Đại Kỷ Nguyên

Báo ứng kinh hoàng: Đối xử tàn nhẫn với mẹ già, những người con lần lượt chịu báo ứng

Đời người có 4 câu hỏi lớn: Ta vốn là ai? Ta từ đâu tới? Chết rồi sẽ đi về đâu? Phải chăng luật nhân quả là có thật, thiện có thiện báo, ác có ác báo?

 “Vu Lan”, hay lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo Đại Thừa cũng như trong truyền thống của người Trung Hoa. Lễ Vu Lan thường cử hành vào ngày Rằm tháng 7, nghĩa là trùng với ngày Xá tội vong nhân theo quan niệm của người Á Đông. Xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp quỷ đói, lễ Vu Lan là dịp để con cái thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ tới công cha, nghĩa mẹ trong kiếp này và nhiều kiếp trước.

Truyền thuyết kể rằng, Bồ tát Mục Kiền Liên sau nhiều năm tu luyện đã đắc được phép thần thông có thể dùng mắt nhìn thấu khắp trời đất. Một ngày kia, ông thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác mà bị đọa làm quỷ đói, khổ sở vô cùng. Mục Kiền Liên mang giỏ cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Nhưng khi bà đưa thức ăn lên miệng thì tất cả đều hóa thành lửa đỏ.

Mục Kiền Liên quay về tìm Phật Tổ hỏi các cứu mẹ. Phật dạy rằng vào ngày Rằm tháng 7 phải sửa soạn lễ cúng để thỉnh chư tăng mười phương cùng hợp lực mới xong. Mục Kiền Liên làm theo và cứu được mẹ khỏi kiếp đọa đày quỷ đói. Từ đó, lễ Vu Lan ra đời và được coi là một ngày đại hiếu trong năm.

Nhân dịp Vu Lan đến, chuyên mục văn hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên xin kể lại câu chuyện có thật về luật nhân quả do tội bất hiếu gây ra. Để mỗi người cùng suy ngẫm và có trách nhiệm hơn với cuộc sống, trân quý những ngày tháng quý giá chúng ta đang trải qua, đặc biệt nhân dịp này có thể bày tỏ lòng biết ơn đến đấng sinh thành…

Câu chuyện có thật được kể  lại này đã xảy ra tại tỉnh Cát Lâm Trung Quốc

Tại một ngôi làng nghèo tại tỉnh Cát Lâm Trung Quốc có hai vợ chồng già nọ sinh được tổng cả 6 người con gồm 3 trai 3 gái. Cả đời họ đã làm lụng vất vả, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, bóp bụng để nuôi các con lành lặn khôn lớn. Không những thế họ còn chắt chiu từng đồng mồ hôi nước mắt không dám ăn, không dám mặc chỉ mong sao dành dụm được một số của hồi môn cho các con sau này có thể có của lập gia đình sinh sống.

Khi những người con khôn lớn, ai cũng được các cụ chia đều tài sản và lo đám cưới chu toàn. Tưởng chừng mọi tâm nguyện cả đời hai cụ đã hoàn thành, thì cụ ông vì lao lực quá sức lại tằn tiện ăn uống không đủ chất nên đã qua đời ngay sau khi lập gia thất hết cho 6 người con, cụ bà cũng vì vậy mà bị tai biến sau một tháng cụ ông mất nên nằm liệt tại giường không đi lại được, chỉ cử động được mỗi bàn tay phải.

Cả làng biết tin ai nấy cũng thấy hết sức thương tâm cho ông bà cụ vì cả đời lam lũ mà lại không được khỏe mạnh tuổi già để hưởng phúc. Những tưởng 6 người con là tài sản quý giá còn sót lại mà cụ bà có thể nương nhờ lúc tuổi già, nhưng đến lúc này sự việc mới nảy sinh.

Người ta thường nói:

Cha mẹ nuôi con biển trời lai láng

Con nuôi cha mẹ, con tính tháng ngày.

Câu thơ trên quả thật không sai trong câu chuyện này. Lúc cụ bà nằm xuống, ban đầu 6 người con còn thay phiên nhau chăm sóc bà cụ, nhưng chỉ vài tháng sau sự việc đã thay đổi…

Chính vì nuôi mẹ mà 3 chị dâu nảy sinh bất hòa với 3 cô em gái, thấy vậy nên rất lâu tầm mấy tháng 3 cô em gái mới ghé đến thăm bà cụ.

Một lần, 3 cô em gái cùng đến thăm bà cụ, lúc này bà đang ở nhà người anh cả. Thấy 3 cô con gái đến, bà cụ mừng rỡ nhưng giọng nói thoi thóp yếu ớt được phát ra từ trong cổ họng khô khốc, bà bảo: “Mẹ đói, mẹ đói…”, phải lắng tai hết sức ba cô con gái mới hiểu mẹ nói gì liền ra ngoài mua chút cháo đút cho mẹ ăn.

Cô dâu cả thấy được liền lại nói tiếng lớn rằng: “Mới cho ăn hai chén cháo mà đói đói gì, ăn nhiều vào rồi đi ra ngoài hết đó bắt tôi dọn à, làm vậy người khác tưởng tôi là bất hiếu không chăm sóc cho bà”.

Đợi chị dâu đi ra khỏi nhà, ba cô em mới sờ vào bụng mẹ thấy bụng tóp vào như bỏ đói lâu ngày còn thân hình bà cụ như da bọc xương, gương mặt bà cụ hốc hác khô khốc như không được uống nước, ba cô mới biết là chị dâu nói dối.

Bà cụ ăn cháo xong, nghỉ một lát mới tỉnh táo lại, ba cô hỏi chuyện mới được bà cho hay mấy tháng nay mỗi ngày bà chỉ được ăn một bữa, ngoài ra không ai quan tâm tới. Mấy hôm đầu còn ăn được đi vệ sinh còn được dọn dẹp, nhưng vì sợ dơ nên họ cắt giảm ăn uống lại và không dọn dẹp như trước, rất lâu họ mới dọn cho bà cụ.

Ba người con gái nghe vậy nên hôm sau thay nhau đem đồ ăn qua cho bà cụ. Một lần, họ hầm đồ bổ đút cho bà cụ ăn thì người con cả vào ném bát xuống đất và quát: “Ba cô làm như có hiếu lắm. Sao hôm trước bảo đem bà ấy về nuôi không chịu còn viện cớ thế này thế nọ, giờ để đây rồi đem đồ ăn qua. Bà ấy bị xuất huyết não ăn đồ bổ không được đâu, ăn xong rồi nhỡ có chết thì đổ cho tôi à…”.

Lúc này 2 người con trai còn lại và ba người con dâu đều có mặt. Một trận đấu khẩu xảy ra khiến hàng xóm đều tới xem xen lẫn xì xào bàn tán.

Vài tiếng sau, bà cụ vì đau buồn mà qua đời. Lúc này họ mới thôi cãi vã rồi chuẩn bị lễ an táng cho bà cụ.

Báo ứng đến

Chưa đầy hai tháng sau khi bà cụ mất, người anh cả nhập viện vì bệnh tai biến, cô dâu cả cũng nhập viện vì xuất huyết dạ dày.

Chỉ trong vòng một năm ấy, 5 người con ruột còn lại và tất cả dâu lẫn rể đều nhập viện vì những căn bệnh tương tự, kinh tế ngày càng u ám kiệt quệ vì bệnh tật. Riêng người con trai thứ 3 thì bị tai nạn nằm bất động hồi cuối năm.

Lưới trời lồng lộng. Bao nhiêu tai họa ập đến một lúc với tất cả thành viên trong gia đình ấy đã khiến mọi người trong làng đều khiếp sợ vì luật nhân quả do tội bất hiếu gây ra.

Suy ngẫm:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Mẹ là người mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày sinh ra ta. Cha là người vất vả làm lụng để nuôi dưỡng ta khôn lớn. Cha mẹ đều là người không quản khó nhọc đùm bọc ta từ lúc lọt lòng, khi ta chưa biết đi, chưa tự biết ăn, biết tự vệ sinh cho mình. Rồi lúc cha mẹ già yếu có phải chăng cha mẹ lại giống ta lúc mới sinh ra, cần người chăm sóc giống như thế.

Sáu anh em trên đều là con một nhà đều được sự yêu thương chở che của ba mẹ. Nhưng khi cụ già yếu, thấy mẹ không làm được gì phụ giúp họ được nữa, mà lại nằm một chỗ khiến họ phải thêm công chăm sóc. Sợ bẩn khi thấy mẹ ăn xong đi vệ sinh mất công dọn dẹp, nên bỏ đói mong mẹ chết sớm. Và nạnh nhau không ai muốn chăm sóc bà vì sợ mất thời gian cho công việc nhà của họ.

Họ không nghĩ được rằng họ đã nợ cha mẹ họ quá nhiều, nhưng lại đối xử tàn nhẫn với người đã cưu mang mình thì quả báo phải trả là tất yếu.

Chúng ta hãy yêu thương và hiếu kính cha mẹ khi họ còn sống. Vì cha mẹ đã dành cả cuộc đời để bảo bọc ta, nhưng ta dù có muốn cũng chỉ có thể dành chút thời gian của đời mình để đền đáp lại cha mẹ vì khi đó cha mẹ đã già và đến lúc rồi phải ra đi.

Nhã Thanh – Hữu Bằng

Xem thêm:

Exit mobile version