Đại Kỷ Nguyên

Bão tuyết chưa từng có trong 37 năm ở Hắc Long Giang dự báo điều gì?

Bão tuyết chưa từng có trong 37 năm ở Hắc Long Giang dự báo điều gì?

Ảnh chụp màn hình video.

Khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang ngày một lan rộng trên toàn thế giới, Trung Quốc đại lục cũng liên tục xuất hiện những dị tượng bất thường. Và đây hoàn toàn không phải là những điều ngẫu nhiên…

Từ ngày 20 đến 21/4, tại các thành phố Cáp Nhĩ Tân, Tề Tề Cáp Nhĩ và Giai Mộc Tư ở tỉnh Hắc Long Giang đã xảy ra bão tuyết lớn. Một số video đăng trên mạng internet cho thấy nhiều xe hơi bị chôn vùi hoàn toàn trong tuyết và đường xá không thể đi lại được. Những hạt giống mới được trồng trên cánh đồng tuyết vùi sâu đến thắt lưng, hầu như không còn khả năng sống sót. 

Một ngày trước khi bão tuyết xảy ra ở Hắc Long Giang là tiết Cốc vũ, đây là tiết khí cuối cùng của mùa xuân. Theo nghĩa chiết tự tiếng Hán, “cốc” là chỉ hạt ngũ cốc nói chung, “vũ” nghĩa là mưa. “Cốc vũ” hiểu một cách đầy đủ là mưa rào, mưa nặng hạt như những hạt ngũ cốc (khác với mưa xuân của tiết Vũ thủy như những hạt bụi hoặc hạt bột đã được rây li ti). Cốc vũ còn được hiểu là những trận mưa rào rất tốt cho mùa màng, ngô lúa, ngũ cốc, hoa màu… Như vậy, tiết Cốc vũ chính là mưa rào. Tục ngữ Trung Hoa có câu: “Thanh minh đoạn tuyết, Cốc vũ đoạn sương” nghĩa là sau tiết Cốc vũ sẽ kết thúc thời tiết hàn lạnh, là thời gian tốt nhất cho cây trồng phát triển. 

Một số cư dân ở vùng Đông Bắc Trung Quốc nói rằng họ đã không thấy tuyết rơi dày như vậy trong gần 30 năm nay. Hơn nữa, trận tuyết rơi hiếm hoi này không xảy ra vào mùa đông mà vào mùa xuân khi vùng này đang vào vụ gieo trồng. Điều đó đã khiến nó trở thành một thảm họa lớn. Một số cư dân mạng Trung Quốc đã vượt tường lửa bình luận trên Twitter những câu như thế này: “Trời xuất hiện dị tượng, Trời diệt Trung Cộng”.

Hắc Long Giang là tỉnh sản xuất ngũ cốc lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên đợt bão tuyết xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình canh tác của tỉnh này. Không những vậy, đây cũng là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch viêm phổi Vũ Hán vào giữa tháng 4.

Video quay lại cảnh bão tuyết

Ngày 19/4, có người dùng Twitter đã đăng cảnh tượng được chụp từ một tòa nhà cao tầng. Trong video, người phụ nữ cho biết: “Cáp Nhĩ Tân đã chính thức bắt đầu phong tỏa thành phố vào tối nay. Khu  đèn màu đỏ là Trung tâm mua sắm quốc tế Kim An (Jin An), là điểm trung tâm của Đại lộ Trung tâm. Bây giờ (đường phố) đã dựng lan can sắt. Lần này thực thi nghiêm ngặt hơn, vì lần trước chỉ phong tỏa ở đường phố, còn lần này thì cả đường phố và các tiểu khu đều phong tỏa đặc biệt nghiêm ngặt. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Ngày mai khu vực của tôi sẽ có thông báo, tôi dự tính đi xuống lầu cứ sau 2 ngày một lần”. 

Theo quan niệm dân gian, việc sấm sét xuất hiện trong những trận bão tuyết được coi là điều không may mắn. Trong dân gian Trung Quốc cũng lưu truyền nhiều câu tục ngữ về hiện tượng sấm sét xuất hiện trong bão tuyết như: “Lôi đả tuyết, biến địa huyết; bất thị ôn dịch, tựu thị kiếp”. Dịch nghĩa là: “Sấm đánh trong tuyết, khắp nơi đều xuất hiện máu; không phải do ôn dịch, thì là do cướp bóc”. Hay lại có câu: “Lôi đả tuyết, nhân ngật thiết”. Dịch nghĩa là: “Sấm đánh khi tuyết rơi, người dân phải ăn sắt”. 

Có câu ngạn ngữ rằng: “Hạ tuyết đả lôi, thập cái thiết hán cửu cái tuyệt”. Tuyệt ở đây nghĩa là yếu đuối, yếu ớt. Ý nghĩa là nhân loại sẽ xuất hiện một trận đại ôn dịch, 90% nhân loại sẽ không thể tránh khỏi đợt dịch này. Ngạn ngữ về nông nghiệp cũng có câu: “Hạ tuyết đả lôi, phần cốc thành đôi”. Nghĩa là nếu trời có tuyết rơi kèm theo sấm sét, mùa màng năm đó sẽ tương đối không ổn, rất có khả năng sẽ xảy ra nạn đói làm rất nhiều người chết, mộ phần người chết chất thành đống. 

Những ngày tháng giêng đầu năm nay, khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, tại Trung Quốc đại lục và nhiều nơi trên thế giới cũng xuất hiện những loại hiện tượng tương tự. Ngày 14/2, tại nhiều tỉnh ở Trung Quốc đại lục xuất hiện giông bão, mưa đá, cuồng phong… Tại Vũ Hán, trung tâm của đại dịch, tình hình càng nghiêm trọng hơn, sấm chớp rền vang, cuồng phong gào thét. Tại Bắc Kinh cũng xuất hiện hiện tượng hiếm gặp “sấm sét đánh trong mưa tuyết”.  Chưa tới tiết Kinh trập (một trong 24 tiết khí của Trung Hoa) đã có sấm sét. Trong dân gian gọi đây là “Chính nguyệt đả lôi”, là dấu hiệu dự báo một năm không an lành, có nhiều điều xấu xảy ra.

Ngạn ngữ dân gian Trung Hoa có câu: “Chính nguyệt đả lôi nhân cốt đôi, nhị nguyệt đả lôi ngưu cốt đôi, tam nguyệt đả lôi đạo cốc đôi”. Nghĩa là: sấm đánh vào tháng giêng xương người chất đống, sét đánh tháng hai xương bò chất đống, sét đánh tháng ba thóc lúa chất đống.

Đây là trí huệ đúc kết qua hàng nghìn năm của người xưa. Nếu sét đánh vào tháng giêng báo hiệu nhân gian dễ có dịch bệnh hoành hành, vì sự lây lan nghiêm trọng có thể nhiều người bị lây nhiễm và tử vong. Sấm sét vào tháng hai dự báo năm đó khí hậu khô hạn, đất đai khó canh tác, trâu cày sẽ mất nhiều sức, mệt mỏi thậm chí bị chết. Còn sấm sét tháng ba dự đoán năm đó mưa thuận gió hòa, ngũ cốc được mùa chất cao như núi. 

Lại có câu ví khác trong dân gian: “Chính nguyệt đả lôi, biến địa sinh tặc” nghĩa là: sấm sét xuất hiện vào tháng giêng sẽ dự báo năm đó là năm mất mùa, lương thực khan hiếm dẫn tới tình trạng trộm cắp hoành hành nghiêm trọng nhiều hơn. 

Qua đây có thể thấy, sấm sét vào tháng giêng đều là điềm dự báo năm nay sẽ là năm đói kém, bệnh dịch hoành hành, người chết vì dịch bệnh rất nhiều. Có thể thấy rằng “sấm sét trong tháng đầu tiên” có nghĩa là năm nay là năm đói kém, bệnh dịch hạch đang thịnh hành và có nhiều người bệnh đã chết.

Trận bão tuyết tháng 4 năm 2020 tại Hắc Long Giang dường như là một điềm báo nhiều điều không may mắn trong năm Canh Tý. Vào ngày 20 tháng 4 năm 1976, phía nam Trung Quốc cũng bị bao phủ trong tuyết. Tuyết rơi dày chưa từng có,  thành phố Hàng Châu xuất hiện hiện tượng thời tiết chưa từng có, nhiệt độ vô cùng giá lạnh, thời tiết âm 7 độ kéo dài liên tục ít nhất trong vòng 1 tuần. 

Vào năm 1976, tại Trung Quốc đã xảy ra nhiều sự kiện lớn. Ngày 8 tháng 3, thiên thạch rơi xuống tỉnh Cát Lâm. Ngày 28 tháng 7 xảy ra động đất tại Đường Sơn. Ba nhà lãnh đạo của ĐCSTQ là Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức liên tiếp tử vong. Tháng 10 Trung Quốc xảy ra đảo chính’ “Tứ nhân bang” (hay còn được gọi là “bè lũ bốn tên”) bị bắt giữ, cách mạng văn hóa kết thúc. Tất cả những sự kiện nêu trên đều xảy ra vào năm 1976. Trên thực tế thiên thạch ở Cát Lâm và trận động đất ở Đường Sơn đều là hiện tượng thiên văn cảnh báo. Vậy năm nay, Trung Quốc sẽ xảy ra sự kiện gì?

Theo Nguyên Ca, Secret China
Kiên Định biên dịch

Video: Con đường sáng cho một sinh mệnh lạc lối

Exit mobile version