Đại Kỷ Nguyên

Bộ ba kinh điển giáo dục trẻ em truyền thống (P.2): Bước đi đầu tiên của đời người, phép tắc đầu tiên của thiên hạ

Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Trong đó phải nói đến bộ ba kinh điển giáo dục truyền thống “Đệ tử quy”, “Tam tự kinh” và Thiên tự văn”, với những bài học đầu đời cho trẻ em vô cùng ý nghĩa.

Tiếp theo Phần 1.

Video: Phim hoạt hình “Tam Tự Kinh”

2. Thiên hạ đệ nhất quy – Thần thái của Đệ tử quy

“Đệ tử quy” được ca ngợi là “Nhân sinh đệ nhất bộ, thiên hạ đệ nhất quy” (Bước đi đầu tiên của đời người, phép tắc đầu tiên của thiên hạ). Đây là bộ sách vô cùng quan trọng, đối với các giáo trình kinh điển giáo dục trẻ em truyền thống của chúng ta, bộ sách này là nền tảng của nền tảng, bởi nó chú trọng hành vi cụ thể, rất thích hợp với con người hiện đại.

Nói đến “Đệ tử quy”, rất nhiều người liên tưởng đến HiếuTuy nhiên, cần phải nói rõ rằng, “Đệ tử quy” giảng “phiếm ái chúng” (Yêu thương tất cả mọi người), Hiếu chỉ là một trong đó thôi, nhưng cũng rất quan trọng, vì Hiếu là nền tảng, nhưng tuyệt nhiên không phải là tất cả.

Chúng ta nói về kết cấu của “Đệ tử quy”. Bắt đầu bằng đức Hiếu đễ, quy về “phiếm ái chúng” (yêu tất cả mọi người). “Sơ đồ hòa hợp Thánh Đức giáo hóa mọi người” này, mũi tên quay ra ngoài gọi là Thánh Đức giáo hóa mọi người. Thánh nhân giảng đức, giảng đức có người không hiểu, nên chia thành 7 đức hạnh cụ thể: Hiếu, đễ, cẩn, tín, phiếm ái chúng, thân nhân (gần gũi với bậc nhân đức) và dư lực học văn (sức còn dư thì học văn hóa). Bảy đức này là Thánh giáo hóa 7 đức.

Trí huệ con người càng nhỏ thì càng phải nói cụ thể rõ ràng. Lấy ví dụ: Có đứa trẻ rất nhỏ, quý vị nói với nó “con phải trọng đức”. Vậy “Đức” là cái gì? Nó không hiểu. Quý vị nói “con phải hiếu thuận với mẹ”. Hiếu là gì? Nó nói vẫn không hiểu. Quý vị nói “con đi đấm lưng cho mẹ đi”. Nó liền đi ngay.

Ảnh minh họa: Dẫn theo jh1z.com

Nếu từ góc độ tu dưỡng mà nói, chúng ta bắt đầu từ 7 phương diện này, làm tốt 7 loại biểu hiện trong quan hệ cha, con, anh, em, v.v… Do đó có sơ đồ khác, mũi tên quay vào trong gọi là “Sơ đồ hòa hợp đến với Thánh, quay về Thiện”, quy về “Phiếm ái chúng”. Do đó “Đệ tử quy” dùng sơ đồ này giảng thì vô cùng rõ ràng, một cái là “Đệ tử quy” chia làm 7 bộ phận, một cái là trung tâm của “Đệ tử quy”, đó là phiếm ái chúng.

“Đệ tử quy” bắt đầu từ “Giáo huấn của Thánh nhân”, rồi đến “Thánh và Hiền, có thể dần dần đạt đến”. Thực sự là từ đầu chí cuối đều nói về thánh nhân. Nói về thánh nhân, “Thánh” là thiên nhĩ thiên khẩu (tai trời mắt trời), là người thay trời thuyết giảng. Thánh nhân thời cổ đại còn có thể chia làm hai loại: một loại mà đại diện là  Thương Thang, Chu Công, Khổng tử, v.v…, là thánh nhân nhập thế; một loại đại diện là Lão Tử, Thích Ca Mâu Ni, Jesus v.v.., là thần thánh, là thánh nhân xuất thế.

Trong văn hóa truyền thống có cách nói nhập thế và xuất thế. Thánh nhân có phân chia nhập thế và xuất thế. Đương nhiên trước thời Lão Tử, Đại thánh nhân mới là người thống trị tối cao, người nắm quyền lực tối cao trong thiên hạ, là người có đạo đức tối cao, chính là Tam Hoàng Ngũ Đế và 3 đời minh quân Hạ, Thương, Chu.

Vậy vừa là thánh nhân, vừa là thần thánh thì là ai? Đó chính là Hoàng Đế – người khai sáng nền văn minh 5.000 năm Trung Hoa. Ngài vừa là thánh nhân trong xã hội loài người, vừa là thánh nhân xuất thế, ngài là bậc Đại Thánh. Cũng nói thêm rằng Ngài làm đế vương vô cùng tốt, mưa thuận gió hòa, không trộm cướp, thiên hạ giàu có thái bình. Còn về tu luyện, Ngài cũng tu rất tốt, cuối cùng công thành viên mãn, cưỡi rồng vàng bay lên trời. Đây là Hoàng Đế – tổ tiên của dân tộc Trung Hoa.

Người Trung Quốc kính tổ, chú trọng thờ tổ vì coi tổ tiên là thần, điều này đều bắt nguồn từ đây. Nhưng Lão Tử là người trong dân gian, Lão Tử không phải là đế vương trị vì thiên hạ thái bình. Ngài muốn để con người ngộ Đạo, do đó Ngài đã để lại một quyển sách, để hậu nhân tham ngộ. Giáo huấn của thánh nhân trong “Đệ tử quy”, thánh nhân nói trực tiếp là chỉ Khổng Tử, nhưng chúng ta giảng nghĩa rộng, bao gồm các bậc chí thánh đức cao từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây.

3. Tam tự kinh – Kim chỉ nam chuyên cần học tập

“Tam tự kinh” là kim chỉ nam cho sỹ đệ tử chuyên cần học tập. Bộ sách giảng mọi sự vật hiện tượng thế gian rất rộng lớn và phức tạp. Nội dung “Tam tự kinh” giảng bao nhiêu phương diện? Nói tóm lại là “Cần học” (chuyên cần học tập). Điều này có khác biệt với “Phiếm ái chúng” của “Đệ tử quy”. Phiếm ái chúng là 1 trong 7 phương diện của “Đệ tử quy”. “Cần học” ở đây không phải là một trong số đó, mà toàn bộ “Tam tự kinh” giảng là “cần học”

Thứ nhất là giảng nguyên nhân của Cần học, cũng là mục đích của học tập

Nguyên nhân của “Cần học” là gì? “Nhân chi sơ, tính bản thiện. Tính tương cận, tập tương viễn. Cẩu bất giáo, tính nãi thiên. Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên(Tạm dịch: Lúc ban đầu của con người vốn tính thiện, tính bản thiện đó gần gũi nhau và gần với tính của trời đất tự nhiên, nhưng những thói quen tật xấu tiêm nhiễm làm con người càng xa rời bản tính thiện đó. Nếu không được giáo dục thì bản tính thiện đó sẽ thay đổi trở lên xấu. Cái đạo của giáo dục, quý ở chuyên cần). Mấy câu này chính là nguyên nhân của Cần học.

Nhân chi sơ, tính bản thiện. Con người vốn là thiện lương, nếu không giáo dục, nếu không chăm chỉ học tập, thì sẽ “Cẩu bất giáo, tính nãi thiên”. Nếu không tiếp thu giáo dục, không học tập, cái bản tính thiện đó của con người trong quá trình bị tiêm nhiễm bởi thế tục sẽ biểu hiện càng ngày càng ít đi. Đây chính là nguyên nhân của “Cần học”.

Trong sách “Học Ký” cũng nói “người không học, không biết đạo”. Do đó con người ắt phải học tập, giữ gìn và duy trì bản tính thiện lương. Vì vậy, chúng ta khái quát phần này là:

Bản tính con người là Thiện, bản chất giáo dục là gìn giữ Thiện.

Ảnh minh họa: Dẫn theo shxinke.net

Thứ hai là nghĩa vụ của Cần học

Trong “Tam tự kinh” có “ấu” trong “ấu bất học, lão hà vi” (bé mà không học thì đến già vẫn chẳng làm nổi việc gì), và “tử”, “thiếu thời”  trong “vi nhân tử, phương thiếu thời. Thân sư hữu, tập lễ nghi” (là phận làm con, khi còn niên thiếu, cần gần gũi thầy và bạn mà học tập lễ nghi). Từ 2 điểm này có thể nhìn ra là “trẻ em”.

Do đó “Cần học” ở đây là muốn nói về trẻ em. Những tấm gương học tập mà sau đó “Tam tự kinh” nói rất đặc biệt, như Tô Lão Tuyền, Lương Hạo, v.v… nhưng chủ thể học tập mà sách nói đến là trẻ em. Ở đây, chúng ta tại sao nói là “nghĩa vụ”? Hai câu này “dưỡng bất giáo, phụ chi quá; giáo bất nghiêm, sư chi đọa” (nuôi mà không dạy là lỗi của cha; dạy mà không nghiêm là sự lười biếng của thầy) đã nói rõ nghĩa vụ của phụ huynh và của thầy giáo. Sau đó tuy có nói trẻ em phải chăm chỉ học tập là nghĩa vụ, nhưng “Tam tự kinh” trước tiên giảng phụ huynh, thầy giáo có trách nhiệm ủng hộ giáo dục, đốc thúc học tập, nghiêm khắc dạy dỗ hướng dẫn.

Phần tiếp theo là nội dung của Cần học. Bộ phận lớn này là một bộ phận trung tâm của của “Tam tự kinh”. Nội dung của Cần học, trước tiên, có câu nói này: “Thủ hiếu đễ, thứ kiến văn” (Hiếu đễ đầu tiên, rồi mới đến kiến thức). Do đó nội dung học tập chia làm 2 bộ phận lớn: Hiếu đễ và Kiến văn.

Thứ kiến văn” (Sau rồi mới đến kiến thức), Kiến văn chia làm 3 loại: Thứ nhất là tri thức thường thức trong cuộc sống hàng ngày, tức là chữ số như “1 đến 10, 10 đến 100, 100 đến 1.000, 1.000 đến vạn”, còn có thường thức như ngũ hành, lục súc, thất tình, bát âm; thứ hai là Kinh điển, kinh điển Nho gia như Hiếu kinh, Tứ thư, Lục kinh, Ngũ tử v.v…; thứ ba là Lịch sử, là lược sử 5.000 năm dân tộc Trung Hoa, cộng thêm “Thủ hiếu đễ” là nội dung 4 phần của “Tam tự kinh”.

Tiếp đó là các tấm gương học tập. Nếu như chúng ta đưa phần này vào trong Kiến văn, để nó trở thành một phần của nội dung học tập cũng rất tốt. “Cần học” của ai? Cần học của thánh hiền, Cần học của quan, Cần học của người nghèo khổ, Cần học của người già, Cần học của nam, Cần học của nữ, đều là các tấm gương của Cần học.

Cuối cùng, kết quả học tập là gì? “Vẻ vang trước tiên, sau là giàu có; trên dốc sức phò vua, dưới làm lợi cho dân. Gây dựng danh tiếng, hiển vinh cha mẹ”. Đó là kết quả của học tập.

Do đó, tổng thể “Tam tự kinh” giảng là Cần học. Sơ đồ Cần học này là nguyên nhân và nghĩa vụ của Cần học. Nội dung của Cần học có 4 nội dung: Hiếu đễ, Thường thức, Kinh điển, Lịch sử. Cuối cùng là tấm gương và kết quả của Cần học.

Từ nội hàm tinh thần văn hóa truyền thống, có thể nói, “Tam tự kinh” đã giảng 2 vấn đề căn bản: Trời phù hộ người thiện và Đạo Trời thưởng người chuyên cần.

(Còn tiếp)

Theo tác giả Đồng Hân
Hải Sơn biên dịch 

Xem thêm:

Exit mobile version