Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm bí thư Ban chính pháp Trung ương, bị ĐCSTQ gọi là “kẻ có dã tâm và âm mưu” “mưu đồ chiếm đoạt quyền lực của đảng và quốc gia”. Tuy nhiên, những cáo buộc của ĐCSTQ đối với nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân còn nghiêm trọng hơn. Rốt cuộc thì điều gì đã xảy ra vậy?
Xin chào quý vị khán giả, chào mừng đến với “Trăm Năm Chân Tướng”! Hôm nay, chúng tôi sẽ kể với các bạn về câu chuyện của Tôn Lực Quân.
Tôn Lực Quân là loại người như thế nào?
Vào ngày 30 tháng 9 năm 2021, trang web chính thức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã phát đi thông cáo tóm tắt về vấn đề của Tôn Lực Quân. Thông báo nêu rõ:
Người này “không còn đê tuyến đạo đức”; “cuồng vọng tự đại, phóng túng tùy tiện”; “dã tâm chính trị bành trướng cao độ, phẩm chất chính trị cực kỳ ác liệt”; “để đạt được mục tiêu chính trị cá nhân, không từ thủ đoạn, thao túng lũng đoạn quyền lực, tham gia vào các bè phái trong đảng, lập bang kết phái, vun vén thế lực cá nhân, hình thành tập đoàn lợi ích, thành lập các băng nhóm để khống chế kiểm soát các bộ phận trọng yếu, phá hoại nghiêm trọng sự đoàn kết thống nhất trong đảng, gây nguy hại nghiêm trọng an toàn chính trị”.
Ngôn từ của thông cáo dành cho Tôn Lực Quân nghiêm trọng hơn tất cả các quan chức cấp cao khác của đảng, chính phủ và quân đội, bao gồm cả Chu Vĩnh Khang, những người đã bị điều tra xử lý trong mười năm kể từ khi Tập Cận Bình thượng đài.
Nói rằng Tôn Lực Quân “không còn đê tuyến đạo đức” chính là Tôn bất cứ điều gì tang thiên hại lý cũng dám làm; “cuồng vọng tự đại” chính là Tôn căn bản không còn coi Tập Cận Bình ra gì; “dã tâm chính trị bành trướng cực độ” chính là Tôn không chỉ muốn làm Ủy viên Quốc vụ Viện, Bộ trưởng Bộ Công an, mà khả năng còn muốn làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.
“Để thực hiện mục tiêu chính trị cá nhân, bất từ thủ đoạn” chính là Tôn vì để đạt được mục tiêu của mình, không từ ám sát, chính biến, thông đồng với địch v.v., tất cả các thủ đoạn đều có thể dùng; “Tham gia vào các bè phái trong đảng, lập bang kết phái, vun vén thế lực cá nhân, hình thành tập đoàn lợi ích, thành lập các băng nhóm để khống chế kiểm soát các bộ phận trọng yếu”, chính là chỉ Tôn đã hình thành một thế lực bang phái, chiếm cứ cương vị then chốt và các bộ phận trọng yếu; “gây nguy hại nghiêm trọng an toàn chính trị”, chính là Tôn đã gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an toàn tính mạng của cả gia đình Tập Cận Bình.
Tội danh của Tôn Lực Quân là gì?
Vào ngày 13 tháng 1 năm 2022, hắn bị Viện Kiểm sát Tối cao ĐCSTQ buộc tội nhận hối lộ, tội thao túng thị trường chứng khoán và tội sở hữu vũ khí phi pháp. Trong 3 đại tội danh, tội nhận hối lộ là tội chung của hầu hết tất cả các cao quan bị ngã ngựa. Thế thì tại sao hắn lại bị buộc tội “thao túng thị trường chứng khoán”?
Viên Hồng Băng, một luật gia sống ở Australia, đã phân tích trên tờ “Epoch Times” rằng cái gọi là “thao túng thị trường chứng khoán” của Tôn Lực Quân ám chỉ, vào thời khắc then chốt của chiến dịch đả hổ chống tham nhũng của Tập Cận Bình vào mùa hè năm 2015, đột nhiên phát sinh một sự sụp đổ lớn của thị trường chứng khoán, trong đó cổ phiếu hạng A lao dốc không phanh. Sự sụp đổ thị trường chứng khoán này được coi là một “chính biến tài chính” do các kẻ thù chính trị thực hiện nhằm hạ đài ông Tập, và kẻ chủ đạo là Tiêu Kiến Hoa, người sáng lập Tập đoàn Minh Thiên.
Viên Hồng Băng là giáo sư của Tiêu Kiến Hoa tại Khoa pháp luật của Đại học Bắc Kinh. Ông kể, “Đương thời, Tiêu Kiến Hoa đã liên hệ với rất nhiều người, bao gồm cả những người quanh Chính phủ và trong Bộ công an, chính là Vương Lực Quân.” “Khi tôi tại Đài Loan, Tiêu Kiến Hoa phái người đến diện kiến tôi. Tôi nói, cậu muốn làm việc này, cần đặt mình vào nơi an toàn. Anh ta thực sự cho rằng anh ta ở Hồng Kông là rất an toàn.”
Kể từ đó, ông Tập đã phát động chiến dịch chống tham nhũng tài chính, bắt giữ một nhóm quan chức tài chính cấp cao và một nhóm gia tộc quyền quý thông qua phương thức “không thủ sáo bạch lang” để quây tiền cho các “cá sấu tài chính lớn” trên thị trường tài chính. Tiêu Kiến Hoa được coi là con “cá sấu tài chính” bự nhất mà ông Tập bắt được.
Theo lý giải của Viên Hồng Băng, “Tội danh của Tôn Lực Quân trên thực tế là do Tiêu Kiến Hoa khai ra.”
Lại nói, với tư cách là Thứ trưởng Bộ Công an, Tôn Lực Quân có quyền mang súng, tại sao lại bị khởi tố về tội “Tàng trữ vũ khí phi pháp”? Lời giải thích hợp lý duy nhất là Tôn đã tàng trữ rất nhiều súng ống và đạn dược, những thứ đã bị thu giữ sau khi hắn bị bắt.
Một thứ trưởng Bộ Công an tàng trữ nhiều súng đạn như vậy để làm gì? Một khả năng là muốn làm chính biến.
Điều gì đã xảy ra với “băng đảng chính trị của Tôn Lực Quân”?
Vào ngày 16 tháng 10 năm 2021, Triệu Khắc Chí, Bộ trưởng Bộ Công an, lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “băng đảng chính trị của Tôn Lực Quân” tại hội nghị mở rộng của đảng ủy Bộ Công an.
Vào thời điểm đó, Triệu Khắc Chí yêu cầu Bộ Công an “luôn đặt việc dẹp yên ảnh hưởng độc hại của băng đảng chính trị của Tôn Lực Quân là ưu tiên hàng đầu” và “Triệt để đào sâu điều tra tìm ra manh mối đối với những vấn đề vi kỷ vi pháp nghiêm trọng của tập đoàn chính trị của Tôn Lực Quân, xử lý nghiêm khắc, quyết không dung thứ”.
Vào tối ngày 15 tháng 1, bộ phim tài liệu phản hủ chống tham nhũng “Không dung nhẫn” do ĐCSTQ tự đạo tự diễn, đặc biệt nói về “băng đảng chính trị của Tôn Lực Quân”, đồng thời tiết lộ mối quan hệ giữa Tôn Lực Quân và nguyên phó thị trưởng Thượng Hải kiêm cục trưởng công an Cung Đạo An, nguyên phó thị trưởng Trùng Khánh kiêm cục trưởng công an Đặng Khôi Lâm, nguyên phó tỉnh trưởng tỉnh Sơn Tây, trưởng Sở công an Lưu Tân Vân, còn có nguyên ủy viên tỉnh ủy Giang Tô, bí thư ủy ban chính pháp Vương Lập Khoa, câu kết thành những thành viên hắc ám của “băng đảng chính trị”.
Bộ phim tài liệu này có ghi hình của Tôn Lực Quân. Tôn Lực Quân kể rằng, Vương Lập Khoa mỗi lần đến Bắc Kinh đều cho hắn tiền, bỏ vào một hộp hải sản nhỏ, cho đến khi Tôn bị bắt, Vương đã cống cho Tôn số tiền lên đến 90 triệu nhân dân tệ.
Tôn Lực Quân nói: “Anh ta (ám chỉ Vương Lập Khoa) đến Giang Tô làm phó tỉnh trưởng kiêm trưởng Sở công an, sau này trở thành thường ủy Tỉnh ủy Giang Tô kiêm bí thư Ủy ban chính trị pháp luật, con đường này đều là do tôi giúp đề bạt. Tôi coi anh ta như người nhà.”
Vương Lập Khoa này có một hạ cấp là đồng hương với Đặng Khôi Lâm, một thành viên “băng đảng” khác, tên là La Văn Tiến. La Văn Tiến từng là đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự thuộc Sở Công an tỉnh Giang Tô.
Vào ngày 14 tháng 9 năm 2021, mạng đại lục đã đăng một bài báo “Nắm đấm sắt hướng vào kẻ vì tư lợi mà làm điều sai trái” ký tên “Thương Hiền lão hầu”, trong đó tiết lộ một câu chuyện hắc ám kinh thiên động địa, nói rằng La Văn Tiến, Đặng Khôi Lâm và những kẻ khác đã chuẩn bị thừa dịp người lãnh đạo chủ yếu của quốc gia đến Nam Kinh tham gia hoạt động kỷ niệm để mưu đồ bất minh.
Nhiều nhà bình luận cho rằng, từ “người lãnh đạo chủ yếu của quốc gia” trong bài báo ám chỉ Tập Cận Bình; “đến Nam Kinh tham gia các hoạt động kỷ niệm” ám chỉ việc ông Tập đến Nam Kinh để tham dự nghi thức truy điệu cấp quốc gia kỷ niệm vụ Thảm sát Nam Kinh; và “mưu đồ bất minh” là chỉ mưu đồ ám sát Tập Cận Bình.
Vương Lập Khoa và Đặng Khôi Lâm đều được điểm danh là thành viên trọng yếu của “băng đảng chính trị của Tôn Lập Quân”, nên hiển nhiên, toàn bộ “băng đảng chính trị” này có can hệ chặt chẽ không tách rời với hành động âm mưu ám sát Tập Cận Bình.
Triệu Khắc Chí, Bộ trưởng Bộ Công an của ĐCSTQ, từng chỉ trích Tôn Lực Quân là “khối u ác tính và ẩn họa chính trị trong đảng”, “gây nguy hại nghiêm trọng đến an toàn chính trị của đảng và quốc gia”, gọi hành vi của Tôn là “khiến người ta ghê tởm”. Đã đến mức độ này.
Chúng tôi, từ thông cáo của Ủy ban Kỷ luật Trung ương, phát biểu của Triệu Khắc Chí và tình huống được đề cập trong bài báo “Nắm đấm sắt hướng vào kẻ vì tư lợi mà làm điều sai trái” mà nhận định rằng, “băng đảng chính trị của Tôn Lực Quân” có thể liên quan đến “mưu phản”.
Còn ai trong “Băng đảng chính trị của Tôn Lực Quân”?
Tôn Lực Quân là người Thượng Hải. Người đề bạt trọng dụng hắn là Bộ trưởng Bộ công an tiền nhiệm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương – Mạnh Kiến Trụ.
Theo Viên Cung Di, một nhà tư bản công nghiệp Hồng Kông, cho biết khi Mạnh Kiến Trụ làm Phó Bí thư Thành ủy Thượng Hải, và Tôn Lập Quân là Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ thuộc Sở Y tế Thành phố Thượng Hải, hắn đã bắt quan hệ với Mạnh Kiến Trụ. Năm 2001, Mạnh Kiến Trụ được điều sang đảm nhiệm bí thư tỉnh ủy Giang Tây, đã giao người vợ bệnh hoạn là Tương Kỳ Phương cho Tôn Lực Quân chiếu cố. Tôn Lực Quân từng đưa Tương Kỳ Phương đến Trung tâm điều trị ung thư Loma Linda ở California để cắt bỏ khối u não nên đã chiếm được tín nhiệm của Mạnh.
Năm 2007, Mạnh Kiến Trụ được điều chuyển làm Bộ trưởng Bộ Công an. Năm 2008, ông ta điều Tôn Lực Quân lên làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Bộ Công an. Kể từ đó, dưới sự chiếu cố của Mạnh, Tôn đã nhất lộ được đề bạt trọng dụng.
Tôn Lực Quân từng là Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ Công an, cục trưởng Cục bảo vệ an toàn quốc nội, chủ nhiệm văn phòng Hồng Kông, Đài Loan và Macau của Bộ Công an, chủ nhiệm Phòng 610 Bộ Công an, Phó chủ nhiệm Phòng 610 Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.
Tôn Lực Quân là thân tín quan trọng nhất của Mạnh Kiến Trụ. Đánh giá về những tội danh mà Tôn bị cáo buộc, Tôn dám làm những việc đại sự kia, không có Mạnh Kiến Trụ đứng sau lưng hỗ trợ thì hắn căn bản không thể làm càn.
Chúng ta thuận theo tuyến quan hệ này mà dò lên trên: Mạnh Kiến Trụ là do ai đề bạt trọng dụng? Đó là Tăng Khánh Hồng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Phó chủ tịch nước, và Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo độc tài ĐCSTQ.
Tôi đã đề cập trước đó rằng Tôn Lực Quân đã tham gia vào một cuộc chính biến tài chính. Một cuộc chính biến tài chính là một đại sự kiện động đến toàn bộ hệ thống, như thể rút dây động rừng. Dám làm chuyện lớn như vậy, Tôn Lực Quân, chỉ với tư cách là thứ trưởng Bộ Công an, cơ điểm còn quá thấp, hắn chỉ là một trong những kẻ tham dự, bên trên hắn khẳng định còn có quan cao đặc cấp trong thường ủy Bộ chính trị ĐCSTQ.
Trước cuộc chính biến tài chính năm 2015, ai đã kiểm soát quyền lực tài chính của ĐCSTQ? Quyền kiểm soát thực tế nằm trong tay Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Vì vậy, tổng chỉ huy hậu trường thực sự đứng sau cuộc chính biến tài chính năm 2015 có thể là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Tổng chỉ huy hậu đài của “băng đảng chính trị Tôn Lập Quân” là Mạnh Kiến Trụ, Tăng Khánh Hồng, và Giang Trạch Dân.
Các quan chức quyền lực một thời của ĐCSTQ liên tiếp ngã ngựa
Trong cuộc đấu tranh ngươi chết ta sống để giành quyền lực, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ từng nắm quyền một thời đã lần lượt ngã ngựa.
Ngày 24/1, Bộ Công an tổ chức “Hội nghị đặc biệt xóa bỏ ảnh hưởng độc hại của băng đảng chính trị của Tôn Lập Quân”.
Vương Tiểu Hồng, Bí thư Đảng ủy Bộ Công an, cho rằng hệ thống công an quốc gia phải “có thái độ nghiêm túc hơn, yêu cầu nghiêm ngặt hơn, các biện pháp thi hành mạnh mẽ hơn để kiên quyết và triệt để loại bỏ ảnh hưởng độc hại của băng đảng chính trị của Tôn Lực Quân; triệt để thanh trừ các mối nguy hiểm tiềm ẩn và các vấn đề trong tương lai liên quan đến băng đảng chính trị của Tôn Lực Quân”.
Vương cũng cho rằng, Ban cán sự đảng Bộ Công an đã thành lập Tổ công tác đặc biệt và cơ quan công an các cấp cũng cần thành lập các cơ cấu tương ứng càng sớm càng tốt để đảm bảo công tác thanh trừ độc hại, “hình thành sự hợp lực lớn nhất, đạt được kết quả tốt nhất.”
Dự kiến, một số quan viên của “băng đảng chính trị Tôn Lực Quân” cũng sẽ bị ngã ngựa, bao gồm cả các quan chức đặc cấp trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.
- Trọn bộ Trăm Năm Chân Tướng
Theo Epoch Times, Mộc Lan biên dịch