Cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ không phải là truyện thiếu nhi. Bạn cần dùng tâm thái nỗ lực của rùa mới không hổ thẹn với tài năng thiên phú của thỏ.
Cuộc sống buồn tẻ, ngày tháng vô vị khiến chúng ta không ngừng oán thán: Oán thán thói đời bất công, oán thán xuất thân thấp kém, oán thán bản thân là kẻ vô dụng bất tài… Nhưng bạn có để ý rằng, có một số người chưa từng phàn nàn hay oán trách, họ chỉ âm thầm nỗ lực, dành thời gian mà chúng ta đang lãng phí để làm phong phú “vốn liếng” cho bản thân mình.
Chúng ta oán trách thói đời bất công, nhưng cuộc sống không có gì là bất công tuyệt đối. Chúng ta oán trách xuất thân thấp kém, nhưng xuất thân là thứ chúng ta không thể quyết định, bởi cha mẹ luôn mang lại những điều tốt nhất cho con. Chẳng phải chúng ta vẫn đang hưởng thụ những điều tốt đẹp mà cha mẹ đem đến cho mình?
Chúng ta nói bản thân chỉ là một kẻ vô tích sự, một kẻ bất tài? Nhưng khi người khác đang nỗ lực học tập thì chúng ta lại ngồi đây oán đất trách trời, khi người khác đang nỗ lực vươn lên thì chúng ta lại nằm dài trên ghế sofa say sưa giấc nồng, khi người khác đang nỗ lực trưởng thành thì chúng ta vẫn còn biếng lười chưa tỉnh dậy.
Người khác tiến về phía trước ngày càng nhanh, trong khi chúng ta chỉ muốn có được nhưng lại không quyết tâm gắng sức, không biết cách vực dậy bản thân, thậm chí còn tiếp tục ngủ say mê mệt.
Chỗ sai kém chính là hiển lộ từ đây!
Rùa và thỏ không đơn thuần chỉ là truyện thiếu nhi
Câu chuyện rùa và thỏ thi chạy không đơn thuần chỉ là truyện thiếu nhi, đằng sau là đạo lý gửi gắm cho chúng ta – những người lớn ‘vẫn chưa trưởng thành’: Đừng vì một chút ưu tú bẩm sinh mà ỷ lại, bởi đích đến cuối cùng chỉ dành cho những ai nỗ lực phi thường, luôn tích lũy năng lượng để một ngày nào đó vượt lên. Đạo lý ấy rất rõ ràng, nhưng vẫn cần chúng ta học bài học thất bại từ sự tự cao tự đại của thỏ.
Chim kém nhưng lại bay trước, tại sao?
Vì sinh tồn, hãy nỗ lực bổ túc khuyết điểm vốn có. Có câu nói rằng: Chim kém nhưng lại bay trước, tại sao? Bởi vì những chú chim ưu tú cảm thấy bản thân thật xuất sắc, có đủ ưu thế thì không cần nỗ lực quá nhiều cũng dễ dàng bay lượn.
Trái lại, những chú chim nhỏ bé yếu ớt biết rằng bản thân không đủ sức lực, sợ rớt lại phía sau, cho nên luôn dốc sức luyện tập, rơi ngã hết lần này qua lần khác lại gắng gượng bò dậy rồi tiếp tục luyện tập. Dù không có được tài năng thiên phú, chúng vẫn âm thầm rèn luyện bản thân.
Oán trách chỉ là cái cớ của người mềm yếu
Chú chim vì sinh tồn mà tích lũy năng lượng để ngày sau vỗ cánh xung thiên. Vậy mà có người trên miệng hô hào muốn cuộc sống tốt hơn lại chưa từng thay đổi hành động thực sự, quay đầu lại còn phàn nàn cái này bất công, cái kia bất bình. Nào ngờ khi bạn lười biếng thì người khác sớm đã cất tiếng kinh động khắp cõi sơn hà.
Thiên phú là điều tốt, nhưng người tích luỹ thâm hậu để làm việc dễ dàng mới là người mạnh mẽ thật sự.
Mạn Vũ
Theo cmoney
Bạn đang đọc bài viết: “Bài học sâu sắc đằng sau chuyện rùa và thỏ chạy thi” tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: daikynguyen.vanhoa@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! |