Người ta thường nghe nói về báo ứng hiện thế, tức quả báo xuất hiện ngay trong cuộc đời hiện tại, phúc báo cũng có mà ác báo cũng có. Quả báo hiện thế có thể như bóng theo hình, tức thời liền đến, việc vừa làm liền phát sinh báo ứng.
Những câu chuyện chân thực xảy ra vào thời đại Nam Bắc triều đã lưu lại những sử tích trong chính sử, giúp con người cảm ngộ con đường xu cát tị hung.
Báo ứng hiện thế: Hiếu tâm cảm ứng Thiên thượng, có phước báo tức thời
Ngô Minh Triệt, tự Thông Chiếu, người quận Tần, có cha Ngô Thụ, là tướng quân quân Lương Hữu của Nam triều. Minh Triệt từ ấu thơ đã có bản tính cương thực và hiếu thảo, nhưng cha qua đời khi ông còn nhỏ. Năm mười bốn tuổi, ông trong tâm cảm thấy ưu thương khi nghĩ đến mộ phần của cha chưa được tu sửa, liền nghĩ sẽ tu sửa lại nó. Tuy nhiên, vì nhà nghèo, không có tiền sửa sang phần mộ, nên ông càng chăm chỉ làm ruộng. Đương thời, có một đợt hạn hán nghiêm trọng, mùa màng trên mọi cánh đồng đều bị cháy sém. Minh Triệt bi thương vì tâm nguyện của mình không thể hoàn thành, vì vậy ông ngồi trên cánh đồng nứt nẻ, ngửa cổ hướng lên Trời nói lên tâm nguyện được sửa sang phần mộ của mình.
Đã mấy ngày rồi ông không ra ruộng. Một người hàng xóm từ cánh đồng trở về, nói với ông rằng những chồi non mới đã mọc trên cánh đồng. Minh Triệt nghĩ, vị hàng xóm chắc đang nói đùa mình phải không? Ông liền ra đồng kiểm tra, thì thấy những cây mạ mới đã mọc đầy mặt đất, đúng như lời hàng xóm nói. Khi mùa thu đến, mùa màng lại bội thu, đủ chi phí dùng để tu sửa ngôi mộ.
Đương thời, có một người họ Y rất giỏi bói mộ, nói với anh cả của ông rằng: “Vào ngày hạ táng, nhất định sẽ có người cưỡi ngựa trắng đuổi theo con nai đi qua mộ phần, đây là điềm báo người con út chí hiếu trong nhà sẽ được đại phú quý.” Sau này, dự ngôn quả nhiên ứng nghiệm, và Ngô Minh Triệt chính là con trai út của Ngô Thụ.
Sau đó phát sinh loạn Hầu Cảnh, loạn quân xâm phạm Bắc đô, việc canh tác nông sự bị xáo trộn, dẫn đến nạn đói. Những người hàng xóm trong làng Minh Triệt đang mắc kẹt trong nạn đói, lúc này nhà Minh Triệt vẫn còn hơn ba ngàn hộc (1 hộc là 10 đấu) kê và lúa mì dự trữ ngày thường. Vì vậy, Minh Triệt nói với các anh em của mình: “Nếu cứ tiếp tục như vậy, khả năng không bao lâu mọi người sẽ chết, chúng ta hãy lấy lương thực ra chia cho cả làng cùng hưởng.” Theo đó, họ tính toán số nhân khẩu để chia đều, người trong làng đều được chia như nhau, người nhà Minh Triệt cũng không ngoại lệ. Loạn quân nghe nói đến những hành vi cao thượng của người nhà Minh Triệt, đều tránh xa ông. Rất nhiều người trong làng nhờ có thiện cử của Minh Triệt mà sống sót.
Khi Trần Vũ Đế giành thiên hạ trấn thủ Kinh Khẩu, sớm đã nghe nói về đại nghĩa của Minh Triệt, chân thành mời ông thành lập liên minh. Khi Minh Triệt đến gặp Vũ Đế, Vũ Đế đã bước xuống đình để nghênh tiếp ông, nắm tay mời ông ngồi xuống.
Minh Triệt từng học tập thiên văn, độn giáp, lược thông thuật số dưới môn phái Chu Hoằng Chính tại Nhữ Nam, đối với sách sử kinh truyền cũng am hiểu, Vũ Đế đối với học vấn của ông cảm thấy rất ngạc nhiên. Khi Trần Vũ Đế đăng cơ, phong Minh Triệt làm An Nam tướng quân. Trần Hậu Vương cũng truy phong ông là Thiệu Lăng Hầu. (Nguồn: “Nam Sử‧Tập 66” Tống – Viên Su “Thông giám kí sự bổn mạt – Tập 24”)
Quả báo hiện thế: Ác báo vì vong ân phụ nghĩa
Vào năm Vĩnh An thứ ba của triều Bắc Ngụy, Nhĩ Chu Triệu tạo phản, dẫn kỵ binh tấn công kinh thành. Mọi chuyện xảy ra đột ngột, hoàng cung thất thủ, lúc đó Hiếu Trang Đế bên thân hoàn toàn không có hộ vệ vây quanh.
Hiếu Trang Đế bước ra khỏi Cổng Vân Long, gặp được đại tư mã Vương Huy đang chạy trốn trên lưng ngựa. Vương Huy trong năm Vĩnh An nguyên niên được Hiếu Trang Đế thăng chức tư đồ, năm Vĩnh An thứ hai được phong chức đại tư mã. Hiếu Trang Đế nhìn thấy Vương Huy như nhìn thấy một vị cứu tinh, lũ lượt hô hoán, nhưng Vương Huy vẫn không quay đầu, chẳng do dự thúc ngựa tấn tốc rời đi. Nhĩ Chu Triệu bắt được Hiếu Trang Đế, giam hãm vua trên lầu của chùa Vĩnh Ninh. Hiếu Trang Đế lạnh đến mức phải yêu cầu Nhĩ Chu Triệu đưa ông một cái khăn bịt đầu, nhưng Nhĩ Chu Triệu phớt lờ. Nhĩ Chu Triệu trú tại phủ thượng thư, đánh giết hoàng tử, ô nhục tần phi, dung túng binh lính cướp của giết người. Tư không, thượng thư, tả bộc xạ v.v. đều chết trong nạn Nhĩ Chu Triệu. Nhĩ Chu Triệu đày Hiếu Trang Đế dời đến Tấn Dương. Sau này ông bị giết trong chùa Tam Cấp trong nội thành, Hiếu Trang Đế khi đó hai bốn tuổi.
Người ta nói rằng Vương Huy đã một mạch chạy trốn đến Sơn Nam, đến nhà của Khấu Tổ Nhân, một cựu quan chức ở Lạc Dương. Khấu Tổ Nhân có ba thích sử trong gia đình, tất cả đều do Vương Huy tiến cử đề bạt. Vì mối quan hệ ân nghĩa cũ này, Vương Huy đã chọn vào phủ Khấu. Vương Huy mang theo một trăm cân vàng và năm mươi con ngựa, Khấu Tổ Nhân nhìn thấy những tài vật này liền khởi tham niệm. Sau khi tiếp đón Vương Huy, quay lại bí mật nói với các đệ tử của mình, rằng Nhĩ Chu Triệu sẽ phong thưởng quan chức thiên hộ hầu cho những người bắt được Vương Huy, mà sự phú quý này đang ở nhà ta hôm nay.
Khấu Tổ Nhân nghĩ ra một kế, phóng tin giả cho Vương Huy, nói rằng ông ta sắp bị bắt, buộc phải chạy trốn đến nơi khác lánh nạn. Vương Huy như một con chim bị trúng tên hoảng loạn, trên đường bị đám sát thủ do Khấu Tổ Nhân phái xuất chặn đường giết hại. Khấu mang đầu của Vương Chu đến cho Nhĩ Chu Triệu, kết quả Nhĩ Chu Triệu không thưởng gì cho ông ta.
Lúc đó Nhĩ Chu Triệu có một giấc mơ, Vương Huy nhập mộng nói với ông ta: “Tôi có hai trăm cân vàng và một trăm con ngựa. Chúng ở nhà Khấu Tổ Nhân, khanh có thể đến lấy chúng.” Nhĩ Chu Triệu cảm thấy mộng cảnh chân thật, liền phái người đến nhà bắt Khấu Tổ Nhân, đòi thu lại vàng và ngựa. Khấu Tổ Nhân nghĩ rằng có người đã bí mật tố cáo mình, vì vậy ông ta đã thú nhận sự thật và nhận tội, nói rằng ông ta thực sự chỉ có được một trăm cân vàng và năm mươi con ngựa. Nhĩ Chu Triệu nghi ngờ ông ta cất giấu tài sản, nên bắt ông ta giao hai trăm cân vàng và một trăm con ngựa theo đúng những con số mình mơ thấy.
Dưới âm ảnh của cái chết, Khấu Tổ Nhân đã giao toàn bộ ba mươi cân vàng và ba mươi con ngựa trong nhà cho Nhĩ Chu Triệu. Nhĩ Chu Triệu vẫn không tin, vô cùng tức giận, ra lệnh treo Khấu Tổ Nhân lên cây cao. Lúc này, một tảng đá bất ngờ rơi xuống, Khấu Tổ Nhân bị tảng đá đập trúng đầu, chết khi còn sống. (Nguồn: Tống – Viên Xu “Thông giám kí sự bản mạt‧Tập 22”)
Báo ứng hiện thế như bóng theo hình, đem lại cho con người hồi báo tức thời, đồng thời cũng cảnh tỉnh hậu nhân. Giữ thiện niệm trong tâm, không bị danh lợi tình cám dỗ dựa vào sự tu trì hàng ngày, cổ nhân lưu lại đạo đức chuẩn tắc của nhân lễ nghĩa trí tín v.v. và kinh nghiệm thực tiễn, đều là chỉ dẫn cho con người con đường lương thiện để xu cát tị hung.
Tác giả: Hoài Nhẫn Nhẫn, theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch