra người ta nói rằng lúc còn sống bà nói rất nhiều, nhưng cũng có rất nhiều lời chỉ nói vài lần, không có người chú ý, cũng không còn ai nhớ.

Từ trước đến nay, những trường hợp như ‘bà lão điên’ thế này có rất nhiều, họ có lẽ đang muốn cảnh báo chúng ta điều gì đó, hoặc truyền thông điệp nào đó đến thế nhân. Những lời nói ấy, bạn có nghe được hay không, dẫu có tin hay không tin, cũng đều đáng khiến chúng ta suy ngẫm.

Thời thế đổi thay, cuộc sống đang ngày càng đảo lộn, sự kiện biến hóa trong thế gian ngày một nhiều, thiên tai nhân họa tới liên tiếp. Chúng ta đang chờ đợi điều gì, tìm kiếm điều chi? Giữa Thiện và ác, giữa đục hòa lẫn trong, hết thảy đều phải đối diện và lựa chọn đúng đắn!

Theo NTDTV
Khải Phong biên dịch

Exit mobile version