Phần 1. Thời kỳ Bắc Ngụy Hán Võ Đế
Từ khi Thái Võ Đế triều Bắc Ngụy hạ lệnh thủ tiêu Phật giáo cho đến khi Văn Thành Đế phôi phục Phật giáo, cuộc trấn áp kéo dài gần bảy năm. Trong số đó, hai người đóng vai trò chủ yếu trong việc thủ tiêu Phật giáo là Thái Võ Đế và Thôi Hạo, đều phải chịu họa sát thân.
Người ta thường tin rằng Phật giáo đã được truyền nhập vào Trung Nguyên từ Tây Vực vào thời lưỡng Hán, và thời kỳ Nam Bắc triều là thời kỳ đầu tiên Phật giáo phát triển rực rỡ ở mảnh đất Trung Hoa, vì có câu thơ “Nam triều tứ bách bát thập tự, đa thiểu lâu đài yên vũ trung” trong bài thơ “Giang Nam xuân” của Đỗ Mục triều Đường. Sự hưng thịnh của Phật giáo tại Nam triều được mô tả, cũng giống như sự hưng vượng của Phật giáo tại Bắc triều được thể hiện trong hang đá Vân Cương, còn xuất hiện các chư tăng nổi danh như: Phật Đồ Trừng, Đạo An, Đạt Ma, Cưu Ma La Thập, Pháp Hiển v.v.
Tuy nhiên, con đường phát triển của Phật giáo ở Trung Quốc cũng trải qua không ít trắc trở, chẳng hạn người ta thường nói về bốn lần pháp nạn “Tam Võ Nhất Tông”. (“Tam Võ Nhất Tông” lần lượt đề cập đến: Bắc Ngụy Thái Võ Đế Thác Bạt Đảo, Bắc Chu Võ Đế Vũ Văn Ung, Đường Võ Tông Lý Viêm và hậu Chu Thế Tông Sài Vinh). Lần pháp nạn thứ nhất của Phật giáo trong lịch sử Trung Quốc phát sinh vào thời kỳ Bắc Ngụy Thái Võ Đế.
Triều đại Bắc Ngụy là một chính quyền được sáng lập bởi người Tiên Ti. Hai vị hoàng đế khai quốc của nó, Đạo Vũ Đế Thác Bạt Khuê (Thái Tổ) và Minh Nguyên Đế Thác Bạt Tự (Thái Tông), cả hai đều sùng thượng Đạo giáo và cũng thích Phật giáo. “Ngụy Thư – Thích Lão Chí” ghi chép rằng Đạo Vũ Đế Thác Bạt Khuê là “hảo hoàng lão, pha lãm Phật kinh” (lão hoàng đế tốt, thích đọc kinh Phật). Thác Bạt Khuê còn từng hạ chiếu cho xây dựng tại đô thành Bình Thành nơi cư ngụ cung cấp cho những người tu Phật, nay là Đại Đồng, Sơn Đông. Thác Bạt Tự mời tăng nhân đến giáo đạo cho dân chúng, thiện hóa nhân tâm.
Vị hoàng đế thứ ba của triều Bắc Ngụy, Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo khi mới bắt đầu lập vị, đối với Phật giáo cũng rất tôn kính. Đương thời mỗi năm vào ngày mồng tám tháng tư, ngày Đức Phật đản sinh, người ta đặt tượng Phật lên xe báu, đẩy xe đi tuần du, rải hoa lễ Phật. Thác Bạt Đảo cũng thân chinh tham dự, lễ kính. Lúc bấy giờ, có một tăng nhân tên là Huệ Thủy đang tu hành ở thành Trường An, vừa lúc vua Hách Liên Bột Bột của Vương quốc Đại Hạ đánh chiếm Trường An, quân đội của Đại Hạ tàn sát trong thành, nhưng đao kiếm của họ không thể sát thương Huệ Thủy. Hắc Liên Bột Bột, người nổi tiếng hung hãn, sau khi nghe nói đã đích thân dùng kiếm báu đến trảm Huệ Thủy, kết quả Huệ Thủy vẫn không hề xây xước tổn hại, Hách Liên Bột Bột kinh hoàng vội vàng hướng Huệ Thủy tạ tội. Sau đó Huệ Thủy đến đô thành Bình Thành của Bắc Ngụy, Thái Võ Đế đối với Huệ Thủy vô cùng tôn kính.
Bắc Ngụy có một vị đại thần tên là Thôi Hạo, tinh thông “Kinh dịch” và thuật chiêm tinh, dựa vào kết quả suy toán “Chu Dịch”, ông đã đưa ra nhiều kiến nghị với Thái Vũ Đế, cuối cùng tất cả đều ứng nghiệm, do đó, Thái Vũ Đế rất tin tưởng Thôi Hạo. Đương thời, Khấu Khiêm Chi, người sáng khởi Đạo giáo Bắc Thiên Sư Đạo, được Thái Vũ Đế kính trọng, tôn vinh là quốc sư, Thôi Hạo cũng bái Khấu Khiêm Chi làm thầy. Vào năm Thái Diên thứ sáu (năm 440), Thái Vũ Đế thậm chí còn nghe theo đề nghị của Khấu Khiêm Chi và đổi nguyên của mình thành Thái Bình Chân Quần. Còn Thôi Hạo tuy tín phụng Đạo giáo, nhưng lại thường phỉ báng Phật giáo trước mặt Thái Vũ Đế.
Sau đó, Thái Vũ Đế xuất chinh đến Trường An để dẹp loạn, phát hiện binh khí được giấu trong một ngôi chùa ở Trường An. Thái Vũ Đế rất tức giận, cho rằng ngôi chùa có liên hệ với quân nổi dậy. Thôi Hạo lúc đó đang ở ngay bên cạnh, kiến nghị Thái Vũ Đế tiêu diệt Phật giáo. Vì vậy, Thái Vũ Đế đã ban hành một sắc lệnh vào năm Thái Bình Chân Quân thứ bảy (năm 446) cấm toàn diện Phật giáo trên lãnh thổ Bắc Ngụy: tất cả tượng Phật và kinh Phật đều bị đốt cháy, toàn bộ tăng nhân đều bị giết. Hơn nữa, Phật giáo còn bị vu khống trong sắc lệnh là tuyên truyền chiến loạn, và nguyên do thảm họa là do người ta tín Phật tạo thành.
Con trai của Thái Võ Đế, thái tử Thác Bạt Hoảng luôn kính trọng Phật pháp, nghe nói Thái Võ Đế muốn thủ tiêu Phật giáo, ông nhiều lần thượng thấu khuyến gián – có thể trừng phạt tăng nhân phạm pháp, nhưng không nên hủy diệt Phật giáo, chỉ cần đóng cửa chùa, để chùa miếu hoang phế là tự nhiên hủy hoại, nhưng Thái Võ Đế không nghe. Tuy nhiên, do thái tử nhiều lần can gián, nên việc truyền đạt chiếu thư bị chậm trễ thời gian, rất nhiều tăng nhân biết tin đã kịp trốn đi, kinh Phật và tượng Phật cũng được cất giấu, chỉ là chùa chiền khắp nơi đều bị phá hoại. Nhờ thái tử cực lực giải cứu, hầu hết các tăng nhân đều được bảo toàn. Sử sách có nói: “Tứ phương sa môn, đa vong nặc hoạch miễn”, đại khái nói chỉ có một thiểu số tăng nhân bị sát hại.
Khấu Khiêm Chi dù là một Đạo sĩ, nhưng ông đối với việc thủ tiêu Phật giáo vô cùng phản đối, ông đã nhiều lần cảnh cáo Thôi Hạo không được đả kích Phật giáo, nhưng Thôi Hạo không chịu nghe, cuối cùng Khấu Khiêm Chi nói: “Ngươi tương lai sẽ phải chịu họa diệt môn.” Bốn năm sau, Thôi Hạo vì viết lịch sử Bắc Ngụy đã đắc tội với rất nhiều quý tộc Tiên Ti mà bị giết, ngoài ra họ Lô, họ Quách, họ Liễu có quan hệ họ hàng với Thôi gia cũng bị xử tử.
Quách phu nhân của Thôi Hạo tín Phật, thường ở nhà tụng đọc kinh Phật, Thôi Hạo rất tức giận, giật kinh Phật đem đốt, đổ tro vào hố tiêu. Sau này, Thôi Hạo bị bắt, với tư cách là một đại thần của Bắc Ngụy, làm quan tới chức tư đồ, có thể nói là chức vị cực phẩm, nhưng khi lâm tử thập phần thê thảm, ngay cả những binh sĩ hộ tống ông ta cũng tiểu tiện lên người ông ta.
Còn Thái Võ Đế, người đã ra lệnh diệt Phật, cũng có kết cục rất thảm. Thái Võ Đế thường rất sủng ái một thái giám gọi là Tông Ái, nhưng Tông Ái và thái tử có mâu thuẫn. Sao này do Tông Ái đã hãm hại rất nhiều quan viên danh giá nhậm chức trong Đông cung, thái tử vì ưu phẫn mà chết, Thái Võ Đế rất tức giận. Tông Ái sợ bị truy tra, vào năm Chính Bình thứ hai (năm 452) đã giết chết Thái Võ Đế. Thái Võ Đế khi chết khi mới 44 tuổi.
Sau đó, sau khi con trai của thái tử Thác Bạt Hoảng, Văn Thành Đế (Cao Tông) Thác Bạt Tuấn lên ngôi vào tháng 10 năm Chính Bình thứ hai (năm 452), ông đã trừ bỏ thái giám Tông Ái, và vào tháng 12 năm đó, cũng chính là hai tháng sau khi lập vị, liền hạ lệnh khôi phục Phật giáo: cho phép xây dựng chùa chiền, cho phép các tăng nhân xuất gia tu hành, hoằng dương Phật giáo.
Khi Thái Võ Đế thủ tiêu Phật giáo, có một tăng nhân tên là Sư Hiền, xuất thân trong vương tộc Kubin (nay là Kashmir), ban đầu ông tu hành ở kinh đô của triều đại Bắc Ngụy, vì để tránh nạn, ông chỉ giả vờ hoàn tục hành nghề y, nhưng Sư Hiền vẫn kiên định tu tập Phật pháp, không hề gián đoạn, ông cùng năm người khác tu hành trong bí mật. Đợi đến ngày Cao Tông hạ lệnh khôi phục Phật giáo, Sư Hiền và năm người đó lập tức bước lên, Văn Thành Đế đã đích thân cạo tóc cho năm người xuất gia, còn thỉnh Sư Hiền làm lãnh tụ của các tăng nhân. Sau này, Văn Thành Đế còn lệnh cho tăng nhân Đàm Diệu tại núi Vũ Chu ở ngoại ô phía tây đô thành khai tạc tượng Phật, chính là quần thể đền thờ hang đá Vân Cương nổi tiếng thế giới mà hậu nhân biết đến.
Từ khi Thái Võ Đế triều Bắc Ngụy hạ lệnh thủ tiêu Phật giáo vào tháng 3 năm Thái Bình Chân Quân thứ bảy (năm 446) cho đến khi Văn Thành Đế phôi phục Phật giáo vào tháng 12 năm Chính Bình thứ hai (năm 452), cuộc trấn áp kéo dài gần bảy năm (sáu năm chín tháng). Trong số đó, hai người đóng vai trò chủ yếu trong việc thủ tiêu Phật giáo là Thái Võ Đế và Thôi Hạo, đều phải chịu họa sát thân.
Dưới triều đại Bắc Ngụy của Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoành, các quy định đã được đưa ra về việc tổ chức tăng đoàn Phật giáo: tăng nhân khi tại ngoại vân du, giáo hóa chúng sinh cần có văn thư tương quan, mới có thể thông hành. Ngoài ra còn chế định 47 điều quy định tăng nhân cần tuân thủ. Phật giáo tại Trung Quốc đã tiến vào một thời kỳ phát triển chính thường.
Dưới sự xúi giục của Thôi Hạo, Bắc Ngụy Thái Võ Đế đã ra lệnh phá hủy chùa chiền, đốt kinh Phật, giết tăng nhân, gây ra tội ác nghiêm trọng, chỉ sau vài năm sau, hai người này lần lượt chịu họa sát thân. Những giáo huấn lịch sử này thực sự nặng nề, hành vi độc đoán của Thái Võ Đế, sự tự phụ của Thôi Hạo, sự minh tường của Khấu Khiêm Chi, sự nhân nghĩa của thái tử Thác Bạt Hoảng, sự kiên định của Sư Hiền… cách diễn dịch từ màn này đến màn khác của những nhân vật lịch sử này đã lưu lại cho hậu thế một tấm gương. (còn tiếp)
- Toàn tập Pháp nạn Phật giáo
Tài liệu tham khảo: [1] “Ngụy Thư‧Thích Lão Chí”; [2] “Ngụy Thư‧ Thôi Hạo Truyền”
Tác giả: Cổ Phong, Epoch Times, Hương Thảo biên dịch