Đại Kỷ Nguyên

ĐCSTQ qua sông hủy cầu, mỹ nữ gián điệp bị đàn áp suốt 22 năm

Vào tháng 4 năm 1949, Trần Tu Lương đóng một vai trò then chốt trong quá trình ĐCSTQ chiếm Nam Kinh, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc. Nhưng từ khi ĐCSTQ chiếm đóng Nam Kinh, Trần Tu Lương luôn trong tình trạng bị đàn áp. (Được cung cấp bởi "Trăm năm chân tướng")

Theo logic chung, Trần Tu Lương lẽ ra phải trở thành một “đại công thần” của ĐCSTQ, và chờ đợi bà lẽ ra phải là thăng quan tấn tước. Tuy nhiên, ngay khi quân đội ĐCSTQ sắp vượt sông Trường Giang, Mao Trạch Đông đối với đảng ngầm đã chế định “phương châm mới 16 chữ” – “Sắp xếp giáng cấp, khống chế sử dụng, tiêu hóa tại chỗ, dần dần đào thải”. Cũng chính là nói: vắt chanh bỏ vỏ, qua sông hủy cầu.

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng đến với “Trăm Năm Chân Tướng!

Vào tháng 4 năm 1949, trong quá trình ĐCSTQ chiếm lĩnh Nam Kinh, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc, Trần Tu Lương, được biết đến là một trong “sáu mỹ nữ gián điệp”, đã đóng một vai trò then chốt. Nhưng kể từ ngày ĐCSTQ chiếm lĩnh Nam Kinh, Trần Tu Lương đã luôn trong tình trạng bị đàn áp.

Hôm nay, chúng tôi căn cứ vào những ghi chép trong cuốn sách “Trần Tu Lương truyện”, kể cho bạn biết làm thế nào bà ta đột nhập vào các cơ quan chủ chốt của Quốc dân Đảng làm gián điệp cho ĐCSTQ, làm thế nào bà ta chống lại các quan viên Quốc dân Đảng, rồi tại sao bà ta lại bị ĐCSTQ đàn áp trong 22 năm. 

Người phụ trách đảng ngầm Nam Kinh

Trần Tu Lương, sinh ra ở Ninh Ba, Chiết Giang năm 1907, được nhận vào trường trung học nữ sinh tỉnh Chiết Giang năm 18 tuổi, nơi bà tiếp xúc với các ấn phẩm tuyên truyền của ĐCSTQ, khiến tư tưởng chịu ảnh hưởng. Sau khi tốt nghiệp, bà làm thư ký cho Hướng Cảnh Dữ, người đảm nhiệm lãnh đạo vận động phụ nữ thời kỳ đầu của ĐCSTQ, rồi gia nhập ĐCSTQ năm 1927 dưới sự giới thiệu của Hướng Cảnh Dữ. Cùng năm, Trần Tu Lương được cử đi học tại Đại học Tôn Trung Sơn ở Mátxcơva, sau khi về nước, bà hoạt động đảng ngầm trường kỳ ở Thượng Hải và nhiều nơi khác.

Sau khi kết thúc Chiến tranh kháng Nhật năm 1945, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc trở về thủ đô Nam Kinh từ bồi đô Trùng Khánh. Chẳng bao lâu, cuộc nội chiến với ĐCSTQ bùng nổ.

Như chúng ta đã biết, lịch sử thành lập ĐCSTQ là lịch sử tập trung mọi tà ác ngoại nhập, một trong số đó là “gián điệp”, chính là làm gián điệp, làm công tác tình báo. Tháng 4 năm 1946, ĐCSTQ phái Trần Tu Lương đến đảng ngầm Nam Kinh, đề nghị bà lãnh đạo công tác “chống chính quyền” trong toàn thành Nam Kinh, và Trần Tu Lương trở thành nữ bí thư thị ủy đầu tiên trong lịch sử ĐCSTQ.

Sau khi nhậm chức, Trần Tu Lương căn cứ “phương kế 16 chữ” của ĐCSTQ – “Ẩn nấp tinh vi, trường kỳ mai phục, tích lũy lực lượng, chờ đợi thời cơ” – tiến hành phân công bố trí. Bà phụ trách công tác toàn diện, lãnh đạo hệ thống tình báo và phản loạn.

Cài cắm gián điệp vào các cơ quan quan trọng của Quốc dân đảng

Không thể không nói, với tư cách là một thủ lĩnh gián điệp, “năng lực công tác” của Trần Tu Lương rất mạnh. Bà trước sau đã cài cắm hơn 40 đảng viên ngầm của ĐCSTQ vào các lực lượng cảnh sát trên bộ, trên biển, trên không của Quốc dân đảng, Cục An ninh, Bộ Quốc phòng, nhóm cố vấn quân đội Mỹ, Tổng bộ Hậu cần, Bộ Thanh niên v.v. trụ tại Nam Kinh, và thu được rất nhiều tin tình báo quan trọng.

Chẳng hạn như khẩu lệnh thông tấn khi quân Quốc dân Đảng phong tỏa Trường Giang, danh sách các đơn vị đặc vụ Quân Thống Nam Kinh cho đến tình huống hoạt động của họ, điện đài bí mật do Quân Thống triển khai tại Nam Kinh cho đến mật mã của họ, và “Sơ đồ bố trí quân sự dọc theo tuyến Bắc Kinh hỗ trợ Hàng Châu”, “Tình huống phong cảng cầu ở bắc ngạn Trường Giang” và “Biểu số lượng lưu trữ đạn dược của Pháo đài Giang Ninh” do tổng tư lệnh cảnh bị Bắc Kinh hỗ trợ Hàng Châu Thang Ân Bá lập.

Không chỉ vậy, bà còn lấy được tài liệu “Lực lượng hậu bị Quốc dân đảng năm 1948” từ Bộ chỉ huy quân sự Quốc dân đảng, “Bản đồ phòng thủ thành Nam Kinh” của Sở cảnh sát thủ đô, cùng những thông tin tình báo quan trọng về binh lực và trang bị của lực lượng cảnh sát, quân đội Quốc dân đảng từ Vu Hồ đến An Khánh, bản đồ triển khai phòng thủ giữa các con sông, vị trí của Bộ chỉ huy tiền tuyến Quốc dân đảng, danh sách quan viên, trận địa pháo binh, nhân viên biên chế, trang bị vũ khí, v.v.

Kích động sĩ quan cấp cao phản loạn chống lại Quốc dân đảng

Tháng 9 năm 1948, Trần Tư Lương tiếp nhận một nhiệm vụ mới: tiến hành công tác phản loạn trong Quân đội Quốc gia.

Đối tượng phản loạn đầu tiên của bà là Du Bột, một phi công của Lữ đoàn 8 máy bay ném bom của Không quân Quốc dân đảng. Vào ngày 16 tháng 12 năm 1948, Du Bột đã lái máy bay ném bom B-24 tại sân bay quân sự Nam Kinh đào tẩu sang ĐCSTQ.

Đối tượng phản loạn thứ hai của bà là Đặng Triệu Tường, thuyền trưởng của tàu tuần dương tiên tiến nhất “Trùng Khánh” của Quốc dân đảng. Vào ngày 25 tháng 2 năm 1949, Đặng Triệu Tường chỉ huy tàu “Trùng Khánh” tiến ra khỏi cửa sông Giang Nam, đi về phía bắc đến cảng Yên Đài, Sơn Đông, do Quân đội ĐCSTQ kiểm soát.

Đối tượng phản loạn thứ ba của bà là Vương Yến Thanh, Trung tướng Sư trưởng của Sư đoàn 97 thuộc Sư đoàn Cảnh vệ Thủ đô, được gọi là “Ngự lâm quân”. Trước khi làm phản, Vương Yến Thanh đã có một chút do dự, ông ta đề nghị gặp người chịu trách nhiệm đảng ngầm của ĐCSTQ. Trần Tu Lương đến cuộc hẹn một mình, sau khi nói chuyện hơn mười phút, Vương Yến Thanh nhận định người này là lãnh đạo tối cao của đảng ngầm Nam Kinh của ĐCSTQ, lại bị những lời đường mật của Trần Tu Lương kích động, đã hạ quyết tâm chạy sang ĐCSTQ.

Ngoài những người này, Trần Tu Lương còn tạo phản loạn ở các nhân viên quân chính của Quốc dân đảng tại Pháo đài Giang Ninh, Tháp đài Sân bay Đại Giáo Trường Nam Kinh, và Đài phát thanh 431.

Do tiếp ứng lượng lớn và công tác chuẩn bị của Trần Tu Lương tại thành Nam Kinh, quân đội ĐCSTQ đã thuận lợi chiếm lĩnh hết địa điểm chiến lược này đến địa điểm chiến lược khác ở ngoại vi thành Nam Kinh. Từ ngày 22 tháng 4 năm 1949, Nam Kinh thực tế đã trở thành một thành phố trống, không có quân đội Quốc dân đảng trấn thủ ở đó.

Vào trưa ngày 24 tháng 4 năm 1949, bộ đội tiên phong của Tập đoàn quân 35 của ĐCSTQ đã vượt sông Trường Giang, chiếm lĩnh Nam Kinh mà gần như không có giao tranh binh đao.

Toàn bộ đảng ngầm ở Nam Kinh đều bị ĐCSTQ thanh trừng

Theo logic chung, Trần Tu Lương lẽ ra phải trở thành một “đại công thần” của ĐCSTQ, và điều chờ đợi bà lẽ ra phải là thăng quan tấn tước. Tuy nhiên, ngay khi quân đội ĐCSTQ sắp vượt sông Trường Giang, Mao Trạch Đông đối với đảng ngầm đã chế định “phương châm mới 16 chữ” – “Sắp xếp giáng cấp, khống chế sử dụng, tiêu hóa tại chỗ, dần dần đào thải”. Cũng chính là nói: vắt chanh bỏ vỏ, qua sông hủy cầu.

Sau khi giành được thành Nam Kinh, Trung ương ĐCSTQ lập tức ra điện lệnh thành lập mới Thành ủy Nam Kinh. Lưu Bá Thừa, Tư lệnh Binh đoàn dã chiến 2, giữ chức Bí thư Thành ủy, Tống Nhậm Cùng là phó bí thư, và Trần Tu Lương trở thành bộ trưởng tổ chức.

Chẳng bao lâu, các cán bộ phía Nam do ĐCSTQ cử xuống và các cán bộ của đảng ngầm tại Nam Kinh đã phát sinh xung đột về một loạt vấn đề như địa vị và đãi ngộ, và các đảng viên ngầm ban đầu đã phải chịu đả kích nặng nề.

Ngày 17 tháng 9 năm 1949, Đặng Tiểu Bình, Bí thư thứ nhất Cục Hoa Đông ĐCSTQ, tổ chức đại hội cán bộ đảng viên các cán bộ từ bí thư chi bộ trở lên tại Nam Kinh. Đặng tại đại hội đã đưa ra báo cáo “Luận về lòng trung thành và sự trung thực”, phát đi tín hiệu về một cuộc thanh trừng toàn diện đảng ngầm ở Nam Kinh.

Đặng Tiểu Bình cho rằng “Nam Kinh hội sư bất hảo”, nguyên nhân chủ yếu là do Thành ủy Nam Kinh trước đây sau Chiến dịch Hoài Hải, tổ chức đại phát triển, đã dẫn đến một số lượng lớn “phần tử phản cách mạng hỗn tiến vào nội bộ đảng”. Đặng còn nói, “trong nội bộ đảng Nam Kinh có tồn tại ba loại người: ‘nhất tâm’, chỉ đối với đảng nhất tâm nhất ý; ‘lưỡng tâm’ chỉ thành phần phá hoại hỗn nhập vào đảng, cũng chính là ‘phản cách mạng’; ‘bán tâm’ chỉ phản cách mạng ẩn núp, về tổ chức thì nhập đảng, nhưng tư tưởng thì không nhập đảng”. Ông ta đổ vấy trách nhiệm cho nguyên bí thư thành ủy Nam Kinh Trần Tu Lương.

Trước đó có một chuyện phát sinh. Một cựu đảng viên ngầm của ĐCSTQ, người đã trở thành khoa trưởng khoa bưu chính Cục Công an Nam Kinh, mâu thuẫn với một cán bộ phía nam được cấp trên cử xuống vì tay này không phục tùng, thường soi mói tìm lỗi. Có lần hai người cãi nhau, trưởng khoa phát hỏa, bắn một phát súng xuống bàn. Phát súng không trúng người, nhưng cán bộ phía nam nói rằng đảng viên ngầm muốn “bắn chết các đảng viên Cộng sản”. Vụ việc này được báo cáo với Thành ủy Nam Kinh, và vị trưởng khoa này ngay lập tức bị bắt vì tội phản cách mạng. Sau khi điều tra, Trần Tu Lương tin rằng đây chỉ là một sự hiểu lầm, không phải là phản cách mạng, chỉ nên bị phê bình giáo dục.

Đặng Tiểu Bình đã lấy điều này làm ví dụ trong bài phát biểu của mình, ông ta nói: “Một khoa trưởng Cục Công an muốn dùng súng bắn một đảng viên Cộng sản, đó còn không phải là phản cách mạng sao?” Sau này vị khoa trưởng bị chỉnh đốn đến mức sống không bằng chết, phải tự sát mà chết.

Trong báo cáo của mình, Đặng Tiểu Bình gọi các căn cứ địa và quân đội của ĐCSTQ là “con cả”, và của đảng ngầm là “con thứ”, và yêu cầu bắt đầu từ Nam Kinh, tất cả các nhóm lãnh đạo mới thành lập ở các thành thị phía nam sông Trường Giang, đều phải lấy người đi trước làm chủ, người đi sau phải ủng hộ và phục tùng người đi trước.

Không lâu sau khi Thành ủy Nam Kinh mới bắt đầu chỉnh đốn đảng ngầm, Trần Tu Lương đã đến Bắc Kinh dự Đại hội Đại biểu Phụ nữ Châu Á, nhận nhiệm vụ là thành viên đoàn đại biểu chính đảng ĐCSTQ, được cử sang Liên Xô học tập. Nửa năm sau, vào tháng 6 năm 1950, khi trở về Trung Quốc, bà bàng hoàng khi xem bản báo cáo về Vận động chỉnh đảng ở Nam Kinh, cảm thấy kinh hồn khiếp vía, bởi rất nhiều đảng viên ngầm từng vào sinh ra tử với bà đều đã bị thanh trừng.

Trong các cuộc vận động chính trị sau đó, gần như toàn bộ trong tổng số gần 2.000 đảng viên của đảng ngầm Nam Kinh phải chịu những cuộc thanh trừng tàn bạo.

Trần Tu Lương bị chỉnh đốn

Trần Tu Lương không thể ở lại Nam Kinh được nữa, phải xin điều chuyển đến Thượng Hải; năm 1954, chồng bà là Sa Văn Hán trở thành tỉnh trưởng Chiết Giang, bà cũng được chuyển đến Hàng Châu, giữ chức vụ phó bộ trưởng và quyền bộ trưởng của Bộ tuyên truyền Tỉnh ủy Chiết Giang.

Ngày 3 tháng 4 năm 1955, Mao Trạch Đông bắt Phan Hán Niên, một nhân vật nặng ký trong đảng ngầm của ĐCSTQ.

Ngày 20 tháng 5 cùng năm, Tỉnh ủy Chiết Giang tổ chức hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Giang Hoa tuyên bố: “Mao Chủ tịch chỉ thị phải thanh trừng hết thảy bọn phản cách mạng. Cần đặc biệt chú ý đến hai chữ ‘hết thảy'”. Còn nói: “Thượng Hải có 3.300 đặc vụ tham gia vào công tác của Cục Công an, trên thực tế đã chiếm lĩnh Cục Công an, (Cục trưởng Cục Công an Thượng Hải) Dương Phàm đã bị bắt, và Phó Thị trưởng Thượng Hải Phan Hán Niên là nội gián, bí mật đầu hàng địch, cũng đã bị bắt.”

Sau đó, vợ chồng Sa Văn Hán và Trần Tu Lương đều bị giám sát khống chế.

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Chiết Giang tháng 7 năm 1956, Trần Tu Lương thay mặt Bộ tuyên truyền phát biểu tại hội nghị, phê bình báo cáo công tác của Tỉnh ủy và phong cách tác phong của các ứng cử viên tiếp theo, trong đó bao gồm công tác tác phong của Bí thư Tỉnh ủy. Còn Sa Văn Hán tại đại hội đã phát ngôn về “tách đảng khỏi chính phủ”, không “lấy đảng đại biểu cho chính phủ” và yêu cầu “dân chủ trong đảng”.

Sau khi Mao Trạch Đông phát động vận động phản hữu vào năm 1957, Trần Tu Lương trở thành đối tượng bị điểm danh phê đấu đầu tiên ở tỉnh Chiết Giang, trong khi Sa Văn Hán trở thành “hữu phái” cấp tối cao trong nội bộ ĐCSTQ, bị triệt tiêu tất cả các chức vụ, sau đó bị khai trừ đảng tịch. Tháng 1 năm 1964, Sa Văn Hán ôm hận mà chết.

Vào ngày 25 tháng 2 năm 1958, Trần Tu Lương bị buộc hai tội danh “phản Đảng” và “chống Liên Xô”, đả thành phần tử cực hữu, bị khai trừ đảng tịch, triệt tiêu tất cả các chức vụ, giáng sáu cấp liên tiếp và bị đưa về vùng nông thôn Gia Hưng cải tạo lao động.

Trong cuộc “Cách mạng Văn hóa” kéo dài mười năm, Trần Tu Lương một lần nữa bị phê bình, đấu tranh và bị tra tấn, bị cùm tay gông cổ, cạo trọc đầu, treo bảng diễu phố,… và suýt chết.

Trần Tu Lương đã kêu oan suốt 20 năm

Trong 20 năm từ khi chính thức được bình phản năm 1979, đến khi qua đời vào năm 1998, Trần Tu Lương chủ yếu làm hai việc: một là bôn ba bình phản cho chồng, hai là kêu oan cho những thành viên đảng ngầm bị ĐCSTQ thanh trừng.

Trần Tu Lương có oan không? Rất oan. Trước năm 1949, bà đã vào sinh ra tử cho ĐCSTQ trong 22 năm. Nhưng sau năm 1949, bà bị ĐCSTQ đối xử như một “kẻ xấu” và bị cải tạo lao động trong 22 năm.

Nhưng quay đầu nhìn lại, Trần Tu Lương đã bất chấp thủ đoạn giúp ĐCSTQ lật đổ chính quyền hợp pháp của Trung Quốc. Sau Trung Hoa Dân Quốc, chính quyền nào được thiết lập tại Trung Quốc? Một chính quyền giết người nhiều nhất trong lịch sử, sát hại hàng chục triệu người Trung Quốc. Vậy khi tham gia lật đổ Trung Hoa Dân Quốc, Trần Tu Lương rốt cuộc đang làm điều tốt hay điều xấu đây?

Theo Epoch Times, Mộc Lan biên dịch

Exit mobile version