Đại Kỷ Nguyên

Hai mặt của Tập Cận Bình: Theo vô thần luận, nhưng lại tín Thần, tín mệnh, tín dự ngôn?

Ảnh: Trăm năm chân tướng - ET

Vào ngày 22 tháng 9 năm 2023, Tập Cận Bình đã sắp xếp để tổng thống Syria Assad đến thăm chùa Linh Ẩn, một ngôi chùa Phật giáo ở Hàng Châu. Sự sắp xếp này đã bộc lộ những suy nghĩ sâu kín nhất của Tập mà ngoại giới không biết đến, đồng thời cũng giải thích cảm giác bất an kịch liệt của ông.

Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!

Sáng ngày 22 tháng 9 năm 2023, tổng thống Syria Assad, được mời tham dự lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á tại Hàng Châu, đã đưa vợ con du lãm chùa Linh Ẩn, một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở Hàng Châu. Chùa Linh Ẩn hiếm khi trải thảm đỏ và mở cửa chính, khiến dư luận phản đối kịch liệt.

Chiều ngày 22 tháng 9, Tập Cận Bình gặp Assad tại Nhà khách Tây Hồ ở Hàng Châu, cách chùa Linh Ẩn 6 km.

Rõ ràng, chuyến thăm chùa Linh Ẩn của Assad, trước tiên phải được Tập Cận Bình phê chuẩn. Tại sao ông Tập lại sắp xếp theo cách này? Những lý do đằng sau nó rất đáng để chúng ta nghiên cứu.

Chùa Linh Ẩn cổ đại

Chùa Linh Ẩn, còn gọi là Vân Lâm thiền tự, nằm ở phía tây bắc Hồ Tây ở Hàng Châu, dưới chân núi Linh Ẩn, giữa đỉnh Phi Lai và đỉnh Bắc Cao, là ngôi chùa Phật giáo sớm nhất ở Trung Quốc, và là một trong mười ngôi chùa cổ lớn nhất Trung Quốc.

Chùa Linh Ẩn được xây dựng vào năm Đông Tấn Hàm Hòa đầu tiên (năm 326 SCN), có lịch sử hơn 1.670 năm. Khi đó, tăng nhân Ấn Độ Huệ Lý đến Trung Quốc truyền giáo, vì cảnh sắc nơi này thâm u hẻo lánh, ông cho rằng đây là “nơi ẩn náu của tiên linh”, nên đã xây dựng một ngôi chùa ở đó, đặt tên là chùa “Linh Ẩn”. Vào thời Ngũ Đại Thập Quốc, quốc vương nước Ngô Việt là Tiễn Thục rất tín Phật giáo, đối với việc xây dựng chùa Linh Ẩn lại càng quan tâm gấp bội. Đương thời chùa Linh Ẩn đã đạt quy mô 9 lâu, 18 các, 77 điện đường và ba ngàn tăng chúng, trở thành ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở vùng Giang Nam.

Khi bước vào chùa Linh Ẩn, những gì ánh chiếu vào mắt bạn đều là những dấu ấn của văn hóa Phật giáo, hoặc là văn hóa thần truyền Trung Hoa, lập tức khiến người ta nghĩ đến Phật giáo, Thiền tông, nghĩ đến vị hòa thượng Tế Công thần thông quảng đại xuất gia nơi đó, nghĩ đến hoàng đế Khang Hy, hoàng đế Càn Long từng viếng thăm nơi này, 

Cổ nhân có câu: “Trên có thiên đường, dưới có Tô, Hàng”. Tuy nhiên, bất luận Hàng Châu có bao nhiêu danh lam thắng cảnh, Tập Cận Bình cuối cùng lại cho Assad đến thăm quan chùa Linh Ẩn. Mặc dù Tập đại biểu cho ĐCSTQ sùng tín vô thần luận, nhưng tư tưởng của con người là phức tạp, không chỉ đơn giản là không trắng thì đen, sự lựa chọn của Tập có thể liên quan đến tín ngưỡng của ông ấy. Vậy Tập Cận Bình rốt cuộc tin vào điều gì?

Tin Thần Phật?

Nói đến việc ông Tập tin tưởng điều gì, trước tiên phải nói đến cha ông là Tập Trọng Huân.

Tập Trọng Huân là một trong những nguyên lão của ĐCSTQ, thời Mao Trạch Đông, ông làm quan đến phó thủ tướng kiêm bí thư trưởng Quốc vụ viện, thời Đặng Tiểu Bình, ông làm quan đến ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, phó ủy viên trưởng Quốc hội.

Tập Trọng Huân trong đời đã ba lần bị chỉnh: Lần đầu tiên là vào năm 1935, khi ông suýt chút nữa đã bị chôn sống trong “vận động túc phản” của ĐCSTQ; Lần thứ hai là vào năm 1962, khi ông vì cuốn tiểu thuyết “Lưu Chí Đan”, bị đả thành thủ lĩnh của một tập đoàn phản đảng, bị chỉnh 16 năm; Lần thứ ba là vào năm 1990, vì xúc phạm uy quyền tuyệt đối của Đặng Tiểu Bình, bị Đặng lấy lý do “sinh bệnh” làm cái cớ để kết thúc nhiệm kỳ phó ủy viên trưởng Quốc hội sớm hai năm năm tháng, và bị “lưu đày” đến Thâm Quyến.

Di sản mà Tập Trọng Huân lưu lại cho các con bao gồm: kính Phật, ủng hộ khí công, “giúp đỡ bạn lúc khó khăn là mong muốn duy nhất của tôi”, v.v.

Thời Tập Trọng Huân chủ chính ở Quảng Đông, ông từng bất chấp mọi lời dị nghị, làm một điều khiến giới Phật giáo Trung Quốc cảm động sâu sắc – ông đã khôi phục lại chân thân bất hoại của Huệ Năng, vị tổ đời thứ sáu của Thiền tông đã bị phá hoại trong Cách mạng Văn hóa ở chùa Nam Hoa, khôi phục lại việc thờ cúng.

Dưới ảnh hưởng của cha mình, sâu trong tư tưởng của Tập Cận Bình, ông rất có khả năng tin Thần Phật.

Vào ngày 30 tháng 8 năm 2011, WikiLeaks đã công bố một bức điện mật do Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh gửi tới Washington vào ngày 16 tháng 11 năm 2009. Mã điện tín là 09BEIJING3128, cấp bảo mật là Cơ mật (Confidential).

Bức điện nêu rõ, người cung cấp thông tin trực tiếp là một giáo sư, từng là bạn thân của Tập Cận Bình, đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ từ lâu. Ông chia sẻ về bối cảnh gia đình, quá trình trưởng thành, thời niên thiếu, sự nghiệp chính trị của Tập cũng như những ấn tượng và đánh giá tính cách của ông đối với Tập.

Bức điện đề cập, vị giáo sư ẩn danh nói rằng, ông Tập vào một thời điểm nào đó trong sự nghiệp của mình, đã rất tin vào lực lượng siêu tự nhiên của Phật gia. Khi ông ấy gặp Tập, Tập tỏ ra hứng thú nồng hậu đối với võ thuật Phật gia, khí công Phật gia, các lực lượng thần bí khác giúp tăng cường sức khỏe, và thánh địa Phật giáo Ngũ Đài Sơn.

Giáo sư cho biết, ông không biết liệu Tập là thực sự có tôn giáo tín ngưỡng, hay là chỉ đang tìm một loại phương pháp hỗ trợ sức khỏe thân tâm. Vô luận thế nào, mức độ hiểu biết của Tập đối với những chủ đề này khiến ông vô cùng kinh ngạc, Tập dường như tin tưởng vào lực lượng siêu tự nhiên.

Ngày 7/1/2014, Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị Công tác Chính trị – Pháp luật Trung ương như sau: 

“Thực tế, những người chấp hành mắc sai lầm, ông ta cũng là có một sổ nợ, những món nợ này sẽ được ghi vào đó. Nhưng khi ông ta sinh chuyện, cuốn sổ nợ này sẽ được đưa bạn lôi ra. Đừng thấy hôm nay tưng bừng hoan náo thế nào, hãy cẩn thận lập ra một danh sách hôm nay và mai sau, tất cả đều ứng nghiệm. Đừng làm loại chuyện này. Trên đầu ba thước có thần linh, nhất định cần có tâm kính sợ.”

Những lời này cho thấy, sâu trong nội tâm, Tập Cận Bình là người tín Phật.

Tin vào vận mệnh?

Theo bà Quách Quân, nữ chủ biên tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên, khi ông Tập công tác tại Phúc Kiến, từng có một cao nhân chỉ điểm, nói rằng ông ấy tương lai sẽ tiếp quản vị trí lớn (ý tứ là sẽ đảm nhận chức vụ lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ).

Kể từ đó, ông Tập luôn vô cùng nhún mình, cẩn ngôn thận hành, sợ phạm sai lầm lỡ đại sự.

Nhún mình đến mức độ nào? Lý Duệ, cựu thư ký của Mao Trạch Đông, nguyên phó bộ trưởng thường vụ Bộ Tổ chức Trung ương ĐCSTQ, là một trong những người đã đề bạt Tập. Mùa hè năm 2004, Lý Duệ và vợ đi du lịch Hàng Châu. Khi đó, ông Tập là bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang, mời Lý Duệ đi ăn tối. Trong bữa tối, Lý Duệ nói với Tập: “Cậu hiện tại địa vị đã khác, có thể đề xuất một số ý kiến lên trên.” Tập trả lời: “Bác có thể đánh đông dẹp tây, nhưng tôi ở đây làm sao dám?”

Theo Thẩm Đống, tác giả cuốn “Hồng sắc luân bàn”, bà Trương Bồi Lợi, phu nhân của thủ tướng Ôn Gia Bảo khi đó, từng đưa vợ của ông ấy là Đoàn Vĩ Hồng đi dùng bữa với vợ chồng Tập Cận Bình và Bành Lệ Viện. Đương thời, ông Tập đã là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ và phó chủ tịch quốc gia. Nhưng suốt cả buổi tối, Tập hầu như không nói lời nào, người nói là Bành Lệ Viện. Cảm thấy ông Tập ngồi đó có chút không tự tại, thỉnh thoảng lại gượng cười. Đoàn Vĩ Hồng cho biết, bà không tìm được cơ hội thích hợp nào để tiếp cận Bành Lệ Viện. Điều này cho thấy cả vợ chồng ông Tập đều vô cùng thận trọng.

Khi đó, trong ĐCSTQ có hai thái tử đảng có thể trở thành người kế vị: một là Tập Cận Bình, hai là Bạc Hy Lai. Lý do quan trọng nhất khiến Bạc cuối cùng thua Tập, là vì Bạc quá cao điệu, quá khoa trương, quá cuồng ngạo.

Tại Đại hội 18 vào tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đảm nhiệm chức vụ tổng bí thư Trung ương ĐCSTQ và chủ tịch Quân ủy Trung ương; tháng 3 năm sau, ông đảm nhiệm chức chủ tịch quốc gia tại kỳ họp đầu tiên của Hội nghị nhân dân toàn quốc lần thứ 12.

Lời chỉ điểm của cao nhân hồi đó đã trở thành hiện thực. Vì vậy, Tập có khả năng tin rằng, việc ông làm chủ Trung Nam Hải là trong mệnh chủ định.

Tin vào long mạch?

Từ cổ chí kim, các bậc quân vương của Trung Quốc đều rất coi trọng việc bảo vệ long mạch, tin rằng long mạch và quân mệnh, quốc vận là có sự liên quan chặt chẽ. Long mạch còn, thì mệnh vua sẽ trường tồn, quốc vận hưng thịnh.

Trong lịch sử, dãy núi Tần Lĩnh còn được gọi là dãy núi Chung Nam. Bắt đầu từ thời viễn cổ, người Trung Quốc đã coi núi Chung Nam là nhà của thiên thần và địa thần. Các thầy phong thủy cổ đại coi núi Trung Nam như long mạch, tin rằng dưới chân núi Trung Nam là nơi thích hợp nhất cho các hoàng đế trụ. Nếu không có phúc âm của long mạch núi Tần Lĩnh, sẽ không có thành Tây An là cổ đô của 13 triều đại.

Sau khi Tập lên nắm quyền, vào năm 2014, có người đã báo cáo với ông rằng nhiều biệt thự trái phép được xây dựng ở dãy núi Tần Lĩnh, gây thiệt hại lớn cho môi trường sinh thái của dãy núi Tần Lĩnh. Tập lập tức chỉ thị: phá bỏ những biệt thự này.

Tuy nhiên, Triệu Chính Vĩnh, khi đó là bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, căn bản không coi chỉ thị này ra gì. Ông ta hướng dẫn những người bên dưới tùy tiện điền một con số ngẫu nhiên, báo cáo lên Trung Nam Hải, nhằm đánh lừa Tập.

Không ngờ, Tập Cận Bình vẫn luôn để mắt tới những biệt thự xây trái phép ở núi Tần Lĩnh, từ năm 2014 đến 2018, ông đã 6 lần ra chỉ thị rằng những biệt thự xây trái phép này phải phá bỏ. Vào tháng 7 năm 2018, sau khi Tập Cận Bình ban hành đến chỉ thị thứ sáu, thì Từ Lệnh Nghĩa, phó bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, được bổ nhiệm làm tổ trưởng tiểu tổ công tác chỉnh trị đặc biệt trung ương, đích thân đến hiện trường Thiểm Tây đốc chiến.

Khi đó, Hồ Hòa Bình, lúc đó là bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, mới thực sự ra tay phá bỏ 1.185 biệt thự xây trái phép. Nhiều quan chức từ Tỉnh ủy và Chính quyền tỉnh Thiểm Tây cũ, Thành ủy và Chính quyền thành phố Tây An đã bị cách chức thẩm tra. Triệu Chính Vĩnh, cựu bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, bị kết án tử hình ân xá hai năm; bản án tử hình được giảm xuống tù chung thân, không được giảm hình, không đặc xá.

Tất cả những việc này bắt nguồn từ việc Tập Cận Bình tin rằng, mấu chốt của việc xây dựng biệt thự trái phép ở núi Tần Lĩnh là có người muốn phá hoại huyết mạch, hủy hoại đại sự của ông ta.

Tin vào dự ngôn?

Sau tháng 3 năm 2023, truyền thông trong và ngoài nước rộ tin đồn rằng Tập Cận Bình đã “tóm gọn” các quan chức cấp cao của Quân Tên lửa dưới danh nghĩa chống tham nhũng.

Dựa trên các báo cáo truyền thông trong và ngoài nước, tin đồn này có lẽ là sự thật. Các tướng lĩnh của Quân Tên lửa bị bắt bao gồm: cựu tư lệnh, phó tư lệnh, chính ủy Quân Tên lửa v.v.

Tại sao các chỉ huy của Quân Tên lửa lại bất ngờ gặp tai họa? Người ta cho rằng nó có liên quan đến việc Tập tin vào dự ngôn.

Tờ báo Đại Kỷ Nguyên nhận được tin từ các nguồn đáng tin cậy: “Tập Cận Bình thực sự tin vào dự ngôn, rất sợ chết. Trong dự ngôn có hình ảnh có người cầm cung tiễn (cung tên) bắn, ông ấy cho rằng nó đối ứng với hỏa tiễn (tên lửa), nên đã triệt hồi chỉ huy Quân Tên lửa, bắt giữ họ. Đây là nguyên nhân chủ yếu.”

Trong hình ảnh thứ 46 của cuốn sách tiên tri nổi tiếng “Thôi Bối Đồ” thời nhà Đường, “Tụng” viết: “Hữu nhất quân nhân thân đới cung, chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông. Đông biên môn lý phục kim kiếm, dũng sĩ hậu môn nhập đế cung”, ý tứ là có một quân nhân đeo cung, chỉ nói tôi là bạch đầu ông. Có một thanh kiếm vàng phục sẵn cổng phía đông, dũng sĩ vào hoàng cung bằng cửa sau.

Một số cách giải thích cho rằng “Bạch đầu ông” (白頭翁) là ám chỉ “Tập” (習). Bạch đầu ông chính là: đặt chữ “ông” 翁 trên đầu chữ “bạch” 白. Theo vị trí sắp xếp này, lại phân tách hai chữ này ra và tổ hợp lại, thì biến thành hai chữ “Tập công” 習公, tức là Tập Cận Bình.

“Hữu nhất quân nhân thân đới cung” biểu thị rõ ràng rằng đó là một quân nhân, còn có mang cung. Cung tiễn là vũ khí tấn công tầm xa cổ xưa của Trung Quốc cổ đại, còn tên lửa chính là vũ khí tấn công tầm xa hiện đại, là loại vũ khí mà Quân Tên lửa của ĐCSTQ nắm giữ.

Đông biên môn lý phục kim kiếm, dũng sĩ hậu môn nhập đế cung“, nó mô tả cảnh sát thủ xông vào cung điện để thích sát hoàng đế, cho thấy có người đang muốn phát động binh biến.

Từ dự ngôn này mà xét, có thể ai đó trong Quân Tên lửa muốn mưu phản, nên Tập Cận Bình, người tin vào dự ngôn, đối với điều này khá kỵ húy.

Tin vào chủ nghĩa Mác-Lê?

Tuy nhiên, tư tưởng chỉ đạo của ĐCSTQ là chủ nghĩa Mác-Lê, với tư cách là người lãnh đạo đảng, Tập Cận Bình làm sao có thể không bị ảnh hưởng?

Tại Đại hội 19 của ĐCSTQ, Tập đề bạt Vương Hỗ Ninh, “top trí nang” bên thân Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, vào làm Thường ủy Bộ Chính trị, chủ quản hình thái ý thức. Sau khi Vương Hỗ Ninh nhậm chức, ông ta không ngừng truyền cho Tập Cận Bình mê hồn thang của chủ nghĩa Mác-Lê.

Vào ngày 16 tháng 12 năm 2021, Hewitt, một nhà truyền thông nổi tiếng của Mỹ, đã đăng một bài báo trên tờ “Washington Post”, nói rằng Vương Hỗ Ninh, một trong bảy Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ, có “lực ảnh hưởng siêu thường” đối với Tập Cận Bình về mặt hình thái ý thức, dựa trên điều này, Vương Hỗ Ninh chính là “kẻ nguy hiểm nhất thế giới”.

Sau Đại hội 19 của ĐCSTQ, dưới sự tiêm nhiễm mê hoặc của Vương Hỗ Ninh, chỉ trong vòng 5 năm, Tập đã một tay đánh bài tốt thành bài xấu.

Nói nhiều như vậy, chúng ta có thể thấy tư tưởng của Tập trên thực tế là thể hỗn hợp của mâu thuẫn: một mặt, sâu trong tư tưởng, ông tín Thần Phật, tin vận mệnh, tin long mạch, tin dự ngôn; một mặt khác, ông Tập lại tin theo chủ nghĩa Mác-Lê.

Những niềm tin ban đầu bắt nguồn từ văn hóa truyền thống Trung Quốc, niềm tin sau cùng bắt nguồn từ tư tưởng ngoại lai phản truyền thống, phản giá trị phổ thế.

Vừa tin Thần Phật lại vừa tin vô thần luận, đây chẳng phải là tự mình xung đột sao? Đây cũng có thể là nguyên nhân quan trọng khiến con đường của Tập Cận Bình ngày đi càng thu hẹp, còn bản thân ông ta bị hãm vào nguy cảnh.

Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch

Exit mobile version