Đại Kỷ Nguyên

Kẻ nguy hiểm nhất thế giới? Vương Hỗ Ninh làm cố vấn cấp cao của ông Tập như thế nào?

Dù Vương Hỗ Ninh làm nô bộc cho “Giang” hay “Tập”, ĐCSTQ đều công nhận ông ta là “trưởng ban cố vấn”. Truyền thông nước ngoài nói rằng ông ta là kẻ nguy hiểm nhất. Hãy cùng tìm hiểu về Vương Hỗ Ninh, kẻ đã “đào hố” và “phủng sát”, giết người bằng tâng bốc.

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng đến với “Trăm Năm Chân Tướng”.

Đã hơn 4 năm trôi qua kể từ Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19, ngoại giới phổ biến cho rằng Tập Cận Bình đã “một tay đả quân bài tốt thành quân bài xấu”, khiến các vấn đề đối nội và đối ngoại rơi vào nguy cơ khủng hoảng toàn diện. Lý do tại sao cục diện này xuất hiện? Nguyên nhân rất nhiều, nhưng có một kẻ có thể nói rằng “công bất khả chìm”. Người đàn ông này từ lâu đã là “trưởng ban cố vấn” của ĐCSTQ, và được coi là “kẻ nguy hiểm nhất thế giới”. Ông ta là Vương Hỗ Ninh.

Hôm nay, chúng ta hãy nói về việc Vương Hỗ Ninh rốt cuộc đã “tham mưu” cho Tập Cận Bình như thế nào.

Đọc lại lời tuyên thệ gia nhập đảng

Vào tháng 10 năm 2017, Vương Hỗ Ninh trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tại Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ lần thứ 19. Vào ngày 31 tháng 10, ngay sau cuộc họp, Tập Cận Bình và các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ khóa 7 đã vội vã đến Thượng Hải, tại di chỉ cũ của ĐCSTQ mà giơ cao nắm đấm tuyên thệ chung thân phấn đấu cho cái gọi là chủ nghĩa cộng sản.

Tuy nhiên, lời tuyên thệ này kỳ thực đã công nhận Mác là lão tổ tông, điều này hoàn toàn mâu thuẫn với những ngôn luận trước đây của ông Tập. Ông Tập từng đề cập rằng: “Trên đầu ba thước có Thần linh, nhất định cần có tâm kính sợ.” Ông ta còn từng nói, văn hóa truyền thống Trung Hoa “nội dung cốt lõi nhất đã trở thành cái gen văn hóa tối căn bản của dân tộc Trung Hoa”, và “từ bỏ truyền thống, vứt bỏ căn bản cũng tương đương với cắt đứt huyết mạch tinh thần của chính mình“.

Tại sao ông Tập đột nhiên thay đổi chủ ý, bất tín Thần minh mà tin vào chủ nghĩa Mác Lê? Có khả năng là Vương Hỗ Ninh, người vừa mới trở thành tổng quản hình thái ý thức, đã đưa ra chủ ý này cho ông Tập. Và sau biểu thái công khai tại Thượng Hải lần đó, Tập Cận Bình dường như không còn tôn kính gốc gác Viêm Hoàng, từ đó từng bước từng bước phạm sai lầm.

Học tập “Tuyên ngôn đảng Cộng sản”

Ngày 23 tháng 4 năm 2018, Tổng cục Chính trị ĐCSTQ đã học tập tập thể “Tuyên ngôn đảng Cộng sản”. Cuốn sách này bao hàm “các nguyên tắc chỉ đạo” của chủ nghĩa cộng sản, chẳng hạn như chủ nghĩa vô thần luận, chủ nghĩa chống tư bản, sùng thượng bạo lực và triết học đấu tranh.

Sau đó, ngoại giới xác thực thấy rằng ĐCSTQ bắt đầu hồi quy trở lại với “các nguyên tắc chỉ đạo”, không chỉ tăng cường “tuyên chiến” với các tín ngưỡng tín Thần hiện hữu, mà còn tuyên chiến với chủ nghĩa tư bản của Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ; trong nước thì tiến hành đàn áp bạo lực đối với hết thảy lực lượng bất đồng chính kiến, phản phúc tuyên truyền cần “dám đấu tranh, giỏi đấu tranh”.

Học tập “Tuyên ngôn đảng Cộng sản” có phải là chủ ý của Vương Hỗ Ninh? Rất có thể.

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Mác

Vào ngày 4 tháng 5 năm 2018, ĐCSTQ đã tổ chức một hội nghị cấp cao khác tại Bắc Kinh để kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Mác. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình nói rằng việc tưởng niệm Mác là để “tri ân nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại” và tuyên bố “niềm tin vững chắc vào chân lý khoa học của chủ nghĩa Mác” của ĐCSTQ.

Mác trong Tuyên ngôn Cộng sản nói: “Những người Cộng sản không cần che giấu quan điểm và ý đồ của họ. Họ công khai tuyên bố: mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ tất cả các hệ thống xã hội hiện tồn.” Câu này được phiên dịch thành là: Mục đích của người Cộng sản là dùng bạo lực để lật đổ chính quyền của tất cả các quốc gia toàn thế giới.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, từ Liên Xô đến Đông Âu cho đến Trung Quốc, những người cộng sản từ thế hệ này qua thế hệ khác đã làm hai việc trong suốt cuộc đời: một là lật đổ quyền lực quốc gia; hai là ngăn chặn chế độ cộng sản bị lật đổ. Thủ đoạn lật đổ và chống lật đổ tối trọng yếu là gì? Chính là sát nhân.

Lịch sử 170 năm của phong trào cộng sản quốc tế là lịch sử sát nhân. Theo “Sách bìa đen về chủ nghĩa cộng sản” xuất bản năm 1997, đảng Cộng sản của các quốc gia đã sát hại gần 100 triệu người trong thế kỷ 20, trong đó riêng ở Trung Quốc, số người bị ĐCSTQ hại chết đã gần 80 triệu. Cũng chính là nói, dưới mỗi chữ của “Tuyên ngôn đảng Cộng sản” là tầng tầng xương trắng; Mác là tổng thủ lĩnh của tổ chức sát nhân lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Vậy, lễ tưởng niệm 200 năm ngày sinh của Mác, phải chăng là để tỏ lòng “thành kính” đối với con quỷ ác tối đại trong lịch sử loài người? Bài phát biểu của Tập Cận Bình bắt nguồn từ đâu? Có lẽ người soạn thảo ra nó là Vương Hỗ Ninh, do ông ta thẩm duyệt và hoàn thiện.

“Ca công tụng đức” đối với Tập Cận Bình

Vào đầu năm 2020, đại dịch bệnh đã lây lan từ Vũ Hán ra toàn bộ Trung Quốc và toàn thế giới.

Ngày 26 tháng 2 năm 2020, rất nhiều người thi cốt còn chưa lạnh, rất nhiều gia đình gia phá nhân vong, và rất nhiều người vẫn đang khốn khổ vật lộn trên lằn ranh của sinh tử. Tuy nhiên, “mạng tin tức” của CCTV đã bắt đầu cổ xúy rằng cuốn sách “Đại quốc chiến ‘dịch’” tập trung phản ánh Tập Cận Bình “làm một lãnh tụ nước lớn tình hoài vì dân, đảm đương sứ mệnh, nhìn xa trông rộng và lực lãnh đạo ưu tú” sẽ được xuất bản. Cuốn sách cũng sẽ được xuất bản bằng năm thứ tiếng, bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Ả Rập.

Khi tin tức được đưa ra, cả thế giới đã náo động. Tiết Phù Dân, một sinh viên lớp 82 khoa Luật của Đại học Bắc Kinh, đã đăng tải chỉ trích Vương Hỗ Ninh trên mạng với tên thật. Bài đăng viết: “Vương Hỗ Ninh, với tư cách là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, chủ quản hình thái ý thức, trước hình thế phòng dịch kháng dịch khốc liệt như hiện nay, dám coi thường nhân luân và lương tri căn bản….., cổ xúy ca ngợi cái gọi là thành tích chiến dịch, khiến nhân dân toàn thế giới cười nhạo, khiến nhân dân toàn Trung Quốc thương tâm và tuyệt vọng.”

Tiết Phù Dân tin rằng Vương Hỗ Ninh đã khiến “đảng Cộng sản và Trung Quốc trở thành trò cười của thế giới” và ông ta “nên từ chức để tạ tội và truy cứu trách nhiệm chính trị”.

Trung Quốc tự cổ có cách nói “phủng sát”, nghĩa là giết người bằng cách tâng bốc họ. Cuốn sách “Phong tục thông” do Ứng Thiệu, thái thú Sơn Thái thời Đông Hán biên soạn, thu thập những điển cố tương quan, nói “Sát quân mã giả đạo bàng nhi”, ý nghĩa là, kẻ giết ngựa của bạn chính là kẻ đứng ngay cạnh bạn vỗ tay khen con ngựa của bạn.

Ngoại giới tin rằng, Vương Hỗ Ninh ca công tụng đức đối với Tập Cận Bình, trên thực tế chính là “phủng sát”.

Đối nội và đối ngoại đều đang đào hố tự chôn mình

Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, từ việc sửa đổi hiến pháp liên quan đến chế độ nhiệm kỳ chủ tịch, đến chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, từ việc đàn áp vận động chống dẫn độ ở Hồng Kông, đến cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, từ đại dịch tàn phá toàn thế giới, cho đến sự tấn tốc hồi quy hướng về Cách mạng Văn hóa, từ bố cục quyền lực tối cao tầng của ĐCSTQ, cho đến nghị quyết Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của ĐCSTQ, giới phân tích cho rằng Vương Hỗ Ninh đã đào rất nhiều hố lớn cho Tập Cận Bình.

Lấy cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung làm ví dụ. Mỹ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, việc giao hảo quan hệ với Mỹ, ký kết hiệp nghị thương mại Trung – Mỹ, đối với nhân dân hai nước đều có lợi, để thoát khỏi khốn cảnh đối nội và ngoại giao của Tập Cận Bình đều vô cùng trọng yếu.

Tuy nhiên, từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2018, các phương tiện truyền thông của đảng do Vương Hỗ Ninh thao khống đã đăng một lượng lớn các phát biểu cực tả chống Mỹ, cổ xúy “đánh nhỏ không bằng đánh vừa, đánh vừa không bằng đánh lớn, đại đánh đại thắng”, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ cuối cùng đã nổ ra và không ngừng leo thang. Khi Tập Cận Bình cố gắng giảm nhiệt chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và đạt thành thỏa thuận với Mỹ, các phương tiện truyền thông của đảng không chỉ đồng loạt chỉ trích Mỹ, mà còn chỉ trích cái gọi là “phe đầu hàng”, liên tục ngăn chặn sự thành đạt của hiệp nghị với Mỹ. Sau chiến tranh thương mại, Trung Quốc bị tổn thất thảm trọng và danh vọng của ông Tập liên tục giảm mạnh.

Hãy xem sự phân bổ quyền lực ở cấp cao nhất của ĐCSTQ. Cơ cấu quyền lực cao nhất của ĐCSTQ không phải là Đại hội đại biểu toàn quốc, Ủy ban Trung ương hay Bộ Chính trị, mà là Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19 là: Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Lật Chiến Thư, Uông Dương, Vương Hỗ Ninh, Triệu Nhạc Tế và Hàn Chính. Trong số đó, thân tín của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng là Vương Hỗ Ninh, Hàn Chính, và Triệu Nhạc Tế đã chiếm ba người.

Lý Khắc Cường từng là một trong những đồng minh quan trọng của ông Tập trong chiến dịch đả hổ chống tham hủ. Nhưng sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19, các phương tiện truyền thông của đảng không ngừng chế tạo ra khoảng cách giữa ông Tập và ông Lý. Biểu hiện đột xuất nhất là nâng Tập dìm Lý. Đài Á Châu Tự Do từng đăng bài “Vương Hỗ Ninh có lệnh: Tin về Lý Khắc Cường không thể đưa lên đầu”, liệt kê rất nhiều ví dụ. Vì thời gian không cho phép, chúng tôi sẽ không nói chi tiết. Cho đến hôm nay, quan hệ đồng minh từng có giữa Tập và Lý đã không còn tồn tại.

Uông Dương, một thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ và là Chủ tịch của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, là người ủng hộ đường lối cải cách khai phóng của Đặng Tiểu Bình. Uông Dương từng kêu gọi “cắt bỏ hết thảy các quan niệm tư tưởng cứng nhắc, lỗi thời và phong bế”; tin rằng quản lý ít hơn thì mới có thể quản lý tốt hơn, và “phóng hạ quyền lực là cuộc chiến sinh tử”. Những lý niệm ​​này so với ông Tập rất bất đồng, và Uông Dương không thuộc về thân tín của ông Tập.

Theo cách này, dưới sự thao lộng của Vương Hỗ Ninh, trong số bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ông Tập chỉ có Lật Chiến Thư là thân tín thực sự duy nhất.

“Kẻ nguy hiểm nhất thế giới”

Vương Hỗ Ninh được Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng trực tiếp điều chuyển từ Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải sang Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương vào năm 1995. Ông ta đã công tác tại Trung Nam Hải được 26 năm.

Trong bảy năm từ 1995 đến 2002, ông ta một mạch phụng sự cho Giang và Tăng. Từ năm 2002 đến năm 2012, Hồ Cẩm Đào đảm nhiệm lãnh đạo ĐCSTQ, nhưng Hồ chỉ là bù nhìn, thực quyền vẫn nằm trong tay Giang và Tăng. Vì vậy, trong 10 năm này, Vương thực tế vẫn phụng sự cho Giang và Tăng. Trong 17 năm qua, Giang và Tăng đã dám làm rất nhiều điều đại bại hoại, mà với tư cách là “cố vấn tối cao” xuất mưu hoạch sách cho hai kẻ tối đại bại hoại này, Vương Hỗ Ninh rõ ràng không phải không liên can.

Từ năm 2012 đến 2017, trong 5 năm đầu tiên của Tập Cận Bình trên cương vị lãnh đạo ĐCSTQ, Vương đã cố tình hạ thấp đầu, còn giúp Tập gói ghém “tư tưởng Tập Cận Bình” để thu được sự tín nhiệm của Tập.

Khi Vương Hỗ Ninh đã bước vào trung tâm quyền lực cao nhất, sắc thái Giang phái của ông ta dần dần hiển hiện. Các phân tích cho rằng, Vương từ đó không ngừng cấp cho ông Tập mê hồn thang của chủ nghĩa Mác, không ngừng “phủng sát” (giết hại bằng cách tâng bốc) ông Tập hết lần này đến lần khác, không ngừng “đào hố” cho ông Tập trong các chính sách đối nội đối ngoại. Chỉ trong hơn 4 năm, ông ta đã khiến cho Tập “một tay đả quân bài tốt thành quân bài xấu”. 

Về vai diễn của Vương Hỗ Ninh, ngoại quốc ngoại quốc cũng có không ít người đang nghiên cứu. Vào ngày 16 tháng 12 năm 2021, Hugh Hewitt, một nhân vật nổi tiếng trong giới truyền thông Mỹ, đã viết trên tờ Washington Post rằng Vương Hỗ Ninh có “lực ảnh hưởng siêu thường” đối với hình thái ý thức của Tập Cận Bình; ông tin rằng Vương Hỗ Ninh chính “là kẻ nguy hiểm nhất thế giới”.

Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch

Exit mobile version