Thế giới này là một thế giới đa sắc – các quốc gia, dân tộc khác nhau đều có những màu sắc truyền thống đặc sắc của riêng mình. Những gam màu này không chỉ mang đến cho người nhìn cảm thụ thị giác bề mặt mà còn thừa tải nội hàm lai lịch lịch sử và truyền thống của một quốc gia, dân tộc.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nhân văn hiện đại hóa ngày nay, truyền thống chân chính so với “truyền thống” trong nhận thức phổ biến của đại chúng có vẻ tương đồng, nhưng cũng có những bất đồng, thậm chí có nhiều khác biệt rất lớn. Vì màu sắc truyền thống ở các nơi rất phong phú và đa dạng, chủng loại bàng tạp nên khó có thể diễn tả hết trong một bài viết, bài viết này chỉ nhắm vào một vài ví dụ về các loại màu sắc mà bạn đọc quen thuộc hơn, cùng các bạn khám phá bí ẩn của những màu sắc này.
Ngũ đức và ngũ sắc
Trong lý niệm của người Trung Quốc hiện đại, khi nói về màu sắc truyền thống, nhiều người, không hẹn mà gặp, có thể nghĩ ngay đến màu đỏ. Không ít người nghĩ rằng màu đỏ là màu lễ hội: khi kết hôn, người ta sẽ trang trí đại lượng sắc đỏ trong phòng ốc, cô dâu chú rể mặc áo cưới màu đỏ; trong dịp năm mới, người ta sẽ viết những câu đối Tết trên giấy đỏ; tất cả các loại lễ hội, lễ kỷ niệm đều quen sử dụng màu đỏ làm chủ đạo… đó là chưa nói đến những tuyên truyền của chế độ đỏ về cái gọi là “Trung Quốc Đỏ” vì những lý do chính trị. Trong suy nghĩ của nhiều người, màu đỏ dường như mang một nội hàm cực kỳ chính diện, người ta thực sự nghĩ rằng màu đỏ tươi chói lói chính là biểu tượng truyền thống của đại cát đại lợi.
Tuy nhiên, nếu bạn nghiên cứu văn hóa Trung Quốc cổ đại, bạn có thể phát hiện ra rằng, trong số ba tôn giáo truyền thống của Trung Quốc, bất luận là Nho giáo trung chính bình hòa, Đạo giáo thanh tịnh vô vi, hay là Phật giáo tứ đại giai không, đều không dung hợp với thứ kích thích thị giác cực độ của màu đỏ tươi hiện đại. Thời Trung Quốc cổ đại, tông màu sắc các triều đại khác nhau hoặc là trang nghiêm, hoặc là bình hòa, hoặc là giản dị, hoặc là tao nhã… nhưng đều không quá chói lói và kích thích mắt. Tính cách hướng nội của người Trung Quốc so với sự phô trương đến hoa mắt của màu đỏ tươi là hoàn toàn tương phản, khác biệt một trời một vực.
Vậy, màu sắc truyền thống của Trung Quốc là màu gì?
Ở đây chúng ta trước tiên cần tìm hiểu một học thuyết rất nổi tiếng do Trâu Diên, một bậc thầy về âm dương thời Chiến Quốc, đề xuất trên cơ sở thuyết Ngũ Hành, gọi là “Ngũ đức chung sử thuyết”. Tuy nhiên, bất chấp tầm ảnh hưởng to lớn của nó trong lịch sử, ngày nay nhiều người có thể vẫn chưa từng nghe về nó, bởi vì đại lượng văn hóa truyền thống ở Trung Quốc, trong vài thập kỷ qua, đã bị coi là “tàn dư phong kiến” và “cặn bã”, dẫn đến không ít những điều căn bản đã bị bỏ rơi.
“Ngũ đức” trong “Ngũ đức chung sử thuyết” dùng để chỉ 5 loại đức tính đại diện cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, tương ứng là Kim đức, Mộc đức, Thủy đức, Hỏa đức, Thổ đức. Mà “chung sử” (kết và khởi) chính là biểu thị ý nghĩa “ngũ đức” vận chuyển tuần hoàn lặp đi lặp lại. Điều nổi tiếng nhất của học thuyết này là nó đã giải thích sự luân hồi của các triều đại từ giác độ của Ngũ Hành sinh, khắc và có ảnh hưởng sâu sắc đến hậu thế.
Theo lý thuyết này, lý do tại sao một triều đại có thể thống trị thiên hạ, là vì họ đạt đến một đức trong năm ngũ đức mà thiên thượng ban cho. Nhà thống trị nhờ đức này mà thụ mệnh trời ban, nhờ đó mới có thể thành tựu Thiên tử. Nhưng khi đức của họ dần dần suy yếu, vương triều này sẽ ngày càng khó tiếp tục duy trì được sự thống trị của mình, lúc này vương triều có một đức trong trình tự ngũ đức kế tiếp sẽ xuất hiện, thay thế cựu triều mà đức hành đã suy yếu.
Để dẫn chứng một ví dụ cụ thể, Trâu Diên tin rằng: “Ngũ đức bất khả chiến bại, nhà Ngu là Thổ, nhà Hạ là Mộc, nhà Yên là Kim, nhà Chu là Hỏa” (“Chiêu minh văn tuyển” Lý Thiện chú dẫn), từ đó chiểu theo ngũ hành sinh khắc mà giảng: Mộc khắc Thổ, Kim khắc Mộc, Hỏa khắc Kim, do đó mà triều đại mới thay thế triều đại trước đó. Cho tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất tất cả các nước chư hầu, chính là lấy Thủy đức mà làm vua của thiên hạ. Theo lý luận của Trâu Diên, nhà Chu là Hỏa đức, vì vậy đến triều Tần, chính là Thủy khắc Hỏa.
Theo sự phát triển của lịch sử, sau đó lại xuất hiện thuyết ngũ hành tương sinh để thừa thụ triều đại trước, sau đó liền có các thuyết biến thể khác nhau được thiết lập dựa trên cơ sở lý luận tương sinh tương khắc… Vì không liên quan đến trọng tâm của bài viết này nên chúng ta không nói thêm.
“Ngũ đức chung sử thuyết” đã được lịch sử thừa nhận rộng rãi. Từ thời Tần, Hán đến thời Tống, Liêu và Tấn, quan phương của các triều đại đều thảo luận chính thức nhằm xác định vận đức của họ và bộc bạch cho thiên hạ. Sở dĩ như vậy là vì, dù có thế lực nào đó có thể dùng vũ lực cường đại để lật đổ triều đại trước, nhưng nếu họ không chứng minh được mình có đủ tính đức cần có để chính thống thụ mệnh Trời ban làm vua thiên hạ, thì khó mà khiến dân phục, và không thể trường tồn; vì vậy, đó cũng là căn cứ lý luận cơ bản để một triều đại giải thích sự thống trị hợp pháp của họ. Các quan phương triều Nguyên, Minh, Thanh tuy không chính thức tuyên cáo họ thuộc đức tính nào, nhưng các vị hoàng đế từ triều Minh đều tự xưng là “Phụng Thiên Thừa Vận Hoàng Đế”, cũng chính là xuất phát từ tư tưởng này.
Các triều đại khác nhau đối ứng với các đức tính khác nhau trong ngũ đức, và ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong văn hóa truyền thống đối ứng với năm màu: trắng, xanh, đen, đỏ và vàng. Do đó, các triều đại khác nhau cũng tôn sùng màu sắc khác nhau. Như đã đề cập trước đó, nhà Tần diệt nhà Chu, tin rằng đó là thuận ứng thiên đạo, dùng Thủy khắc Hỏa, mà Thủy đối ứng với màu đen; Tần triều tôn sùng màu đen, nên hoàng đế nhà Tần dùng sắc đen trong trang phục triều đình. “Sử ký: Tần Thủy Hoàng bổn ký” cũng xác nhận điểm này: “Thủy hoàng suy chung sử ngũ đức chi truyền, dĩ vi Chu đắc Hỏa đức, Tần đại Chu đức, chúng sở bất thắng. Phương lệnh Thủy đức chi thủy, cải niên thủy, triều hạ giai kỷ thập nguyệt sóc, Y phục mao tinh tiết kỳ giai thượng hắc”, (ý tứ là Hoàng đế khởi thủy dùng chung sử ngũ đức mà truyền, vì nhà Chu là Hỏa đức, nên Tần triều [Thủy đức] bất khả chiến bại Chu đức. Từ nay khởi đầu Thủy đức, khởi đầu niên đại mới, triều hạ bắt đầu từ mùng một tháng mười. Y phục, cờ xí đều màu đen).
Cũng giống như vậy, Đường huyền tông Lý Long Cơ đã viết trong “Phong thái sơn ngọc điệp văn”: “Thiên khải Lý thị, vận hưng Thổ đức”, từ đó có thể thấy rằng nhà Đường là Thổ đức; vì vậy, nhà Đường sùng thượng sắc vàng. Tuy nhiên, sùng thượng sắc vàng không có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể mặc y phục màu vàng. Ngược lại, màu vàng trở thành màu sắc chỉ được chuyên dụng ở hoàng thất, dân gian không được phép mặc nó.
Trong triều đại sùng thượng Hỏa đức, màu sắc phục sức có sắc đỏ, nhưng do đặc điểm kỹ thuật nhuộm cổ Trung Hoa và việc bài trừ các màu sắc chói mắt, nên màu đỏ thời xưa hoàn toàn khác với màu đỏ chói tức mắt ngày nay. Nói một cách chính xác, các màu có sắc đỏ như giáng, xích, chu, đan, hồng, phi, thiến v.v. trong cổ ngữ đều là những màu khác nhau, màu đỏ truyền thống thâm và dịu hơn, điều này tương đối dễ chấp nhận đối với mọi người. Lấy cung điện của triều đình nhà Minh và nhà Thanh làm ví dụ, màu đỏ chu sa trên tường cung điện thực sự là màu giữa đỏ, cam và xám hơn, không phải màu đỏ chói hiện đại. Đồng thời, nếu triều đình sùng thượng màu đỏ của Hỏa đức, thì có nghĩa là không phải ai cũng có thể tùy tiện sử dụng. Thử tưởng tượng, người dân bình thường có thể mặc quần áo cùng màu với hoàng đế? Vì vậy so với các triều đại khác, màu sắc này sẽ càng bị hạn chế nhiều hơn.
Ví dụ, mặc dù quan phương nhà Minh không chính thức công bố thuộc tính đức vận chính thức của họ trước thiên hạ, nhưng nhiều tài liệu chính thức cũng đề cập rằng nhà Minh là lấy Hỏa đức mà lập triều. Lưu Trần, quan đại thần đầu triều Minh, trong “Quốc sơ sự tích”, đã phát biểu minh xác như sau: “Thái Tổ dĩ Hỏa đức vương, sắc sùng xích”. Minh triều sùng thượng xích (màu đỏ) trong Hỏa đức, do đó dân thường không được lạm dụng. Màu đỏ được chia thành nhiều dòng đỏ khác nhau tùy theo sự khác biệt về sắc, và có quy định chi tiết về các dịp và thứ hạng được sử dụng. Dân gian bị cấm sử dụng màu đỏ đậm, bình dân phổ thông muốn dùng màu đỏ chỉ có thể dùng màu nhạt hơn như hồng đào, chỉ trong một số nghi lễ lớn mới được nới lỏng các hạn chế theo tình huống.
Điều đáng nói là chữ “红” (hồng) cổ đại và chữ “红” (đỏ máu) trong Trung văn hiện đại không cùng một khái niệm. Sách “Thược dược” của nhà Đông Hán có giải thích: “红, bạch xích bạch sắc”. Nói cách khác, “红” trong người Trung Quốc cổ đại thực chất là một loại màu hồng, không phải màu đỏ mà người ta nghĩ tới ngày nay. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc tìm hiểu của độc giả hiện đại, tác giả vẫn gọi “红” là các màu đỏ giáng (đỏ nâu), xích (đỏ thâm), chu (đỏ tươi), đan (đỏ cam) là những màu đỏ theo quan niệm của người hiện đại.
Ngoài ra, từ tầng cao hơn mà xét, mỗi triều đại đã viết nên lịch sử và để lại văn hóa cho các thế hệ sau, các nền văn hóa mà mỗi triều đại mang lại đều có nguồn gốc khác nhau, màu sắc thể hiện tự nhiên cũng khác nhau; đây cũng là biểu hiện của sự đa dạng về màu sắc truyền thống. Vì vậy, thuyết ngũ đức và ngũ sắc chỉ là giải thích ở tầng diện nhất định của thế gian, không phải là căn bản.
Do các màu sắc khác nhau được các triều đại khác nhau sùng thượng, nên thuyết gọi “màu đỏ là màu lễ hội truyền thống” là vô căn cứ. Thời nhà Thương là một ví dụ điển hình, người dân thời đó tin rằng màu đỏ là màu máu, tượng trưng cho cái chết, vì vậy màu đỏ trở thành màu sắc được dùng trong tang lễ, ma chay thời bấy giờ.
Tình huống cổ nhân khi xưa kết hôn mặc áo cưới cũng bất đồng. Trong các thời đại khác nhau đã xuất hiện các màu đen, trắng, trầm, nhạt, xanh, đỏ và nhiều màu khác đều xuất hiện, và ở Trung Quốc cổ đại, hiếm khi nghe nói cô dâu và chú rể đều được quấn một màu đỏ tuyền như bây giờ. Đa số họ, nếu có sử dụng màu đỏ thì cũng chỉ là một người mặc thôi, bởi sự phân biệt giữa nam và nữ nên người xưa đặc biệt cẩn trọng việc này.
Một ví dụ khác là câu đối xuân, có nhiều phán đoán khác nhau về nguồn gốc của chúng, kinh qua sự phát triển dần dần của lịch sử lâu dài, nó trở thành thứ giống như ngày nay, nhưng thuở ban đầu câu đối không phải được viết trên giấy đỏ. Một số quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Trung Hoa đã kế thừa phong tục từu xa xưa là trưng câu đối Tết vào dịp năm mới hoặc đầu xuân, và nó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Ví dụ, người Hàn Quốc cũng dán các câu đối xuân, và mọi người có thể thấy rằng hầu hết họ đều sử dụng chữ đen giấy trắng.
Ấn tượng của người Trung Quốc về câu đối xuân sắc đỏ là bắt đầu vào thời nhà Minh, khi những văn nhân viết câu đối xuân lên giấy đỏ nhạt và dán chúng lên tường hoặc cửa. Theo quan điểm màu sắc học mà nói, màu sắc này chỉ được sử dụng như một màu tô điểm cho hoàn cảnh xung quanh.
Nhưng đến thời Thanh triều, giấy đỏ không còn được sử dụng để viết các câu đối xuân trong hoàng cung. Theo “Tiền giấy nhà Thanh” ghi chép: “Đại nội cung điện đối xuân, sử dụng lụa trắng, do Hàn lâm Cẩn thư trình tấn.” Nhiều người đến thăm Tử Cấm Thành ngày nay và ngạc nhiên khi thấy câu đối xuân màu trắng bên trong, vì họ tưởng rằng câu đối xuân sắc đỏ mới là quan niệm truyền thống.
Ngoài ra, trong các trường sở tôn giáo truyền thống của Trung Quốc, chẳng hạn như câu đối xuân trong tự viện và am quán cổ, thường sử dụng giấy màu vàng nhạt, không dùng màu đỏ.
Màu sắc kỵ húy
Từ ghi chép trong chính sử có thể thấy, cổ nhân Trung Quốc từ bao đời này không sùng thượng màu đỏ, đặc biệt là không lấy màu đỏ làm chủ đạo như hiện nay, điều này thậm chí còn khó thấy hơn với kỹ thuật nhuộm cổ xưa. Trong số những tập tục được dân gian lưu truyền, màu đỏ vốn được nhiều người coi là biểu tượng của cát lợi, nhưng lại có không ít những cấm kỵ và ngoại lệ.
Nhiều người am hiểu dân gian đều biết rằng, dân gian đồn rằng ví tiền không thể là màu đỏ, nếu không sẽ phá tài lộc. Có nhiều cách giải thích khác nhau cho câu nói này: một số người nói rằng vì màu đỏ là thuộc Hỏa, trong ngũ hành sinh khắc, Hỏa khắc Kim, nên ví đựng tiền màu đỏ có thể khắc Kim tiền; một số người khác lại nói rằng màu đỏ là ẩn dụ của “xích tự” (thâm hụt), có nghĩa là rằng dễ tiêu hết tiền, hoặc huyết bổn vô quy (vốn liếng tiêu tán hết)… có đúng như thế không thì chúng ta không bàn, nhưng người ta không vô duyên vô cớ mà người ta kỵ húy một số loại màu sắc. Từ góc độ tâm lý học, con người trong tiềm ý thức chắc hẳn đã có tâm lý phòng bị đối với màu đỏ.
Về phương diện trụ trạch (nhà ở, căn hộ), hầu hết các thầy phong thủy đều phản đối việc đặt quá nhiều đồ vật hay tranh ảnh màu đỏ trong nhà khiến ngũ hành mất cân bằng, phá hỏng thế phong thủy trong nhà, tổn hại vận thế của gia đình. Các nhà tâm lý học cũng cho rằng đại lượng màu đỏ dễ khiến con người dễ bị kích động tinh thần, và không nên để mọi người tiếp xúc với màu này quá nhiều. Ở góc độ y tế, các bác sĩ phản đối việc sử dụng màu đỏ làm màu chủ đạo trong nhà. Ở trong môi trường có màu đỏ lâu dễ gây mỏi thị giác, dẫn đến một số tật bệnh liên quan, nguy hiểm đến sức khỏe.
Mọi người dường như có một bản năng cảnh giác và đề phòng đối với màu đỏ, và vận dụng nó vào đời sống xã hội, ví dụ, hầu hết các biển báo màu đỏ trên đường đều cho biết nguy hiểm hoặc cấm chỉ. Một số nghiên cứu tin rằng, điều này có thể liên quan đến kinh nghiệm con người tích lũy trong tự nhiên. Trong tự nhiên, dù là động vật, thực vật hay côn trùng, tuy không phải là tất cả, nhưng rất nhiều sinh vật màu đỏ tươi đều có độc. Vì vậy, mọi người luôn cảm thấy nguy hiểm khi nhìn thấy những sinh vật có ngoại diện màu đỏ tươi, điều này làm nảy sinh bản năng cảnh giác với loại màu sắc này.
Có một tình huống tương tự trong văn hóa. Dân gian Trung Quốc có một câu nói rằng “đan thư bất tường”, ý nghĩa là nhận được một bức thư viết bằng màu đỏ là không may mắn. Vì vậy, ngày nay một số người nói rằng bạn không thể viết một lá thư bằng bút đỏ, bởi vì các chữ trong một lá thư tuyệt giao đều là màu đỏ.
Có những căn nguyên lịch sử cho lập luận này. Thời xưa, quan ngự y dùng bút đỏ để ghi tên những người bị xử tử, ngoài ra trong dân gian còn truyền tụng rằng vua thường dùng bút chu sa để viết vào sổ phân định sinh tử. Điều này cũng khiến không ít người nghĩ rằng viết tên ai đó bằng mực đỏ có hàm ý là nguyền rủa người đó chết đi.
Dân gian còn truyền ngôn rằng màu đỏ dễ chiêu mời ma quỷ, nên một số lão nhân không cho người nhà mặc y phục màu đỏ vào ban đêm. Truyền ngôn này có đúng hay không thì không cần nói, nhưng nó liên quan đến một nền văn hóa cổ đại mà nhiều người không hiểu biết nhiều về nó, đó là nhiều quỷ quái được mô tả trong các cuốn sách cổ của Trung Quốc thời kỳ sơ khai đều có màu đỏ.
Ví dụ, trong kinh điển Phật giáo thời nhà Đường có tên “Pháp uyển châu lâm” mô tả một con quỷ “phu thể xích sắc, thân thậm trường tráng” (da đỏ thâm, thân thể cường tráng); trong “Linh quỷ chí” của triều đại Đông Tấn cũng nói về “nhất xích quỷ, trường khả trượng hứa” (một con quỷ đỏ, thân dài khoảng một trượng); trong” Luận hoành” của thời Đông Hán có ghi chép về “nhân kiến quỷ giả, ngôn kỳ sắc xích” (người thấy con quỷ, ngôn ngữ kỳ lạ, thân màu đỏ).
Không chỉ vậy, rất nhiều ma quỷ còn thích mặc y phục màu đỏ. Tập 319 của “Thái Bình hoàng ký” kể rằng một người bị bao vây bởi bốn đến năm trăm con quỷ. Chúng “đều mặc màu đỏ và dài hai trượng”. Sau đó, vì người bị bao vây đã nhất tâm mặc niệm thần Bắc Đẩu, nên mấy trăm con quỷ áo đỏ biết rằng người này “chính tâm tại Thần”, liền buông tha ông ta.
Không chỉ có thân màu đỏ, các thủ đoạn công kích của quỷ cũng có màu đỏ. Trong “Luận hoành” chương 22 về quỷ, có một câu nói rằng “quỷ, độc đồng sắc”; vì vậy quỷ phát xuất ra độc tính để tấn công cũng có màu đỏ; Trung văn mô tả “cung thi giai chu đồng” (cung và tên của quỷ đều màu đỏ) – thậm chí ngay cả vũ khí của nó, tất cả đều màu đỏ…
Tất cả những ví dụ trên đủ để minh chứng rằng màu đỏ trong văn hóa truyền thống Trung Quốc không phải là điềm cát tường như người hiện đại nghĩ tưởng. Tất nhiên, là một thành viên của sắc phổ, màu đỏ không nên bị kỳ thị, bởi vì các màu sắc khác nhau có sự phân biệt tầng thứ khác nhau, và nội hàm của chúng cũng hoàn toàn bất đồng. Những gì tôi đang nói ở đây chỉ là biểu hiện ở tầng diện văn hóa dân gian trên thế giới, giúp chúng ta có cái nhìn chính xác và bao quát hơn, từ đó mà cẩn trọng hơn khi sử dụng màu sắc này trong đời sống.
Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch