Do bi phẫn không kìm nén được, cô đã viết trên một tờ giấy vệ sinh ố vàng: “Tôi như một chú chim đỗ quyên khóc đến chảy máu, liệu có ích gì? Tôi hướng vào bức tường băng giá kêu lên, sẽ nhận lại một vọng âm, nhưng hướng vào một người đang sống, dẫu kêu lên một ngàn lần, cũng chỉ như gọi một người đã chết!”
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng đến với “Trăm Năm Chân Tướng”!
Trong các vận động chính trị trong lịch sử của ĐCSTQ, một nhóm phụ nữ có quyết tâm sắt thép đã bị sát hại tàn khốc, những người mà mọi người tương đối quen thuộc nhất là: Lâm Chiêu, Trương Chí Tân, Lý Cửu Liên và Chung Hải Nguyên. Trong đó, Chung Hải Nguyên không những bị bắn chết, mà vì “nguyên nhân đặc thù”, còn bị cưỡng đoạt thận sống. Hôm nay, chúng tôi sẽ kể với bạn một câu chuyện không nên bị lãng quên.
Quả thận của Chung Hải Nguyên bị cưỡng đoạt
Vào ngày 30 tháng 4 năm 1978, tại một hình trường ở huyện Tân Kiến, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, Chung Hải Nguyên bị hai cảnh sát vũ trang áp giải tới địa điểm hành hình đã được chỉ định. Một phó tiểu đoàn trưởng chiếu theo sắp đặt từ trước, đã cố ý nhắm vào lưng bên phải của cô bắn một phát súng, nó không khiến cô chết ngay. Sau đó, một số nhân viên y tế đã đợi sẵn ở đó nhanh chóng đưa cô vào một chiếc xe quân sự phủ bạt gần đó. Một bàn phẫu thuật lâm thời đã được thiết lập sẵn trên chiếc xe quân sự. Một số bác sĩ và y tá, với tốc độ nhanh nhất, đã cắt lấy quả thận của Chung Hải Nguyên.
Trong quá trình phẫu thuật, máu của Chung Hải Nguyên bắn tung tóe khắp sàn xe, từng giọt từng giọt nhỏ xuống đất. Một bác sĩ quân y già kéo cây lau qua lại dưới gầm xe, rồi vắt máu trên cây lau vào một chiếc xô nhựa, sau vài lần vắt, hơn nửa xô máu.
Tại sao Chung Hải Nguyên bị bắn? Tại sao các nhà chức trách lại cưỡng đoạt thận của cô ấy?
Khởi nguyên của vụ việc có liên quan đến một người phụ nữ sắt thép khác là Lý Cửu Liên.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 1969, Lý Cửu Liên bị Ủy ban địa khu Cống Châu, tỉnh Giang Tây bắt giữ với cáo buộc “phản cách mạng hiện hành” vì bạn trai của cô đã tố cáo cô phản đối Lâm Bưu, nhân vật thứ hai của ĐCSTQ. Sau sự kiện rơi máy bay của Lâm Bưu vào năm 1971, ĐCSTQ đã gọi Lâm Bưu là “phản đảng phản quốc”, nhưng ủy ban địa khu Cống Châu không muốn thừa nhận bắt nhầm người, vẫn kiên trì gán cho Lý Cửu Liên tội “phản cách mạng hiện hành”, chỉ là dùng thuyết pháp “mâu thuẫn địch ta chiểu theo mâu thuẫn nội bộ nhân dân mà xử lý” để tha cho cô, phân đến nhà máy mỏ Vonfram Hưng Quốc tại Giang Tây làm công nhân.
Lý Cửu Liên nghĩ rằng vấn đề của mình đã được giải quyết, nhưng cô không ngờ rằng khi làm công nhân, trong cuộc sống, cô vẫn phải chịu các loại điêu nan và vũ nhục. Để đòi công lý, cô liên tục kêu oan từ Cống Châu đến Bắc Kinh nhưng đều không có kết quả.
Từ ngày 4 tháng 4 năm 1974, Lý Cửu Liên đã lần lượt dán sáu tấm áp phích lớn tại Công viên Cống Châu, tuyên bố rằng mình phản đối Lâm Bưu là không sai và cần triệt để bình phản. Tấm áp phích lớn đã gây ra ảnh hưởng cường liệt, rất nhiều người đồng tình ủng hộ và lên tiếng cho cô. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo địa phương đã không bình phản cho cô, thay vào đó cho rằng cô đang “lật án phản cách mạng hiện hành”. Hai tuần sau, Lý Cửu Liên lại bị bắt, làm dấy lên làn sóng phản đối thậm chí còn lớn hơn.
Vào ngày 26 tháng 4 năm 1974, quần chúng địa phương đã tự phát thành lập “Ủy ban điều tra các vấn đề của Lý Cửu Liên” địa khu Cống Châu, yêu cầu triệt để điều tra chân tướng. Họ tiếp tục báo cáo những oan tình của Lý Cửu Liên lên Cống Châu thị ủy, Cống Châu địa khu, tỉnh Giang Tây và Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Trong một thời gian, biểu ngữ lớn “Phóng thích Lý Cửu Liên ngay lập tức” được dán trên khắp các đường phố của thành phố Cống Châu.
Chung Hải Nguyên, một giáo viên tại trường tiểu học Cảnh Phụng Sơn, ban đầu không biết Lý Cửu Liên. Sau khi đọc tấm áp phích lớn của Lý Cửu Liên, đã bị xúc động bởi trí tuệ và dũng khí của cô ấy, hy vọng sẽ làm hết sức mình để bình phản cho Lý. Vì vậy, Chung Hải Nguyên đã chủ động tìm đến Ủy ban điều tra để làm việc nghĩa, đảm nhiệm làm phát thanh viên.
Vào thời điểm đó, đường lối cực tả của ĐCSTQ đang chiếm địa vị chủ đạo, các hoạt động minh oan cho Lý Cửu Liên tạo thanh thế rất lớn, họ đã bị chính quyền dùng cường lực đàn áp. Tháng 5 năm 1975, Bộ Công an phê: “Ủy ban điều tra về vấn đề của Lý Cửu Liên” là tổ chức có tính chất phản cách mạng, nên bị nghiêm cấm. Các thành viên chủ yếu của Ủy ban trước sau liên tiếp bị bắt giữ.
Vào thời khắc phi thường khi khủng bố trắng bao trùm toàn bộ Cống Châu, Chung Hải Nguyên không hề nao núng. Cô đã soạn thảo các tờ rơi như “Lời kêu gọi khẩn cấp nhất”, “Kháng nghị mạnh mẽ” và “Thư khẩn cho người dân toàn thành phố”. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1974, cô bị bắt khi đến nhà hát Cống Nam để phát tờ rơi; sau đó, vì kiên trì cho rằng “Lý Cửu Liên vô tội”, cô bị kết án 7 năm tù.
Không lâu sau khi bị ấn vào tội danh này, một tội danh khác lại đến.
Vì Bộ Công an ủng hộ việc Tỉnh ủy Giang Tây trấn áp “Ủy ban điều tra các vấn đề của Lý Cửu Liên”, Chung Hải Nguyên không có thiện cảm với Bộ trưởng công an Hoa Quốc Phong khi đó. Tháng 4 năm 1976, Đặng Tiểu Bình lần nữa bị đả đảo, Mao Trạch Đông đề bạt Hoa Quốc Phong làm Phó chủ tịch thứ nhất Trung ương ĐCSTQ và Thủ tướng Quốc vụ viện.
Theo cuốn sách “Lịch sử vận động dân chủ của Trung Quốc”, Chung Hải Nguyên bị giam cầm đã biểu đạt thái độ trong một cuộc họp, nói: “Hoa Quốc Phong không bằng Đặng Tiểu Bình”. Câu này đã trở thành tội chứng của “cuộc tấn công ác độc nhằm vào Hoa Chủ tịch”, và cô đã bị kết án thêm 12 năm tù.
Ngày 6 tháng 10 năm 1976, nhóm “Tứ nhân bang” bị bắt, Hoa Quốc Phong trở thành lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản, chính phủ và quân đội Trung Quốc. Lúc này, Chung Hải Nguyên vẫn không nhận tội. Cô đã tranh luận với lính canh hàng chục lần, và lần nào cũng bị tra tấn. Tuy nhiên, dù miệng chảy nhiều máu nhưng cô vẫn không đổi lời. Các công an viên thẩm tra cô đều thừa nhận: “Người phụ nữ này thật lợi hại, tôi chưa từng thấy nữ tù nhân nào như vậy ở Cống Châu.”
Cuối cùng, với xương bắp chân bị gãy, cô đã gồng mình đứng dậy, kéo chiếc cùm nặng nề, viết dòng chữ “Đả đảo Hoa Quốc Phong” lên tường nhà tù.
Vào ngày 30 tháng 4 năm 1978, Chung Hải Nguyên bị kết án tử hình, và bị xử tử ngay lập tức.
Bị mổ sống lấy thận để kéo dài mệnh cho con nhà quan cao
Sự việc xảy ra tiếp theo là cảnh chúng ta đã nói ở đầu chương trình. Chung Hải Nguyên đã bị bắn, và trong tình huống còn chưa chết, quả thận của cô đã bị cưỡng đoạt thu hoạch. Tại sao các quan chức lại làm điều này?
Theo bài báo “Hai nữ tù nhân chính trị chết thảm trong vùng ngoại ô hoang dã”, rằng đương thời, có một viên phi công đang sống trong Bệnh viện dã chiến số 92 ở Nam Xương, là con trai của một cán bộ cấp cao, sắp chết vì suy thận, cần khẩn cấp ghép thận, mà thận phải lấy từ người sống. Người ta còn nói rằng, thận nữ tốt hơn nam, thận của nữ thanh niên lại càng tốt. Bệnh viện đã tìm kiếm quả thận khắp nơi, kết quả, họ đã tìm thấy Chung Hải Nguyên, một nữ thanh niên sắp chấp hành án tử hình. Bệnh viện thông qua lãnh đạo bộ đội nói với phó tiểu đoàn trưởng, người thi hành án, rằng đừng giết chết phạm nhân chỉ bằng một phát súng, cần giữ lại quả thận khi còn sống.
Một sinh mệnh tươi tốt đã bị tàn hại như thế, giống như một cánh hoa bị bão tố quật ngã, vô thanh vô tức, bạn bè người thân không ai hay biết.
Cho đến năm 1989, nhà văn Hồ Bình người Giang Tây đã xuất bản một phóng sự dài “Đôi mắt của Trung Quốc” trên tuần san văn học “Đương đại” số thứ ba, nói về vụ cưỡng bức mổ cướp nội tạng sống của Chung Hải Nguyên. Đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc tiết lộ vấn đề cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các tù nhân bị tử hình.
Vào ngày 10 tháng 1 năm 2006, nhà văn Hoa lục Lão Quỷ đã xuất bản cuốn “Nguyện cái chết của bạn có thể thức tỉnh dân tộc Trung Hoa” trên Sina Weibo, được báo chí trong và ngoài nước chuyển tải rộng rãi. Trong số đó, cũng nói đến việc nội tạng của Chung Hải Nguyên cũng bị thu hoạch sống.
Chung Hải Nguyên vô tội
Oan án của Chung Hải Nguyên nảy sinh từ oan án của Lý Cửu Liên. Nhưng những nỗ lực to lớn của cô đã không thể giúp Lý Cửu Liên có được công lý.
Vào ngày 11 tháng 12 năm 1977, bốn tháng trước khi Chung Hải Nguyên bị hành quyết, Văn phòng Công an khu vực Cống Châu đã tuyên án tử hình đối với Lý Cửu Liên, người cũng bị buộc tội “công kích ác độc nhằm vào Hoa Chủ tịch”.
Từ năm 1973 đến 1977, Lý Cửu Liên đã thụ oan án 5 năm, nhưng nó đã dẫn đến một cú đánh lớn hơn. Do bi phẫn không kìm nén được, cô đã viết trên một tờ giấy vệ sinh ố vàng: “Tôi như một chú chim đỗ quyên khóc đến chảy máu, liệu có ích gì? Tôi hướng vào bức tường băng giá kêu lên, sẽ nhận lại một vọng âm, nhưng hướng vào một người đang sống, dẫu kêu lên một ngàn lần, cũng chỉ như gọi một người đã chết!”
Đây là tuyệt bút của Lý Cửu Liên, và cũng là tâm thanh chung của vô số oan hồn đã bị bức hại đến chết kể từ khi ĐCSTQ được thành lập vào năm 1949.
Vào ngày 14 tháng 12 năm 1977, Lý Cửu Liên, với hàm và lưỡi bị xiên trúc đâm thủng, không còn cách nào mở miệng để biện bạch. Sau khi trải qua đại hội công thẩm của một vạn người, cô ấy bị kéo đến vùng ngoại ô và bị bắn chết, thi thể của cô ấy bị ném vào nơi hoang dã.
Đương thời, vì giải oan cho Lý Cửu Liên, 60 người đã bị kết án từ 5 đến 20 năm tù, hơn 600 người bị đảng và chính phủ xử lý kỷ luật, và hơn 1.000 người bị liên lụy dưới nhiều hình thức.
Sau Hội nghị toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa XI vào tháng 12 năm 1978, nhiều người đã kháng cáo cho Lý Cửu Liên và Chung Hải Nguyên. Tuy nhiên, một số lãnh đạo của Thành ủy Cống Châu, Địa ủy Cống Châu và Tỉnh ủy Giang Tây đã dùng trăm phương ngàn kế để chống lại việc rửa sạch án oan.
Vào tháng 11 năm 1980, phóng viên Đái Hoàng của Tân Hoa xã đã đến Giang Tây để phỏng vấn. Ông đã xem xét hồ sơ vụ án dài hơn hai triệu từ, tiến hành một số lượng lớn các chuyến thăm và điều tra thực địa, cuối cùng viết một “tài liệu tham khảo nội bộ” vào đêm giao thừa năm 1981, và gửi cho Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ là Hồ Diệu Bang. Sau khi đọc nó, Hồ Diệu Bang đã chỉ thị cho Bàng Xung, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, Giang Hoa, Viện trưởng Pháp viện Tối cao và Triệu Thương Bích, Bộ trưởng Bộ Công an như sau:
“Những sự tình này hãy xử lý một cách hợp lý (bao gồm đối với gia đình và người thân của cô ấy), nhưng khi xử lý sự việc loại này, cần giữ im lặng để tránh dẫn đến hậu quả xấu, thay vào đó tập trung vào việc giáo huấn tổng kết rút kinh nghiệm.”
Dưới sự can thiệp của Hồ Diệu Bang, vụ án oan của Lý Cửu Liên và Chung Hải Nguyên cuối cùng đã được minh oan. Ngày 9 tháng 5 năm 1981, Pháp viện cấp cao tỉnh Giang Tây chế tác ra “Quyết thư hình sự phán” số 13 năm 1981, chính thức tuyên bố Chung Hải Nguyên vô tội.
Tại sao tội ác thu hoạch nội tạng sống vẫn diễn ra ở Trung Hoa đại địa?
Năm 2022 là năm kỷ niệm 44 năm vụ mổ cướp thận của Chung Hải Nguyên, nhưng tội ác mổ cướp nội tạng sống vẫn diễn ra tràn lan ở Trung Quốc.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhà độc tài của ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc bức hại điên cuồng đối với Pháp Luân Công. Sau đó, theo Tuần báo Phượng Hoàng, Hà Hiểu Thuận, phó viện trưởng Bệnh viện thứ nhất trực thuộc Đại học Trung Sơn tỉnh Quảng Đông, tiết lộ rằng năm 2000 là khởi nguồn trong quá trình chuyển đổi từ tình trạng thiếu người hiến tạng sang tăng trưởng có tính bùng nổ các ca ghép tạng tại Trung Quốc. Ông ta nói: “Năm 2000, số ca ghép gan của toàn quốc tăng 10 lần so với năm 1999.”
Vào tháng 9 năm 2014, một cuộc điều tra qua điện thoại của tổ chức “Truy tra quốc tế” cho thấy, Bạch Thư Trung, Bộ trưởng Bộ Y tế thuộc Tổng cục Hậu cần ĐCSTQ, đã làm chứng rằng việc mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công là do Giang Trạch Dân đích thân ra mệnh lệnh.
Tại sao những bi kịch như vậy vẫn tiếp diễn không ngừng? Gốc rễ nằm ở đâu? Loạt bài xã luận “Chín bài bình luận về đảng Cộng sản” do Epoch Times đăng tải đã đào sâu căn nguyên sự xấu xa của ĐCSTQ: ĐCSTQ là một tà đảng phản thiên, phản địa, phản nhân loại và phản Thần Phật.
- Trọn bộ Trăm Năm Chân Tướng
Theo Epoch Times, Mộc Lan biên dịch