Mỗi người một cảnh đời! Người vào sinh ra tử với bom đạn chiến tranh, người vùi đầu nghiên cứu khoa học mãi trời Tây, người từng đau đáu hàng ngày với những vấn đề an sinh xã hội … nhưng nay quy tụ về đây, cùng chung một tiếng nói lòng gửi tới bạn đọc hữu duyên.
Đó là câu chuyện của nhiều tướng lĩnh trong quân đội, các cựu lãnh đạo, nhà quản lý… những người đã từng rất có tâm huyết với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam. Sau bao năm nếm trải sóng gió cuộc đời, chưa kịp nghỉ ngơi thì họ lại rơi vào cảnh bệnh tật hành hạ liên miên. Khi phải tặc lưỡi buông xuôi cho số phận, may mắn thay, họ đã biết được môn tu luyện khí công Pháp Luân Công. Cuộc đời tức thì ngoặt sang trang mới, tươi đẹp và hạnh phúc tràn đầy.
Thiếu tướng Phan Khắc Hy – 93 tuổi, TP. HCM
Thiếu tướng Phan Khắc Hy – nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân; nguyên Phó tư lệnh Bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội khóa VIII; Phó Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh
Chỉ cần gõ tìm kiếm trên mạng chữ “Tướng Phan Khắc Hy”, lập tức bạn sẽ có cả một kho tư liệu về ông, người cả đời gắn với binh nghiệp. Ngay từ năm 23 tuổi, ông đã là Tỉnh đội trưởng, phó Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Quảng Bình. Tướng Phan Khắc Hy không chỉ nổi tiếng vì binh nghiệp, mà còn là với những giá trị đạo đức, nhân văn, mối tình sâu đậm đẹp như truyện kể có một không hai với người vợ.
Năm 2016 ông bị Zona thần kinh số 5 ‘ăn’ vào não. Rong ruổi khám chữa ở 5 bệnh viện lớn tại Sài Gòn mà không được, ông lại bay ra Hà Nội, cùng con gái, con trai đi gặp các bác sĩ đầu ngành của bệnh viện Việt Đức, Việt Xô, Bạch Mai, Viện Quân đội 108… nhưng tất cả các chuyên gia đều lắc đầu! Ông đã cho gói ghém các huân, huy chương… để chuẩn bị… ‘đi’…
Hết thuốc, cô em gái của ông là bà Phan Thị Xuân đã thử hướng dẫn ông tu luyện Pháp Luân Công nhưng cũng chẳng dám hy vọng nhiều, vì biết rằng tu luyện phải đến từ tâm mà ông thì vốn là một người đầy chất lính, luôn thẳng đứng kiên cường như tùng như bách. Ấy nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra sau khi ông cùng mọi người dự hết lớp học xem 9 bài giảng của Sư Phụ Lý Hồng Chí. “Con” bệnh Zona đã biến mất, trả lại cho ông giấc ngủ bình yên hàng đêm. Cho đến nay ông vẫn cảm phục về sự “vô giá” của Pháp Luân Công, về sức cảm hóa mạnh mẽ của nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Đại tá Mai Trọng Lương, Vũng Tàu – Nguyên Giám đốc Công ty TECAPRO thuộc Bộ Quốc phòng
Nghiệp nhà binh, uống bia rượu và hút thuốc lá liên miên riết thành nghiện là chuyện thường tình. Mỗi ngày 3 bao (gói) thuốc lá, sức khỏe suy sụp vô cùng, tính tình thì nóng như lửa. Vậy nhưng chỉ vài tháng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, anh đã bỏ được thuốc lá, cai được rượu, sức khỏe hồi phục, cho đến nay vẫn không cần phải dùng đến thuốc.
Vốn là sỹ quan quân đội, lại được học qua nhiều lớp lý luận, triết học, chính trị cao cấp, thêm vào đó là những thông tin gây nhiễu về Pháp Luân Công, anh Lương đã thận trọng nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đi vào tu luyện. Rốt cuộc anh thở phào khi thấy xuyên suốt Pháp Luân Công toàn là lời hối thúc người ta tìm về với chân ngã, với bản tính lương thiện vốn có trong mỗi người.
Bạn sẽ thấy còn có câu chuyện của:
Ông Hồ Khắc Hồng (Đồng Hới, Quảng Bình) – Nguyên Phó chủ tịch UBND Tỉnh Bình Trị Thiên.
Đại tá Ngô Tiến Đối, Hà Nội.
Ông Lê Duy Bản (Đồng Hới, Quảng Bình) – Nguyên Chánh Thư ký UBND Tỉnh Bình – Trị – Thiên.
Ông Võ Văn Quang (TP. Vũng tàu) – Nguyên Trưởng phòng Thẩm định Xây dựng – Sở Xây dựng Vũng Tàu.
Bà Phan Thị Xuân (Hà Nội) – Tiến sỹ ngành Nông hóa, tốt nghiệp tại Kiev (Liên Xô cũ).
Là những người từng trải trong cuộc sống, nay đã ở tuổi ông bà, thậm chí là tuổi cụ, các nhân vật đều mong muốn tất cả bạn đọc được may mắn như họ, được đắm mình trong lợi ích và vẻ đẹp Chân – Thiện – Nhẫn.
Ghi chép theo lời kể của các nhân vật