Trong số 15 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần I của ĐCSTQ, hầu hết đều có kết thúc không tốt đẹp. Tuy lý do cụ thể khác nhau, nhưng có một lý do chung sâu xa, đó là: đảng do họ thành lập có vấn đề.
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng quý vị đến với “Trăm năm chân tướng“!
Vào ngày 23/7/1921, dưới sự điều khiển của Quốc tế Cộng sản, Đại hội đại biểu toàn quốc đầu tiên của ĐCSTQ được tổ chức tại Thượng Hải. Khi đó, có 15 người tham dự hội nghị, đó là: đại biểu Quốc tế Cộng sản: Nikolsky, Marin; đại biểu Thượng Hải: Lý Đạt, Lý Hán Tuấn; đại biểu Bắc Kinh: Trương Quốc Đảo, Lưu Nhân Tĩnh; đại biểu Trường Sa: Mao Trạch Đông, Hà Thúc Hành; đại biểu Vũ Hán: Đổng Tất Võ, Trần Đàm Thu; đại biểu Tế Nam: Vương Tận Mỹ, Đặng Ân Minh; đại biểu Quảng Châu: Trần Công Bác; đại diện lưu học sinh Nhật Bản: Chu Phật Hải; Ngoài ra, Trần Độc Tú đã giao cho Bao Huệ Tăng mang thư đến.
Những người này kết cục cuối cùng thế nào? Hôm nay, chúng tôi sẽ cùng các bạn hồi cố nhanh về số phận của họ.
Hai đại biểu của Quốc tế Cộng sản bị bắn chết
Được thành lập vào năm 1919, Quốc tế Cộng sản là một công cụ phục vụ cho đảng Cộng sản Nga, với mục tiêu trực tiếp là lật đổ chế độ của các nước ngoại quốc ngoài Nga.
Nikolsky và Marin, hai người ngoại quốc tham dự Đại hội toàn quốc của ĐCSTQ năm 1921, được lệnh của ĐCS Nga, với thân phận là đại diện của Quốc tế Cộng sản, thực hiện một chuyến đi đặc biệt đến Trung Quốc để lật đổ chính quyền hợp pháp của Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc.
Nikolsky bị đảng Cộng sản Liên Xô xử tử vì tội “hoạt động gián điệp” vào năm 1938; còn Marin thì bị Đức Quốc xã xử bắn vào năm 1942.
Bốn đại biểu của ĐCSTQ bị hành quyết
Lý Hán Tuấn người Tiềm Giang, Hồ Bắc. Năm 1922, ông ly khai ĐCSTQ do bất đồng ý kiến với lãnh đạo ĐCSTQ Trần Độc Tú; năm 1924, ông ta bị khai trừ đảng tịch vì chuẩn bị thành lập một đảng mới. Nhưng ông ta một mực kiên trì tuyên truyền chủ nghĩa Mác, bí mật giúp đỡ các đảng viên ĐCSTQ.
Vào ngày 17/12/1927, Lý Hán Tuấn bị Hồ Tông Đạt, tư lệnh vệ binh Vũ Hán, bắt giữ với thân phận là “phần tử chủ chốt của đảng Cộng sản” và bị xử bắn vào đêm, khi đó mới 37 tuổi.
Đặng Ân Minh, sinh ra tại huyện Lệ Ba, tỉnh Quý Châu, là một người dân tộc Thủy. Sau đó ông ta đến Sơn Đông để cầu học và trở thành nhân vật đại biểu sớm nhất cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê và tổ chức các cuộc bạo động vũ trang của công nhân và nông dân ở Sơn Đông.
Ngày 5/4/1931, ông ta bị Hội Quân pháp lâm thời tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa Dân Quốc kết án tử hình và xử bắn.
Trần Đàm Thu, nhà lãnh đạo thời kỳ đầu của ĐCSTQ ở Hồ Bắc, đã từng là người đứng đầu ĐCSTQ tại miền trung, đông nam, miền bắc, đông bắc, miền nam và tây bắc Trung Quốc.
Vào ngày 27/9/1943, Trần Đàm Thu bị lãnh chúa Thịnh Thế Tài bí mật hành quyết tại Địch Hóa, Tân Cương (tức là Urumqi ngày nay).
Hà Thúc Hoành, lãnh đạo thời kỳ đầu của ĐCSTQ ở Hồ Nam, là thành viên lớn tuổi nhất của Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ, ở tuổi 45. Vào ngày 24/2/1935, khi đột phá vòng vây ở Trường Thành, Phúc Kiến, ông ta nhảy khỏi một vách đá và bị thương nặng, cuối cùng bị bắn chết bởi hai thành viên của trung đoàn an ninh địa phương.
Lý Đạt bị chỉnh đốn đến chết bởi ĐCSTQ
Lý Đạt, một đại biểu Thượng Hải tham gia Đại hội I ĐCSTQ, thoát ly khỏi ĐCSTQ năm 1923 do cãi vã với Trần Độc Tú, nhưng ông vẫn kiên trì tuyên truyền chủ nghĩa Mác, tái gia nhập đảng vào năm 1949.
Vào ngày 16/5/1966, sau khi Cách mạng Văn hóa bùng nổ, các danh nhân văn hóa trong ĐCSTQ lần lượt bị đả đảo. Tỉnh Hồ Bắc nhắm đến Lý Đạt, khi đó là hiệu trưởng Đại học Vũ Hán, và là một “nhà lý luận Mác xít” nổi tiếng.
Ngày 17 tháng 7 cùng năm, Tỉnh ủy Hồ Bắc thông qua “Quyết định khai trừ Lý Đạt, một phần tử địa chủ hỗn nhập đảng”, báo cáo lên Ban Tổ chức Trung ương. Ngày 27 tháng 7, Ban Tổ chức Trung ương đã trình cho Bí thư Trung ương ĐCSTQ. Vào ngày 1 tháng 8, Đào Chú, bí thư thường vụ Ban Bí thư Trung ương, đã phê chuẩn: “Đồng ý với quyết định khai trừ Lý Đạt ra khỏi đảng, cách chức tất cả các chức vụ trong và ngoài đảng, đội mũ phần tử địa chủ, tiến hành quyết định giám sát cải tạo.”
Sau đó, Lý Đạt bị đại hội phê, tiểu hội đấu, có bệnh không được phép chữa trị, thủ tiêu trị liệu y tế công, cũng không được phép điều trị tự chi trả. Lý Đạt đã viết thư cho Mao Trạch Đông khẩn thiết cầu cứu, nhưng không nhận được sự giúp đỡ nào.
Ngày 24/8/1966, Lý Đạt bị tra tấn đến chết.
Hai đại biểu của ĐCSTQ bị tử hình vì làm gián điệp
Trần Công Bác, đại biểu Quảng Châu của Đại hội I ĐCSTQ, đã thoái khỏi ĐCSTQ năm 1922. Trong kháng chiến chống Nhật, ông ta từng là Viện trưởng Viện lập pháp đầu tiên của chính quyền bù nhìn Uông Tinh Vệ đã đầu hàng quân xâm lược Nhật, đồng thời là quyền chủ tịch Chính phủ bù nhìn, Viện trưởng hành chính, Hội ủy viên trưởng Ủy viên quân sự, là nhân vật thứ hai của chính quyền Uông Tinh Vệ. Sau khi Nhật bại trận, Trần Công Bác trốn sang Nhật Bản, bị dẫn độ về Trung Quốc, bị kết án tử hình năm 1946 và bị xử bắn vào ngày 3 tháng 6 cùng năm.
Chu Phật Hải, một đại biểu du học sinh Nhật Bản tham dự Đại hội I ĐCSTQ, đã thoái đảng vào năm 1924. Trong Kháng chiến chống Nhật, ông ta từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Hành pháp của chính quyền bù nhìn Vương Tinh Vệ, đồng thời giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Trung ương, Thị trưởng Thượng Hải và Tư lệnh An ninh Thượng Hải. Sau khi Nhật đầu hàng, Chu Phật Hải bị bắt và bị kết án tử hình vào ngày 7/11/1946. Ngày 28 tháng 2 năm 1948, ông ta đau tim phát bệnh, chết trong nhà tù Lão Hổ Kiều Nam Kinh.
Lưu Nhân Tĩnh chết trong một vụ tai nạn xe hơi
Lưu Nhân Tĩnh là đại biểu trẻ nhất tham dự Đại hội I ĐCSTQ, khi mới 19 tuổi, và sau đó giữ chức bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản. Năm 1926, ông được chọn đi học tại Viện Lê-nin ở Mátxcơva. Trong giai đoạn này, trong đảng Cộng sản Liên Xô đã xảy ra một cuộc đấu tranh giữa Stalin và Trotsky, Stalin thắng, Trotsky thua, Trotsky bị khai trừ khỏi đảng vì “phản cách mạng”, bị trục xuất khỏi đất nước.
Tuy nhiên, Lưu Nhân Tĩnh cho rằng quan điểm của Trotsky là hợp lý và rất ngưỡng mộ. Sau khi tốt nghiệp vào mùa hè năm 1929, ông ta đi đường vòng đặc biệt đến châu Âu để về nước, bí mật gặp gỡ Trotsky ở Thổ Nhĩ Kỳ; sau khi trở về Trung Quốc, ông thành lập tổ chức Trotskyist “Hội tháng Mười”. Cuối năm 1929, ông bị khai trừ khỏi đảng vì tham gia các hoạt động theo chủ nghĩa Trotsky.
Sau khi ĐCSTQ kiến chính, Lưu Nhân Tĩnh hướng tới Mao Trạch Đông và những người khác để nhận lỗi, tạm thời đổi lấy một cuộc sống yên bình. Sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra năm 1966, Lưu bị giam trong nhà tù Tần Thành trong 11 năm. Ngày 5/8/1987, ông ta bị xe buýt tông khi băng qua đường và tử vong.
Trương Quốc Đảo “phản đảng”, chết vì bệnh ở nước ngoài
Trương Quốc Đảo được bầu làm Ủy viên Văn phòng Trung ương ĐCSTQ cùng với Trần Độc Tú và Lý Đạt tại Đại hội I ĐCSTQ. Kể từ đó, ông ta được bổ nhiệm vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, là nhân vật lãnh đạo chủ yếu của phương diện hồng quân thứ Tư.
Năm 1935, khi hồng quân (quân đội ĐCSTQ) trong thời kỳ “Trường chinh” – kỳ thực, “Trường chinh” này không nhằm mục đích “Bắc tiến kháng Nhật” như ĐCSTQ tuyên truyền, mà là lần thứ năm Quân đội Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch bao vây khu vực Xô Viết Giang Tây Xô, hồng quân không ngừng thất bại, không thể không bắt đầu đào thoát.
Trên con đường thoát hiểm, cần lên phía bắc hay xuống phía nam? Trương Quốc Đảo phát sinh bất đồng với Mao Trạch Đông, ông dẫn quân xuống phía nam, thành lập một trung ương khác; sau khi thất bại, không thể không quay lên phía bắc. Sau đó, Trương Quốc Đảo bị khai trừ quyền chỉ huy Phương diện hồng quân thứ 4. Tập đoàn quân Phương diện hồng quân số 4 được tái tổ chức thành Tập đoàn quân Tây lộ, và gần như toàn quân đã bị xóa sổ ở Hành lang Hà Tây.
Cuối tháng 3 năm 1937, ĐCSTQ họp hội nghị Bộ Chính trị tại Diên An để chỉ trích Trương Quốc Đảo là “phản Đảng, phản Trung ương và chia rẽ hồng quân”. Hội nghị đã thông qua “nghị quyết về những sai lầm của Trương Quốc Đảo”.
Cấp dưới của Trương Quốc Đảo cũng bị phê phán nặng nề, và cái gọi là “tập đoàn phản cách mạng Hứa Thế Hữu” đã được dựng lên.
Từ Hướng Tiền, cựu tổng tư lệnh của Phương diện hồng quân thứ 4, đã viết trong hồi ký của mình những năm cuối đời: “Kỳ thực, đây là một vụ án oan. Nguyên nhân là do Trường Đại học Quân chính kháng Nhật muốn thanh toán ‘Lộ tuyến Quốc Đảo’, chỉ tay vào các sinh viên của Phương diện hồng quân số 4, chỉnh họ đến khốn khổ, dẫn đến tình tự bất mãn cường liệt. Hứa Thế Hữu và những người khác đã nghị luận rằng, nếu không thể ở lại Diên An, họ sẽ về các căn cứ địa ở Hồ Bắc, Hà Nam, An Huy hay Tứ Xuyên-Thiểm Tây để đánh du kích! Không biết ai đã báo cáo khác đi, biến nó thành một ‘sự kiện phản cách mạng’, liên quan đến một lượng lớn người.”
Vào tháng 11/1937, Vương Minh, trưởng đoàn đại biểu Quốc tế Cộng sản của ĐCSTQ trở về Diên An. Vương Minh nói với Trương Quốc Đảo rằng Lý Đặc, cựu phó tham mưu trưởng của hồng quân phương diện 4 và sau đó là tham mưu trưởng của quân Tây Lộ, đã bị ĐCSTQ hành quyết bí mật ở Tân Cương với tư cách là một “Trotskyist”. Lý Đặc là thân tín của Trương Quốc Đào, Trương đã rùng mình khi nghe điều này.
Tháng 9/1937, Trương Quốc Đảo được bố trí làm phó chủ tịch Chính phủ khu vực biên giới Thiểm Tây-Cam Túc-Ninh Hạ, một vị trí nhàn rỗi không có thực quyền. Ngày 5/4/1938, tiết Thanh minh, ông lợi dụng cơ hội rời Diên An đến Lăng Hoàng đế để dự tế lễ, “phản đảng” mà đi, hướng tới chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đầu hàng, đưa ra tuyên bố thoái đảng. Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, ông đã trốn sang Hồng Kông.
Sau khi Cách mạng Văn hóa bùng nổ năm 1966, một số đồng nghiệp của Trương Quốc Đảo, chẳng hạn như Lưu Thiếu Kỳ, đã bị “vùi dập”, “chiên”, “đốt”, bị “giẫm đạp dưới vạn bàn chân” và “vĩnh thế không thể ngóc đầu”. Ngọn lửa của Cách mạng Văn hóa thậm chí còn lan đến cả Hồng Kông.
Ba người con trai của Trương Quốc Đảo đã di cư ra nước ngoài từ lâu. Năm 1968, Trương cũng chuyển đến Toronto, Canada, và qua đời một cách thanh thản vào ngày 3/12/1979.
Bốn đại biểu của ĐCSTQ bệnh chết ở Trung Quốc
Lại nói về Vương Tận Mỹ, người chết vì bệnh tật ở Thanh Đảo vào ngày 19/8/1925, là đại biểu đầu tiên của ĐCSTQ qua đời, ở tuổi 27 năm.
Bao Huệ Tăng, khi ĐCSTQ thất thế vào năm 1927, ông ta thoái khỏi ĐCSTQ, đào tẩu sang Chính phủ Quốc gia; khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, ông ta lại đào tẩu sang chính quyền ĐCSTQ; vào ngày 2/7/1979, ông ta qua đời vì bệnh tật tại Bắc Kinh.
Đổng Tất Võ qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 2/4/1975.
Mao Trạch Đông qua đời tại Bắc Kinh ngày 9/9/1976. Chưa đầy một tháng sau khi Mao qua đời, vợ Mao là Giang Thanh bị người kế vị do đích thân ông ta chọn là Hoa Quốc Phong ra lệnh bắt giữ. Sau đó, Giang Thanh được xác định là thủ phạm trong “tập đoàn phản cách mạng”, bị kết án tử hình với ân xá hai năm. Năm 1991, bà ta tự sát trong thời gian điều trị.
Chưa luận đến vấn đề cá nhân của Mao, thì theo lời của Triệu Tử Dương, cựu tổng bí thư Trung ương ĐCSTQ, Mao cuối cùng cũng trở thành một “người nhà của phản cách mạng”.
Phần kết
Trong số 15 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần I của ĐCSTQ, hầu hết đều có kết thúc không tốt đẹp. Tuy lý do cụ thể khác nhau nhưng có một lý do chung sâu xa, đó là: đảng do họ thành lập có vấn đề.
Trong suốt lịch sử 100 năm của đảng, ĐCSTQ là chính đảng giết người nhiều nhất trên thế giới. Nắm quyền hơn 70 năm, nó đã giết hại hơn 80 triệu người Trung Quốc, nhiều hơn quân xâm lược Nhật Bản, nhiều hơn Hitler, nhiều hơn Stalin, hơn tất cả các bạo chúa ở Trung Quốc cổ đại và hiện đại trong ngoài nước.
Các đại biểu tham gia Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành lập một đảng mang đến đại hạo kiếp cho dân tộc Trung Hoa, một đảng phản Thiên phản Địa, phản nhân loại. Họ chẳng phải đã tạo đại họa sao?
Mời quý vị xem video gốc tại đây.
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch