Đại Kỷ Nguyên

Kẻ cầm đầu vụ án động trời được Giang Trạch Dân cố ý phóng thích?

Lại Xương Tinh, thủ phạm chính trong vụ án buôn lậu Hạ Môn Viễn Hoa, đã sống nhởn nhơ ở Canada 12 năm. Hắn ta có cứu cánh nào? Những bí mật đen tối kinh tâm và mờ ám nào ẩn sau hồ sơ vụ án? (Được cung cấp bởi "Trăm năm chân tướng")

Lại Xương Tinh có một câu ‘ranh ngôn’: “Không sợ nguyên tắc lãnh đạo nói, chỉ sợ lãnh đạo không có sở mê!” Vào thời điểm đó, các quan chức ĐCSTQ, từ Giang Trạch Dân, lãnh đạo tối cao của đảng, chính phủ và quân đội, một mạch cho đến các trưởng thôn và bí thư thôn, tất cả đều có “sở mê” – hoặc mê kim tiền, hoặc mê mỹ nữ, hoặc mê châu báu, hoặc mê thư họa cổ…

Xin chào quý vị độc giả! Chào mừng đến với “Trăm năm chân tướng.

Cho đến hôm nay, nhiều người Trung Quốc vẫn còn nhớ rất rõ về vụ án buôn lậu Hạ Môn Viễn Hoa phát sinh năm 1999. Đây là một trong những đại án có kim ngạch liên án lớn nhất và liên quan đến nhiều quan chức nhất kể từ khi ĐCSTQ đoạt chính quyền vào năm 1949. Theo thông báo của giới chức ĐCSTQ, hàng hóa buôn lậu của băng nhóm tội phạm này trị giá tới 53 tỷ nhân dân tệ, và số tiền trốn thuế lên tới 30 tỷ nhân dân tệ.

Tuy nhiên, Lại Xương Tinh, thủ phạm chính trong vụ án lớn như vậy, lại được cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân “cố tình” phóng thích, và hắn đã sống nhởn nhơ ở Canada 12 năm. Lại Xương Tinh có cứu cánh nào? Những bí mật kinh tâm đen tối và mờ ám nào ẩn sau hồ sơ vụ án?

Mưu Tân Sinh, đương thời là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan của ĐCSTQ, đã trả lời phỏng vấn độc quyền với kênh truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng vào năm 2007 và tiết lộ một số nội tình. Hôm nay, chúng ta sẽ tham khảo lời chứng của Mưu Tân Sinh để kể lại câu chuyện đằng sau vụ đại án chấn động này.

Giang Trạch Dân ra “chỉ thị” đối với việc điều tra vụ án Lại Xương Tinh

Một ngày tháng 4 năm 1999, Mưu Tân Sinh nhận được một lá thư từ Cục Thư tín của Văn phòng Trung ương ĐCSTQ. Bức thư này thật hiếm có, có 74 trang, bên trong liệt kê tường tận chi tiết việc Tập đoàn Hạ Môn Viễn Hoa do Lại Xương Tinh đứng đầu, đã buôn lậu tinh dầu, dầu thực vật, thuốc lá, ô tô, nguyên liệu hóa học và các hàng hóa khác, với tổng trị giá hơn 50 tỷ nhân dân tệ.

Bức thư báo cáo: “Số tinh dầu mà băng nhóm Lại Xương Tinh buôn lậu nhiều đến mức có thể đủ cho người Hạ Môn du vịnh.” Để không nói bất cứ điều gì mà không có bằng chứng, bức thư trực tiếp đính kèm chứng cứ buôn lậu ở cuối.

Mưu Tân Sinh hồi ức lại: “Lúc đó tôi đã chấn hãi khi nhìn thấy nó”, và “vụ án này quá lớn”. Ông có phản ứng này, không chỉ vì số tiền lớn liên quan, mà còn vì có 16 quan chức cấp cao của đảng, chính phủ và quân đội đã được báo cáo, trong đó bao gồm Lý Kỉ Chu – khi đó là thứ trưởng Bộ Công an, Cơ Thắng Đức – Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu Quân ủy Trung ương, Thạch Triệu Bân – Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến kiêm Bí thư Thành ủy Hạ Môn, và Dương Tiền Tuyến – trưởng Cơ quan hải quan Hạ Môn.

Mưu Tân Sinh đoán định rằng, vụ án tầm cỡ này, bản thân Hải quan khẳng định không thể tự xử lý. Vì vậy, ông yêu cầu Tổ đảng của Tổng cục Hải quan viết báo cáo lên Trung ương, kiến nghị các cơ quan chủ đạo cấp cao hơn và nhiều bộ phận hơn tham dự phá án.

Vào ngày 20/4/1999, La Cán, khi đó là Ủy viên Cục Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, đã chỉ thị trong báo cáo do Tổng cục Hải quan đệ trình rằng, Hải quan phải là lực lượng chính điều tra vụ án Lại Xương Tinh với sự tham gia của Công – Kiểm – Pháp; Nếu tội phạm liên quan đến nhân viên nội bộ có chức vụ, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương sẽ điều tra triệt để.

Chỉ thị của La Cán khẳng định là phải được báo cáo cho Giang Trạch Dân, lúc đó là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, vì một trong những đối tượng bị tố cáo là thiếu tướng Cơ Thắng Đức, nguyên Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu Quân ủy Trung ương. Cha của Cơ Thắng Đức, Cơ Bằng Phi, là một nguyên lão của ĐCSTQ, từng là Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và thành viên Ủy ban Thường vụ Cố vấn Trung ương. Vì vậy, không thể bắt Cơ Thắng Đức khi chưa được sự đồng ý của Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Vậy nên Giang Trạch Dân khẳng định phải ra chỉ thị đối với việc điều tra, xử lý vụ án này.

Chỉ thị của Giang Trạch Dân đã được tiết lộ cho Lại Xương Tinh từ trước

Điều lạ lùng là, chỉ thị này đã bất ngờ được thông báo trước cho tội phạm.

Vụ án Hạ Môn Viễn Hoa có một tổ chuyên án, còn được gọi là Tổ chuyên án 4.20 Trung ương, do Hà Dũng, lúc đó là Phó bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương kiêm Bộ trưởng Bộ Giám sát, làm tổ trưởng; và hai tổ phó là Mưu Tân Sinh và Can Dĩ Thắng, lúc đó là Bộ phó Bộ Giám sát. Theo lời của Mưu Tân Sinh, 6 ngày trước khi người phụ trách tổ chuyên án nhìn thấy chỉ thị của Giang, Lại Xương Tinh đã sớm biết mình sẽ bị điều tra xử lý.

Làm thế nào mà hắn nhận được tin tức? Lại Xương Tinh có một câu ‘ranh ngôn’: “Không sợ nguyên tắc lãnh đạo nói, chỉ sợ lãnh đạo không có sở mê!” Vào thời điểm đó, các quan chức ĐCSTQ, từ Giang Trạch Dân, lãnh đạo tối cao của đảng, chính phủ và quân đội, một mạch cho đến các trưởng thôn và bí thư thôn, tất cả đều có “sở mê” – hoặc mê kim tiền, hoặc mê mỹ nữ, hoặc mê châu báu, hoặc mê thư pháp và tranh cổ.

Lại Xương Tinh đã thông qua cống tiền, cống vật, cống mỹ nữ để thiết lập một mạng lưới quan hệ khổng lồ từ cấp tối cao quan trường đến cấp cơ sở của chính quyền; và mạng lưới quan hệ tối cao tầng này đã trở thành kênh chủ chốt báo cáo cho hắn, cũng tạo ra cho hắn sự ngạo mạn để thả phanh hành sự phi pháp.

Lại Xương Tinh thuận lợi đào thoát sang Canada

Hắn ta ngạo mạn đến mức nào? Sau khi Lại Xương Tinh biết được chỉ thị, thay vì bỏ trốn ra nước ngoài ngay lập tức, hắn trước sau đã mang 30 triệu NDT lên Bắc Kinh để “hối lộ” các quan hệ. Ngày 20/6/1999, tổ chuyên án tiến trú Phúc Châu, thì gần như đồng thời, Lại Xương Tinh bình tĩnh dàn xếp cho hơn 70 tên buôn lậu ra nước ngoài để tránh ánh đèn sân khấu, còn bản thân hắn thì đến Hồng Kông.

Mưu Tân Sinh nói: “Chiêu ‘tẩu nhân’ của Lại Xương Tinh tựa hồ đã ‘bức tử’ công tác điều tra xét xử.” Tổ chuyên án đành phải đưa ra quyết định đưa toàn bộ đại đội rời khỏi Phúc Châu, đồng thời phái người theo dõi bí mật. Hai tháng sau, Lại Xương Tinh từ Hồng Kông lẻn về Hạ Môn.

Vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 10/8/1999, 200 cảnh sát đặc nhiệm chia thành 5 tổ, đồng loạt cùng lúc ập đến 5 địa điểm mà Lại có thể đã lạc vào, nhưng kết quả đều không được gì. Lại Xương Tinh đã trốn thoát thành công trở lại Hồng Kông ngay trước mắt các sĩ quan cảnh sát đặc nhiệm. Sáng sớm ngày 13/8/1999, hắn đã bay sang Canada cùng vợ con.

Giang Trạch Dân cố ý phóng thích Lại Xương Tinh

Lại Xương Tinh có thể dễ dàng tẩu thoát, ngoài việc được thông báo kỹ càng, không thể không nói rằng chính Giang Trạch Dân đã cố tình phóng thích hắn. Tại sao?

Một trong những lý do là vụ án Lại Xương Tinh là vụ đại án gây chấn động nhất liên quan đến số kim ngạch khổng lồ nhất trong vòng 50 năm kể từ khi ĐCSTQ kiến chính, và các bằng chứng đều rất xác tạc. Mưu Tân Sinh sau đó nhớ lại: “Các tài liệu tố giác hầu như đã tiết lộ toàn bộ câu chuyện nội tình của Tập đoàn Hoa Viễn.”

Nếu Giang Trạch Dân thực sự coi trọng chống buôn lậu, chống tham nhũng hủ bại, ông ta cần lập tức hạ lệnh bắt giữ Lại Xương Tinh ngay khi nhận được báo cáo. Tuy nhiên, từ ngày 20/4 đến ngày 13/8/1999, trong suốt 115 ngày, Giang Trạch Dân không hề ra chỉ thị truy lùng bắt giữ mà để cho Lại Xương Tinh đủ thời gian để tự do đi lại tại Hạ Môn, Bắc Kinh và Hồng Kông, cuối cùng thuận lợi xuất ngoại.

Lý do thứ hai, là ngay cả sau khi biết rằng Lại Xương Tinh đã “mưu sát” Mưu Tân Sinh, Giang Trạch Dân cũng không ra lệnh bắt giữ. Trong một cuộc phỏng vấn, Mưu Tân Sinh cho biết vào thời điểm đó, Dương Tiền  Tuyến, thủ trưởng cơ quan Hải quan Hạ Môn, đối tượng có liên quan đến vụ án, đã có một cuộc điện thoại với Lại Xương Tinh. Dương Tiền Tuyến nói trên điện thoại rằng Mưu Tân Sinh là người tồi tệ nhất. Lại Xương Tinh đáp, vậy thì chúng ta hãy lấy một ít tư liệu đen gửi cho Trung ương, trước tiên để nạt vía ông ta, còn nếu không xong, chúng ta sẽ tìm cách giết ông ta.

Cuộc điện thoại đã bị các cơ quan tình báo nghe được và hồi báo về Trung ương. Trung ương có một số lãnh đạo lo ngại cho tính mạng Mưu Tân Sinh, chỉ thị cho Tỉnh ủy Phúc Kiến đảm bảo an toàn cho ông, và phân công hai người bảo vệ ông. Mưu sát một quan chức cấp thứ trưởng trong một bộ chủ chốt là một sự tình chính trị cực kỳ nghiêm trọng. Theo cách đó mà nói, Giang Trạch Dân nên phải ra lệnh bắt Lại Xương Tinh ngay lập tức, đúng không? Tuy nhiên, Giang vẫn không hề làm như vậy.

Lý do thứ ba là vào ngày 24/2/2001, tác gia Canada Thịnh Tuyết đã đặt một câu hỏi khi phỏng vấn Lại Xương Tinh tại Vancouver. Thịnh Tuyết hỏi, “Ngài có quan hệ mật thiết với thư ký của ông ta (Giang Trạch Dân) không? Ông ta có bao nhiêu thư ký?” 

Lại Xương Tinh trả lời: “5 thư ký. Tôi quen 3. Một là Giả Đình An (chủ nhiệm văn phòng Giang Trạch Dân), thay ông ta soạn thảo văn kiện. Một nữa là Tiểu A, thanh niên, trẻ đẹp, là cảnh vệ. Ngoài ra còn có một Tiểu B, là quản gia. Ba người này tôi đều rất thân. Nếu không, lúc đó làm sao tôi biết được họ muốn động vào Lý Kỉ Chu? Tôi đã nói với Lý Kỉ Chu, ông ta đều không tin. Những gì người khác không được nghe, tôi đều được nghe.”

Theo trả lời của Lại Xương Tinh, có lẽ chỉ thị của Giang Trạch Dân đã được thư ký Giả Đình An tiết lộ cho hắn.

Việc rò rỉ bí mật cho Lại Xương Tinh tạo thành 5 đại ác quả

Chỉ thị này là một văn kiện tuyệt mật, và việc tiết lộ nó sẽ dẫn đến ít nhất 5 hậu quả nghiêm trọng: Thứ nhất, Lại Xương Tinh có cơ hội tiêu hủy bằng chứng buôn lậu trên quy mô lớn và toàn diện. Mưu Tân Sinh tiết lộ rằng quy mô buôn lậu thực tế của vụ án Viễn Hoa lên tới 80 tỷ nhân dân tệ, nhưng cuối cùng chỉ điều tra ra hơn 50 tỷ nhân dân tệ, vì Lại Xương Tinh đã tiêu hủy toàn bộ chứng cứ; Thứ hai, vụ rò rỉ dẫn đến tài sản buôn lậu của vụ án Lại Xương Tinh bị chuyển di quy mô lớn và qua đa kênh; Thứ ba, vụ rò rỉ khiến hơn 70 kẻ tội phạm buôn lậu quan trọng tẩu thoát ra nước ngoài; Thứ tư, để che đậy tội hành của chúng, kẻ rò rỉ có thể, thông qua nhiều kênh khác nhau, tiết lộ thêm nhiều bí mật quốc gia trong quá trình Lại Xương Tinh đào tẩu sang Canada; Thứ năm, để hồi hương Lại Xương Tinh, ĐCSTQ đã phải đàm phán với chính phủ Canada suốt 12 năm, quan hệ Trung Quốc-Canada đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vụ việc này còn liên quan đến hai vấn đề khác: Thứ nhất, kẻ rò rỉ có khả năng là phần tử tham nhũng hủ bại nghiêm trọng ẩn náu ở tầng tối cao của ĐCSTQ, đã nhận một khoản hối lộ cự ngạch từ Lại Xương Tinh; Thứ hai, kẻ rò rỉ rất có khả năng là nhân vật chủ chốt đã hiệp trợ Lại Xương Tinh đào thoát.

Việc tiết lộ các chỉ thị của Giang Trạch Dân, không nghi ngờ gì, là một trong những sự kiện nghiêm trọng nhất trong vụ án này. Tuy nhiên, cho đến khi Lại Xương Tinh rời Canada, hơn 600 người liên quan đến vụ án đã bị điều tra, 269 người bị kết án, nhưng những kẻ tiết lộ bí mật đều không bị trừng phạt.

Có thể thấy, Giang Trạch Dân chưa bao giờ nghĩ đến việc bắt kẻ rò rỉ thông tin mật, điều này đã bảo hộ tối đa cho kẻ đã thông báo cho Lại Xương Tinh và tạo điều kiện cực kỳ quan trọng để hắn trốn sang Canada. Vậy chẳng phải Lại Xương Tinh là do Giang Trạch Dân “cố ý” phóng thả?

Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch

Exit mobile version