Khi bệnh dịch hoành hành ở La Mã, các tín đồ Cơ Đốc giáo không ngại gian khổ, vẫn truyền phúc âm đến con người thế gian, với hy vọng thế nhân có thể tỉnh ngộ, chân thành sám hối, trở về con đường đúng đắn. Hôm nay, khi lịch sử lặp lại, chúng ta cũng nên suy ngẫm: Vì sao bệnh dịch xuất hiện và nên tự cứu mình như thế nào? 

Bóng tối bao phủ thành Roma

Năm 64, thành Roma chìm trong biển lửa. Vua La Mã lúc ấy là Nero (37-68) đã ra lệnh phóng hỏa đốt cháy Roma, sau đó vu oan cho các tín đồ Cơ Đốc giáo và lấy cớ này để đàn áp, trừng phạt họ.

Để lừa dối dân chúng, kích động lòng thù hận với Cơ Đốc giáo, Nero cho người tung ra đủ thứ tin đồn vu khống. Ví dụ, khi các tín đồ Cơ Đốc giáo bái lạy Thiên Chúa, họ phải giết trẻ sơ sinh để uống máu và ăn thịt hay họ là những “kẻ giết người”, “nát rượu”, “loạn luân”… 

Vô số quan chức La Mã, quản ngục, đao phủ và dân thường tin theo lời dối trá đã vô tình hoặc cố ý tham gia vào cuộc đàn áp các tín đồ Cơ Đốc giáo.  

Sau trận hỏa hoạn, Nero cho lùng bắt và tra tấn dã man những người theo Cơ Đốc giáo, bắt họ đẩy vào đấu trường cho mãnh thú xé xác hoặc cột họ vào những bó cỏ khô rồi châm lửa đốt. Những người dân trong thành không cảm thấy thương xót, mà còn phấn khích vỗ tay hò reo thích thú. 

Bức tranh “Nero’s touches” (Tạm dịch: Những ngọn đuốc của Nero) miêu tả cảnh những tín đồ Cơ Đốc sắp bị thiêu sống vì bị buộc tội phóng lửa đốt cháy Roma. Qua bức tranh cũng có thể thấy đời sống sa đọa của dân chúng lúc bấy giờ (ảnh: Wikipedia).

Năm thứ 2 sau khi phát động bức hại, trong thành xuất hiện dịch bệnh lần thứ nhất, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người từ các tầng lớp khác nhau.

Năm 68, thành La Mã bạo động, Nero trong khi chạy trốn đã sợ tội mà tự sát, bạo chúa cuối cùng đã bị ác báo.

Nero đã chết, nhưng các hoàng đế La Mã các đời sau, hết đời này đến đời khác vẫn lựa chọn dung túng tà ác, kéo dài cuộc bức hại thậm chí phát động bức hại mới. Mọi người hết đời này đến đời khác bị lời dối trá đầu độc đã thù địch chính tín Cơ Đốc giáo, do đó bệnh dịch cũng hết lần này đến lần khác tìm đến.

Cuối cùng, đã xuất hiện 4 lần đại ôn dịch như họa từ trời giáng xuống, số người chết không đếm xuể, khiến tất cả những ai chứng kiến đều vô cùng kinh sợ. 

Ôn dịch bùng phát, bái lạy chư Thần nhưng vô dụng 

Ôn dịch bùng phát thường xuyên khiến người La Mã sợ hãi đến mê muội. Lúc ấy trong thành, người dân thờ phụng đủ các loại Thần. 

Khi họ tìm đến các linh mục đặt câu hỏi, tại sao các vị Thần để dân chúng gánh chịu tai họa như vậy, các linh mục cũng bó tay không cách nào trả lời. Rất nhiều linh mục và người giàu có còn mau chóng chạy trốn khỏi đất ôn dịch.  

Họ cầu nguyện với các vị Thần như Apollo, Escolabios (Thần y của La Mã), Minerva (một trong những vị Thần chính của Rome) và thậm chí các vị thần ngoại quốc như nữ Thần Thổ Nhĩ Kỳ và nữ Thần Ai Cập cổ đại để được giúp đỡ, nhưng hoàn toàn không hiệu nghiệm. 

Hết cách, họ lại tìm đến thầy thuốc, nhưng ôn dịch vốn không có thuốc chữa trị, rất nhiều nhân viên y tế cũng mắc bệnh mà chết. 

Người dân tìm những nhà triết học để chữa lành tâm hồn. Các nhà triết học than thở đạo đức xã hội tụt dốc, nhưng cũng không thể cho họ một lời giải thích và biện pháp chữa trị hợp lý. 

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Dù cho dùng hết trí tuệ, mưu lược của những người thông minh nhất cũng không có giải pháp. Rất nhiều người La Mã nghi ngờ: Liệu Thần có thật sự tồn tại, nhìn thấy người dân đau khổ chịu hủy diệt, vì sao Thần không động lòng xót thương cứu giúp? 

Trong dịch bệnh, đồ đệ Cơ Đốc giáo vẫn truyền bá phúc âm cứu người

Trong đại dịch, đối mặt với sự sống và cái chết, sự ích kỷ trong bản chất con người bộc lộ rõ. Cảnh tượng tranh giành, cướp bóc hỗn loạn xảy ra ở khắp mọi nơi. Người ta tham sống sợ chết, vì bảo vệ bảo thân mà xua đuổi những người mắc bệnh, thậm chí là cả thân nhân. Có người chưa chết, đã bị bỏ lại bên đường. 

Ngược lại với cảnh tượng hỗn loạn, các tín đồ Cơ Đốc giáo vẫn hướng tới con người thế gian giảng Đạo. Họ nói bệnh dịch chính là sự trừng phạt với người La Mã vì đã bức hại những tín đồ chính giáo, chỉ có thành tâm hối cải mới có thể cứu chuộc tội lỗi. Họ dạy thế nhân cầu nguyện, xin Thiên Chúa xá tội, thu hồi hình phạt với người La Mã.  

Bức họa The Adoration of the Name of Jesus (Chầu Thánh Tên Chúa Jesu) của họa sĩ Tây Ban Nha El Greco năm 1579 (ảnh: Wikipedia).

Tôn giáo La Mã đòi hỏi mọi người phải tuân theo luật của Thần và luật pháp xã hội, nhưng đức tin của hầu hết người La Mã từ lâu đã trở thành hình thức. Cả xã hội ngông cuồng và suy đồi, các loại quan niệm đạo đức đều tụt dốc, ngoại tình và loạn luân đều rất phổ biến, đạo đức và tín ngưỡng của La Mã cổ đại rơi vào khủng hoảng toàn diện.

Trong khi đó, những tín đồ Cơ Đốc giáo tôn sùng sự trong sạch và ước chế dục vọng, hoàn toàn tương phản với xã hội thời đó. Cơ Đốc giáo cấm loạn tình dục như ngoại tình và loạn luân, tránh xa tội lỗi, gìn giữ sự thánh thiện, nhân ái, hòa bình và công nghĩa. Các tín đồ tương thân tương ái, yêu mến nhau như gia đình. 

Những lời nói và hành động thiện lương của các tín đồ Cơ Đốc thực sự dần thay đổi định kiến ​​của người La Mã. Cuối cùng, người La Mã đã nhận ra họ bị che mờ bởi những lời dối trá và hiểu lầm về các Thánh đồ. Nhiều người mắc bệnh bắt đầu hối hận và cầu nguyện, kết quả bệnh của họ dần thuyên giảm. Lượng lớn người La Mã cổ đại từ bỏ tôn giáo La Mã và ủng hộ Chúa Jesus, đạo đức của xã hội dần dần cải thiện.

Bức hại kết thúc sau 300 năm, Cơ đốc giáo trở thành chính giáo

Chính quyền La Mã vẫn ra lệnh bắt bớ các tín đồ Cơ đốc nhưng nhiều mệnh lệnh đã bị kháng cự bí mật. Những người dân hiểu rõ trái-phải đã giúp đỡ cho các tín đồ Cơ đốc. Thậm chí vợ của Hoàng đế Diocletian và một số người hầu của ông đã chuyển sang tín ngưỡng Chúa Jesus. 

Sau khi Diocletian thoái vị, người kế vị của ông là Galerius đã đẩy cuộc đàn áp Cơ đốc giáo lên cao trào. Nhưng không lâu sau, Galerius mắc căn bệnh lạ. Phần dưới cơ thể bị nhiễm mủ, khối u khổng lồ phát triển khiến cơ thể biến dạng hoàn toàn, cả người ông gần như bị mục nát.

Vào năm 311, một năm sau khi bị tra tấn bởi bạo bệnh, Galerius đã tỉnh ngộ, biết rằng mình vì đàn áp đức tin mà gặp báo ứng. Ông cầu xin Chúa, thành kính sám hối. Ở trên giường bệnh, Galerius ban hành một chiếu thư để dỡ bỏ lệnh cấm đối với các tín đồ Cơ đốc, chấm dứt mọi cuộc đàn áp và tự mình trở thành một môn đồ. Vài ngày sau, Gallerias đã khỏi bệnh và qua đời một cách thanh thản. 

Chúa Jesus giảng bài trên núi (ảnh: Wikipedia).

Năm 313, Christine Constantine và Li Xini cùng ban hành Nghị định Milan, chấm dứt cuộc đàn áp kéo dài hơn ba thế kỷ và Kitô giáo đã được hợp pháp hóa. 

Năm 393, Hoàng đế Theodosius I ban hành một đạo luật xác lập địa vị chính thống của Cơ đốc giáo, từ đó Cơ đốc giáo đã phát triển nhanh chóng trên khắp châu Âu.

Lịch sử là bài học đáng suy ngẫm cho người thời nay 

Nhìn vào bài học của lịch sử khiến chúng ta giật mình nghĩ tới hiện tại. Hơn 20 năm nay, có một cuộc bức hại đức tin vô cùng tàn khốc nhưng lại bị che giấu âm thầm ở Trung Quốc. 

Kể từ tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã phát động một cuộc đàn áp toàn diện đối với những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp* (còn gọi là Pháp Luân Công) với một chính sách bức hại rất tàn nhẫn “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”. 

Học viên Pháp Luân Công đến thỉnh nguyện ở Quảng Trường Thiên An Môn bị cảnh sát bắt giữ (ảnh: Wikipedia).

Để “bôi nhọ thanh danh”, Chính quyền ĐCSTQ đã tạo nên một màn kịch giả dối, gắn cho các học viên Pháp Luân Công những tội danh như “mê tín”, “tà giáo”, “tự sát”, “không cho uống thuốc khiến 1400 người chết”… liên tục tuyên truyền trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng như báo đài, truyền hình, kích động người dân thù ghét những người tu luyện này. Nhiều người dân Trung Quốc trở nên xa lánh, kỳ thị, coi thường những học viên Pháp Luân Công, thậm chí vô cảm trước cảnh các học viên bị bắt giữ, tra tấn, đuổi việc, con cái bị cho thôi học. 

Để “vắt kiệt tài chính”, những người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc nếu “bị phát hiện” có thể bị đuổi việc, tịch thu tài sản, cắt lương hưu, đình chỉ giấy phép kinh doanh. 

Để “hủy hoại thân thể”, cảnh sát có quyền theo dõi, bắt bớ, tra tấn, sử dụng nhục hình để ép các học viên phải từ bỏ đức tin của mình. Có muôn vàn kiểu tra tấn như hãm hiếp, cưỡng bức tập thể, tiêm thuốc thần kinh… Năm 2006, bằng chứng đầu tiên về việc chính quyền ĐCSTQ thu hoạch nội tạng bất hợp pháp của các học viên Pháp Luân Công được phơi bày trên thế giới. Cho đến ngày nay, tòa án độc lập ở Anh ra kết luận hoạt động mổ cướp nội tạng sống đối với các tù nhân lương tâm của ĐCSTQ vẫn còn đang tiếp diễn. 

Những tội ác sau ngục tối tại Trung Quốc khiến người ta rùng mình khi nghĩ tới, thậm chí mức độ bức hại còn nghiêm trọng hơn các quốc vương La Mã thời xưa.  

Các học viên Pháp Luân Công tại Úc miêu tả cảnh tra tấn trong nhà ngục trại Trung Quốc, giúp công chúng nhận thức mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại (ảnh: Ming Hui).

Trong hoàn cảnh đó, khi chịu những bức hại tàn khốc, đối xử bất công, các học viên Pháp Luân Công từ Trung Quốc cũng như toàn thế giới vẫn tuân theo những nguyên tắc Chân – Thiện – Nhẫn để hành xử. Khi phản đối cuộc bức hại, họ cũng dùng những biện pháp hòa bình, nói rõ cho thế nhân: Pháp Luân Đại Pháp là tín ngưỡng chân chính, những người tốt đang bị đàn áp ở Trung Quốc. Thế nhân cần phải phân biệt rõ thị phi, chớ tin nghe những lời vu khống tuyên truyền mà thay ĐCSTQ làm điều ác, bức hại người tốt. 

Ngày nay, xã hội Trung Quốc khủng hoảng tứ bề: Tham quan hủ bại; bộ máy chính trị mục ruỗng; đạo đức bại hoại; coi thường sinh mệnh; loạn tình dục, tình một đêm phổ biến; chỉ vì lợi mình mà không từ thủ đoạn; các loại bệnh dịch đồng loạt xuất hiện. Chúng ta không khỏi ngỡ ngàng vì sự trùng hợp của hai cuộc bức hại tín ngưỡng và những nguy cơ mà xã hội phải đối diện. Phải chăng quy luật của lịch sử đang lặp lại? Làm thế nào nhận ra Chính – Tà, phân biệt Thật – Giả, chọn lựa Thiện – Ác, mỗi người đều đang tự mình quyết định. 

* Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là môn khí công Phật gia trong đó người học tập 5 bài công pháp nhẹ nhàng kết hơn với tu sửa tâm tính theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Hiện nay, Pháp Luân Công đã phổ biến tại hơn 100 quốc gia trên thế giới với hơn 100 triệu người theo học. Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công đã nhận nhiều giải thưởng, thư công nhận và ủng hộ từ các chính phủ, tổ chức khắp thế giới. Ông từng được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2000 và 2001 và được Quốc hội châu Âu đề cử giải thưởng Tự do tư tưởng Sakharov. 

Ngọc Mai (tổng hợp) 

Video: Đại dịch virus corona: Chính quyền Trung Quốc tự gây nguy hiểm cho mình

videoinfo__video3.dkn.tv||2326b5e78__