Đại Kỷ Nguyên

Bí ẩn truyền thừa: Những nghệ nhân thuyết xướng “Sử thi Vua Gesar”

Ảnh: Bí ẩn chưa được giải đáp - ET

Sự truyền thừa di sản thần kỳ đến nay vẫn chưa được giải đáp, những nghệ nhân mù chữ có thể xướng tụng bộ sử thi anh hùng hàng trăm vạn từ. Đằng sau nghệ nhân thuyết xướng sử thi Tây Tạng rốt cuộc có thần lực gì tương trợ? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Anh hùng là sự khởi đầu của truyền thuyết của mỗi dân tộc, chẳng hạn như sử Việt là Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, các đời vua Hùng dựng nước; lịch sử Hoa Hạ là Bàn Cổ khai thiên tịch địa, Nữ Oa nặn người vá trời, Hoàng Đế đại chiến Xi Vưu, v.v. Sử thi là trường thi tự sự ghi chép lại những nhân vật anh hùng.

Hôm nay, câu chuyện của chúng ta bắt đầu với bộ sử thi dài nhất thế giới, “Sử thi Vua Gesar” (Epic of King Gesar), được lưu truyền rộng rãi ở Tây Tạng và khu vực Trung Á. Người ta nói rằng “Sử thi Vua Gesar” đã có lịch sử hàng nghìn năm. Do tác giả bất tường, phiên bản bất đồng, bao gồm bản thảo viết tay, bản phục Tạng, bản khắc gỗ và bản dân gian thuyết xướng. Ngay cả khi không tính các phần điệp khúc, nó vẫn dài cả triệu dòng. Không hề khoa trương khi nói rằng, đó là sử thi dài nhất thế giới.

“Sử thi Vua Gesar” tổng thể được chia thành ba phần: chương mở đầu, chương chinh chiến và chương kết thúc. Chương mở đầu bắt đầu từ thời kỳ sáng thế, ở vùng đất Tây Tạng có rất nhiều ma quỷ chưa được hoàn toàn hàng phục, Thiên giới quyết định cử một vị anh hùng hạ thế để chế phục những quỷ quái đó, vì thế mà Vua Gesar đã giáng sinh, thông qua đua ngựa mà đăng quang vương vị, cưới mỹ nữ Châu Mẫu làm vương phi. Chương chinh chiến là sự tích anh hùng sau khi ngài xưng vương, đã hàng phục các chủng các loại ma vương v.v. Chương kết thúc bao gồm an định tam giới, quy hồi Thiên quốc v.v. Trong đó nội dung chương chinh chiến là dài nhất.  Năm 2018, “Sử thi Vua Gesar” không được tìm thấy trên mạng Trung Quốc đại lục, biến thành từ mẫn cảm, vì có người trong Lưỡng Hội (họp Quốc hội TQ) đã đọc nhầm vua Gesar đọc thành vua Sagar, sợ dân gian náo nhiệt nghị luận sai sót của lãnh tụ, do đó các mạng internet Hoa lục tự cảm thấy phải chặn “Sử thi Vua Gesar” một thời gian, vì vậy “Sử thi Vua Gesar” đã bị nhắm tới. Tuy nhiên, từ đó có thể thấy “Sử thi Vua Gesar” xác thực có lực ảnh hưởng không nhỏ.

Khía cạnh đặc biệt nhất của “Sử thi Vua Gesar” chính là phương thức thành văn của nó. Chúng ta đều biết rằng có rất nhiều sử thi nổi tiếng đã được lưu truyền rộng rãi trên thế giới, mọi người có thể biết ai đã viết ra chúng, ví dụ như sử thi “Iliad” và “Odyssey” cửu viễn được lưu truyền và có ảnh hưởng rất lớn ở phương Tây được viết bởi Homer, một tác gia mù lòa của Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, hậu nhân còn gọi “Iliad” và “Odyssey” là sử thi của Homer. Hai bộ sử thi nổi tiếng ở Ấn Độ, “Ramayana” và “Mahabharata”, tác giả của “Ramayana” là Yicang (Bami), tác giả của “Mahabharata” tương truyền là Viyasa. Tuy nhiên, “Sử thi về Vua Gesar” hoàn toàn do các nghệ nhân dân gian và kỳ nhân đồng pháp thuật biên soạn, không có tác giả mà có thể hình thành trường thi, truyền xướng ngàn năm, điều này quả hiếm thấy.

Xem video tại đây

Làm thế nào những thuyết xướng giả hoặc kỳ nhân này lại có được linh cảm này?

Có một số nghệ nhân là có văn hóa, biết chữ và có thể đọc hiểu văn tự Tây Tạng, chiếu bản thuyết xướng, có tố dưỡng âm nhạc rất cao. Một số nhân viên nghiên cứu đã phát hiện những nghệ nhân loại này trong quá trình điều tra tại Ngọc Thụ, Thanh Hải, họ thuyết xướng “Sử thi Vua Gesar” với khúc điệu vô cùng phong phú, có gần 80 khúc điệu, mỗi một nhân vật chủ yếu trong đó đều có khúc điệu riêng, ví như khi vua Gesar xuất trường có khúc điệu của Gesar, vương phi Châu Mẫu của ngài cũng có khúc điệu của Châu Mẫu, người địa phương nghe các nghệ nhân ngâm nga mỗi khúc điệu, đều có thể phân biệt nhân vật nào đang xuất trường. Các nghệ nhân thuyết xướng sống động như thật, người nghe cảm thấy như say như si.

Vậy làm thế nào những người này có thể chiếu bản thuyết xướng? Như chúng tôi đã đề cập trước đó, “Sử thi về Vua Gesar” là không có tác giả cố định, đều dựa vào nhân gian truyền xướng, nguồn gốc của nó vừa thần bí vừa huyền ảo. Đặc biệt là trong số nghệ nhân có rất nhiều người không biết chữ hoặc bán mù chữ, nhưng vẫn có thể miêu tả một cách trôi chảy lớp lớp những cuộc chiến hào hùng bằng thi cú điêu luyện. Hôm nay chúng ta hãy nói về những kỳ nhân kỳ sự này.

Đạo cụ thần kỳ

Có một nghệ nhân tên là Zabasenger ở huyện Giang Đạt, Xương Đô, khi thuyết xướng, ông cầm một tờ giấy, cầm tờ giấy đó liền có thể hát được. Nhưng điều thú vị là ông ấy mù chữ, và đôi khi ông ấy chỉ cầm một tờ giấy trắng không có chữ trong tay, nhưng chỉ cần ông ấy cầm tờ giấy có tính tượng trưng, ​​dường như ông ấy có thể nhìn và hiểu văn tự, sau đó liền có thể thuyết xướng một đoạn lớn. Có một số nghệ nhân sử dụng những chiếc mũ thần kỳ, khi họ bắt đầu thuyết xướng, trước tiên họ giới thiệu chiếc mũ của mình, hình trạng và ý nghĩa của nó, sau đó đội mũ lên đầu. Điều thần kỳ là, tựa như trong chiếc mũ thực sự có phép thần thông gì đó, đội chiếc mũ mang ý nghĩa tượng trưng, câu chuyện liền có thể hiện lên trong não của họ, sau đó họ liền có thể thuyết xướng.

Theo chúng tôi thấy, chiếc mũ hay tờ giấy trắng chỉ là đạo cụ, nhưng đối với các nghệ nhân, những đạo cụ này tựa như cây đũa phép của tiên nữ, được trang bị một loại siêu năng lực nào đó.

Còn có vị sử dụng một chiếc gương đồng. Ở Lewuqi, địa khu Xướng Đô Tây Tạng, một nghệ nhân tên là Kacha Zhaba, sau khi cung phụng gương đồng, lấy một nắm lúa mạch, thổi thổi không khí và rắc lên gương đồng, sau đó liền có thể nhìn thấy trên gương đồng hình tượng và văn tự, ông từ trong gương đồng đã sao chép 11 bộ “Gesar”, và Nhà xuất bản Nhân dân Tây Tạng đã xuất bản một bộ trong số đó, được phân thành hai phần, gọi là “Digar”.

Sau mộng được khai sáng

Ngoài việc sử dụng đạo cụ, còn một loại trải nghiệm nữa càng thần kỳ hơn. Tất cả họ, thời thơ ấu thường trải qua giấc mộng kỳ lạ, hoặc trải qua một sự tình gì đó, sau đó mắc một căn bệnh kỳ quái, trong khi trị bệnh họ được nghe các Lạt ma trong tự viện tụng kinh niệm Phật, khai mở trí huệ thuyết xướng “Sử thi Vua Gesar”, từ đó họ không ngừng thuyết xướng.

Ví dụ điển hình là nghệ nhân Zaba, ông sinh năm 1905 và ly thế năm 1986 ở tuổi 81. Năm 1913, khi Zaba 8 tuổi, một sự kiện lớn đã xảy ra. Zaba bé nhỏ bị mất tích, bảy ngày trôi qua, cha mẹ tuyệt vọng nghĩ rằng cậu bé đã gặp phải bất hạnh, vì vậy họ đã thỉnh cầu Lạt ma niệm kinh để siêu độ cho cậu bé. Tuy nhiên, lúc này, họ bất ngờ phát hiện cậu bé đang nằm ngủ sau tảng đá lớn cách nhà không xa. Khi được tìm thấy, cậu bé lấm lem bùn đất và ngáp liên tục, không biết rằng đã 7 ngày trôi qua. Bản thân cậu nói rằng cậu cảm thấy đó chỉ là một giấc mơ dài, trong mộng cậu thấy đại tướng Danma thủ hạ của Gesar mổ bụng cậu, móc hết lục phủ ngũ tạng của cậu ra, sau đó đặt cuốn sách chứa sử thi vào đó. Kể từ đó về sau, người chưa bao giờ đi học như cậu trở thành một người hát hay, trong bụng chứa đầy chữ, bắt đầu không ngừng nói thi cú về Vua Gesar.

Ban đầu người dân trong thôn không biết điều đó, khi nghe cậu bé lẩm bẩm một mình, họ nghĩ cậu bị điên. Sau đó có người nói, những gì đứa trẻ này nói dường như là những câu chuyện của Gesar. Sau ba ngày nữa, tình hình không có gì tiến triển, vì vậy cha cậu dẫn con đến Tự viện Bianpa gần đó, thỉnh cao tăng Bianpa Rinpoche xem cho cậu. Nghe nói, cao tăng Rinpoche ngày đó đã dự cảm sẽ có người tới cửa, nên đã dặn dò trước các đệ tử: Hôm nay, cửa chùa phải mở rộng, vô luận là ai đều mời vào. Khi cao tăng Rinpoche nhìn thấy tiểu Zaba, ông chậm rãi nói với cha cậu: “Ông cứ yên tâm về đi, đứa trẻ này không sao cả, hãy để nó lưu lại đây vài ngày.” Cao tăng Rinpoche hướng dẫn lấy một cái thau lớn bằng đồng được đổ đầy nước và sữa, rồi đặt Zaba vào để tắm. Sau đó, cao tăng tự mình ngồi một bên niệm kinh. Ba ngày sau, lại làm lại một lượt nữa. Dần dần, Zaba đã có thể tự mình kiểm soát việc thuyết xướng. Không lâu sau khi Zaba trở về nhà, một vị lạt ma Tây Tạng trở về sau khi chầu Phật ở Ngũ Đài Sơn, đi ngang qua Bianba và đến nhà của Zaba. Ông nói với mẹ của Zaba: hãy dưỡng dục cậu bé thật tốt, đừng để nó bị ô nhiễm bởi những thứ bẩn thỉu và xui xẻo, hãy giữ nó vĩnh viễn kiền tịnh, con trai của bà còn bảo quý hơn một ngôi nhà bằng vàng.

Zaba, người trở về nhà từ tu viện, đã hoàn toàn khác với trước đây. Cậu bé hễ mở miệng liền hát về câu chuyện của Vua Gesar. Không cần suy nghĩ, không cần chuẩn bị, cứ như thể đã học thuộc lòng. Cậu hát cho gia đình và cho những người trong làng nghe, và mọi người đều khen hay. Kể từ đó, Zaba bắt đầu sinh nhai bằng thuyết xướng “Sử thi Vua Gesar”. Dù ở quê nhà, hay trải qua những tháng năm hành khất nơi khách cư dị địa, kinh qua nhiều cuộc vận động sau năm 1949, Zaba vẫn luôn có thể thuận lợi và trôi chảy thuyết xướng hàng trăm vạn từ của “Sử thi Vua Gesar”.

Cũng có một nghệ nhân thuyết xướng khác tên là Yumei, kể rằng vào mùa xuân năm cô 16 tuổi, Yumei đã ngủ gật khi cô và bạn diễn nữ Tseringhi đưa bò đến lưng núi để chăn thả. Lúc này cô có một giấc mơ kỳ lạ, mơ thấy trước mặt có hai cái hồ lớn, một hồ nước đen và một hồ nước trắng. Một con quái vật mặt đỏ nhảy ra khỏi hồ nước đen muốn lôi cô xuống hồ, khi cô vùng vẫy trong tuyệt vọng thì một tiên nữ đội ngũ phật quan, tượng trưng cho 5 loại trí huệ trong Phật giáo Mật Tông, xuất hiện từ trong hồ nước trắng, thập phần mỹ lệ. Vị tiên nữ giải cứu Yumei và nói với con quái vật: “Cô ấy thuộc về Vua Gesar của chúng ta, ta muốn dạy cô ấy truyền bá nghiệp tích anh hùng của Gesar cho người dân Tây Tạng, một câu cũng không sai.”

Lúc này, một cậu thiếu niên y phục trắng khác đến từ hồ nước trắng, họ đã tắm rửa cho cô và đưa cho cô những viên đá quý và chín chiếc bờm ngựa trắng để cô về nhà. Sau đó một thần ưng khác liền bay tới, đưa cô lên đài thiên táng và mổ một miếng thịt trên vai cô để dâng lên Thần. Cô tỉnh dậy trong đau đớn. Sau khi trở về nhà, Yumei cũng thể hiện trạng thái giống như Zaba ở trên, lẩm bẩm tự ngôn một mình, thần trí bất minh, kéo dài hơn một tháng. Cha cô đến Tu viện Rebudan và nhờ cao tăng Yonggong niệm kinh cho Yumei. Sau bốn hoặc năm ngày, cô bắt đầu thanh tỉnh, và khi hoàn toàn bình phục, cô ấy liền có thể thuyết xướng “Sử thi Vua Gesar”.

Không tình cờ, một nghệ nhân thuyết xướng tên Tang Châu cũng trải qua điều tương tự vào năm 11 tuổi. Một ngày nọ, khi ông lên vùng núi phía bắc Tây Tạng để chăn cừu, thì gặp một cơn mưa phùn. Tang Châu đưa bầy cừu đến một hang động, tự mình vào hang để trốn mưa, và ngủ thiếp đi trong vô thức. Trong mộng, ông đã đánh nhau với một số người, và vua Gesar đã giải cứu ông. Khi ông cảm động nói lời cảm tạ, liền tỉnh dậy. Từ lúc đó, ông bắt đầu tinh thần hoảng hốt, cha ông đã đưa ông đến chùa Trọng Hộ để thỉnh pháp sư Liệt Đan kiểm tra. Ông đã khỏe lại sau vài ngày ở tu viện, một đêm ông nằm mơ thấy mình đang đọc cuốn “Sử thi Vua Gesar”, hết cuốn này đến cuốn khác, thập phần thú vị. Khi tỉnh dậy, nội dung cuốn sách tự nhiên hiện lên trước mắt ông, và kể từ đó, ông bắt đầu diễn xướng “Sử thi Vua Gesar”.

Lại nói về Tsering Zhandui, một nghệ nhân thuyết xướng đến từ huyện Thân Trát, Tây Tạng. Một đêm khi 13 tuổi, ông có một giấc mộng kỳ lạ. Ông mơ thấy hùng sư Gesar dẫn đầu đoàn quân thắng lợi trở về, bèn hào hứng chạy về phía trước, kính hiến một chiếc khăn choàng trắng tinh khiết cho Gesar, người mà ông sùng bái trong tâm. Vào ngày thứ ba sau giấc mộng, ông bắt đầu thuyết xướng “Sử thi Vua Gesar”. Có vẻ như việc Tsering Zhandui có được năng lực này là do Trời định, bởi vì trước đó đã phát sinh một sự kiện.

Do mẹ mất sớm nên cha và chị gái rất chiều ông, khiến ông thập phần bướng bỉnh và nghịch ngợm. Khi lên 9 tuổi, ông đã đánh một đứa trẻ cùng làng rất nặng, bị người nhà mắng mỏ nặng nề, tức giận bỏ chạy khỏi nhà và trốn trong một hang động tên là Tagaji. Khi ông đang ngủ gật trong hang tối, ông nhìn thấy một vị lạt ma đến và hỏi: “Khi cậu lớn lên sẽ lấy việc thuyết xướng ‘Sử thi Vua Gesar’ làm chính, hay là làm quản lý tự viện?” Tsering Zhandui không cần suy nghĩ, đáp luôn: “Tôi muốn hát ‘Sử thi Vua Gesar’!” Sau khi tỉnh dậy và trở về nhà, mặc dù không nói gì cả, nhưng sau đó ông thường thấy câu chuyện của Vua Gesar trong những giấc mơ của mình. Sau khi 13 tuổi, ông đã có thể thuyết xướng. Ông thuyết xướng rất hay, một truyền mười, mười truyền trăm, những người chăn cừu ở các khu vực gần đó rất thích ông.

Khi thuyết xướng, ông nhắm hờ mí mắt, không nhìn khán giả mà tập trung toàn bộ vào thuyết xướng. Tsering Zhandui có thể thuyết xướng 63 bộ “Sử thi Vua Gesar”. Ông có thể hát xướng một mục lục Sử thi gồm những câu chuyện hoàn chỉnh đầu đuôi theo phương thức tóm tắt. Bản tóm tắt này được viết đầy đủ văn vần, trước có tụng từ, sau đó trực tiếp tiến nhập vào chính văn. Mỗi một bộ đều có 4 đến 8 câu thơ, giới thiệu nội dung tình tiết chủ yếu của bộ. Ông nói, chỉ cần bản thân không ăn thịt bẩn, không để thân thể gặp xui xẻo, cũng không châm cứu, liệu khảo, hỏa xúc (tiếp xúc với lửa), thì kinh lạc sẽ bảo trì thông suốt, Thần kể chuyện mới có thể giáng chữ vào đầu não ông, giúp ông không ngừng tiếp nhận linh để cảm thuyết xướng và áp vần khúc trường thi một cách sinh động. 

Các nghệ nhân thuyết xướng “Sử thi Vua Gesar” không được truyền thừa từ sư phụ hay cha truyền con nối, họ tin rằng bản lĩnh thuyết xướng sử thi hoàn toàn dựa vào “duyên phận”, dựa vào sự khai sáng của “thần linh”. Các nghệ nhân thuyết xướng thế hệ này đến thế hệ khác lại xuất hiện, là chuyển thế của những nhân vật nào đó có quan hệ với Vua Gesar, do đó họ có thể dễ dàng hát xướng hàng vạn từ bộ sử thi về những câu chuyện huyền thoại.

Phục Tạng

Có một phương thức khác gọi là “phục Tạng” để có được năng lực thuyết xướng. Cách gọi “phục Tạng” là một phương thức kinh điển của Tạng Kinh, được cho là có nguồn gốc từ đại sư Rinpoche. Ông đã cất giấu Pháp của mình ở một số nơi, chờ đợi người có duyên đến lấy. Khi thời cơ đến, một người nào đó sẽ căn cứ theo chỉ điểm đến một cái hồ, một tảng đá hoặc một hang động để lấy nó. Bề ngoài họ có thể chỉ lấy ra được một vài câu, và thông qua vài câu này, họ có thể lĩnh ngộ toàn bộ nội dung của một số kinh thư. Và một số nghệ nhân thuyết xướng nói là đã đắc được câu chuyện về Vua Gesar theo phương thức tương tự. Những nghệ nhân như vậy còn được gọi là “nghệ nhân đào kho tàng”. Có một nghệ nhân tên là Cách Nhật Kiên Tham, đến từ Quả Lạc, Thanh Hải, ông ấy trong mông lung mà đắc được một loại linh cảm, với linh cảm này ông liền có thể viết ra sử thi bằng một cây bút. Các chuyên gia địa phương đã thẩm định nội dung ông ấy viết ra, nó thật tuyệt vời. Bản thân ông ấy nói rằng, ông có thể viết 120 bộ, tính đến thời điểm phỏng vấn, ông ấy đã viết được hơn 30 bộ.

Có vẻ như, không chỉ Vua Gesar là một huyền thoại, mà ngay cả những người Tây Tạng, những hậu duệ hết đời này đến đời khác hát về câu chuyện của Vua Gesar, đều có huyền thoại. Có lẽ chính vì sự tương trợ bất khả trắc của thần thánh đằng sau nó, mà “Sử thi Vua Gesar” có thể kinh qua hàng nghìn năm vẫn được lưu truyền nguyên vẹn.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version