Hồ Thích gọi ông là “thiên tài hiếm có nhất thế giới”, từng trực diện chế nhạo Mao Trạch Đông, khẳng định đảng Cộng sản là “sản phẩm của tâm lý biến thái”. Những dự đoán của ông cách đây nửa thế kỷ đã được ứng nghiệm từng cái một ở Trung Quốc ngày nay.
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng đến với “Trăm Năm Chân Tướng“!
Phó Tư Niên, người được Hồ Thích ca ngợi là “thiên tài hi hữu nhất nhân gian”. Là loại hi hữu nào? Hồ Thích nói: “Anh ấy có thể thêu những mũi thêu công phu tinh xảo nhất, anh ấy lại có bản lĩnh đao to búa lớn can đảm nhất. Anh ấy là học giả học vấn nhất, đồng thời anh ấy lại là nhân vật lãnh tụ thiên phú, có năng lực làm việc và tài cán tổ chức tối ưu nhất. Tình cảm của anh ấy nhiệt huyết nhất, thường có tính bùng nổ; đồng thời anh ấy lại ôn nhu nhất, giàu lý trí nhất, là người khả ái khả thân khả tín nhất.”
Điều thú vị là Phó Tư Niên cũng là một trong số những nhà văn nổi tiếng bị Mao Trạch Đông nêu đích danh phê bình công khai. Vào tháng 8 năm 1949, trong bài báo “Từ bỏ ảo tưởng, chuẩn bị đấu tranh”, Mao gọi ông là “trong một số cực thiểu người” bị “chính phủ phản động của Trung Quốc tay sai của chủ nghĩa đế quốc khống chế”.
Tại sao Phó Tư Niên, người được Hồ Thích khen ngợi, lại bị Mao Trạch Đông thống hận như vậy? Hôm nay, chúng ta hãy nói về nhân vật bậc đại sư này.
Kỳ nhân Phó Tư Niên
Phó Tư Niên sinh năm 1896 trong một danh môn vọng tộc ở Liêu Thành, Sơn Đông. Ông tổ bảy đời của ông, Phó Dĩ Tiệm, là vị trạng nguyên đầu tiên sau khi nhà Thanh khai quốc, là thầy của hoàng đế Khang Hy, làm quan đến Binh bộ thượng thư, Võ Anh Điện đại học sĩ.
Thiếu niên minh tuệ Phó Tư Niên thi đỗ vào Đại học Bắc Kinh năm 1916. Ông là một trong những lãnh tụ sinh viên nổi tiếng của thời kỳ Vận động Ngũ Tứ. Năm 1920, ông ra nước ngoài du học, đầu tiên vào Đại học Edinburgh, sau đó chuyển đến Đại học London, và ba năm rưỡi sau, ông chuyển đến Đại học Berlin ở Đức.
Trong sáu năm rưỡi du học ở châu Âu, Phó Tư Niên không lấy bằng tốt nghiệp mà tham gia các khóa học về tâm lý học thực nghiệm, toán học, vật lý, hóa học, y học, logic học, ngôn ngữ học so sánh và nhiều môn học khác, nghiên cứu triết học phương Tây, lịch sử, chính trị, văn học… Cuối cùng, ông lạc bước sang sử học, và trở thành một nhà sử học nổi tiếng ở Trung Quốc.
Tháng 10 năm 1926, Phó Tư Niên được Đại học Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu mời và trở về Trung Quốc, ông giữ chức chủ nhiệm khoa Nghệ thuật, đồng thời là trưởng khoa tiếng Trung và khoa Lịch sử, sau đó sáng lập Sở nghiên cứu Lịch sử Ngôn ngữ thuộc Viện nghiên cứu Trung Anh nổi tiếng.
Chứng kiến bạo động Quảng Châu của ĐCSTQ
Không lâu sau khi đến Quảng Châu, Phó Tư Niên đã chứng kiến cuộc ”Bạo động Quảng Châu” do ĐCSTQ lãnh đạo vào tháng 12 năm 1927.
Cuộc bạo động đó khủng khiếp như thế nào? Trương Phát Khuê, một danh tướng kháng Nhật của quân đội quốc gia, đã kể lại trong cuốn tự truyện khẩu thuật của mình, rằng chỉ trong ba ngày, đảng Cộng sản đi đến đâu cũng thiêu sát tàn khốc, thiêu hủy hơn 30 con phố, hơn vạn ngôi nhà, giết chết hơn 15.000 người dân vô tội, số người bị thương càng không thể đếm được. Cả Quảng Châu chìm trong khủng bố.
Trương Phát Khuê nói: “Tôi đã tận mắt nhìn thấy xác chết ở khắp nơi.” Đặc biệt là ở khu vực Bến tàu Thiên Tự, tử thi chắn ngang đường đến động Long Nhãn, và những chiếc xe chở đầy xác chết phải chạy lòng vòng để có thể băng qua, “Chúng tôi đã chôn cất hơn hai nghìn tử thi, trong đó một số người chết là thị dân Quảng Châu phổ thông”.
Các ấn phẩm riêng của ĐCSTQ cũng tiết lộ rằng trước khi xảy ra bạo loạn, Cộng sản Quảng Châu đã lập một danh sách giết người, bao gồm các văn hóa nhân có lập trường ủng hộ Quốc dân đảng, và Phó Tư Niên cũng có tên trong danh sách. May mắn thay, có người đã báo tin cho ông, Phó Tư Niên chạy đến nhà một người bạn và trốn thoát bình an vô sự.
Các cuộc bạo loạn ở Quảng Châu kỳ thực chỉ là một cuộc diễn tập quy mô nhỏ về việc ĐCSTQ dùng bạo lực đoạt chính quyền tại một thành thị, nhưng mức độ đổ máu đã khiến Phó Tư Niên kinh hãi.
Vào tháng 6 năm 1932, ông đăng bài báo “Trung Quốc hiện tại cần có chính phủ”, trong đó ông nói rằng đảng Cộng sản “về đại thể là lưu manh từ tổ truyền, chẳng qua lưu manh trước đây là do thất chính năm hung tạo thành, đảng Cộng sản hiện nay ngoài do thất chính năm hung, còn do kinh tế quốc dân sụp đổ mà ra”.
Phó Tư Niên đã nghiên cứu kỹ lưỡng lý luận của ĐCSTQ, xem qua cuốn “Tư bản luận” của Marx và các cuốn sách chủ nghĩa cộng sản khác. Vào niên đại 1930, sau khi học qua tâm lý học, ông đúc kết rằng cái gọi là “đấu tranh giai cấp” của ĐCSTQ thực tế là dùng tám loại thù hận khiêu động để đoạt chính quyền, đó là:
1. Người Trung Quốc hận người phương Tây; 2. Người nghèo hận người giàu; 3. Người tầm thường hận người vượt qua mình; 4. Người năng lực thấp hận đồng sự năng lực cao; 5. Người làm công được trả lương thấp hận người được trả lương cao; 6. Người nông thôn hận người thành thị; 7. Con cái hận cha mẹ; 8. Thanh niên hận trưởng bối.
Phó Tư Niên tin rằng “cuộc đấu tranh giai cấp” của ĐCSTQ là để hợp pháp hóa lòng căm thù và mong muốn trả thù của mọi người. Nhìn lại lịch sử, những người Trung Quốc đã trải qua các cuộc vận động chính trị như “Cách mạng Văn hóa” hẳn đều cảm thấy đau đớn về điều này.
“Phó đại pháo” tung đòn oanh tạc: Mao không hơn gì Tống Giang
Hậu kỳ của Kháng chiến chống Nhật, thất bại của Nhật Bản đã là một sự thật không thể chối cãi, Quốc Dân đảng và Cộng sản đảng bắt đầu xem xét vấn đề chính quyền. Đương thời, một số nhân sĩ phái dân chủ hy vọng rằng Quốc dân đảng và Cộng sản đảng sẽ hòa đàm để tránh nội chiến. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1945, với tư cách là một nhân sĩ nổi tiếng không đảng phái, Phó Tư Niên cũng bị cưỡng bức kéo đến Diên An.
Phó Tư Niên và Mao Trạch Đông đã biết nhau từ lâu. Khi Mao Trạch Đông là nhân viên quản lý thư viện của Đại học Bắc Kinh, Phó Tư Niên lúc đó đang học tại Đại học Bắc Kinh, là một lãnh tụ sinh viên nổi tiếng, thường đến thư viện đọc sách. Vì vậy, tại Diên An, Mao Trạch Đông đã đặc biệt mời Phó Tư Niên nói chuyện một đêm.
Sau khi trở về Trùng Khánh từ Diên An, những người đồng hành khác có ấn tượng rất tốt về ĐCSTQ, chỉ có Phó Tư Niên – như Hồ Thích nhận xét, ông rất có học vấn, có lý trí, tâm tư và tỉ mỉ – vì vậy ông đầu não rất thanh tỉnh, cảm thụ so với người khác đương nhiên là bất đồng.
Theo cuốn sách “Tưởng niệm Phó Tư Niên”, Phó sau đó nói với người bạn cũ Mao Tử Thủy, rằng: “Ông triệt để thất vọng về đảng Cộng sản.” Ông cũng nhiều lần nói chuyện với bạn học cũ La Gia Luân: “Tôi nghĩ tác phong của Diên An lúc đó thuần túy là tác phong chuyên chế mị dân, cũng chính là tác phong phản tự do, phản dân chủ.”
Trong cuộc trò chuyện với Mao Trạch Đông, Phó Tư Niên phát hiện Mao rất quen thuộc với các loại tiểu thuyết tầm thường trên thị trường, ngay cả những tiểu thuyết hài cấp thấp. Ông cho rằng Mao Trạch Đông thông qua những tài liệu này để nghiên cứu tâm lý dân chúng, sau đó lợi dụng điểm yếu tâm lý của dân chúng. Ông nói với Mao Tử Thủy: “Mao Trạch Đông chỉ là một kẻ đồ đệ Tống Giang tranh quyền đoạt lợi, giả nhân giả nghĩa, tuyệt đối không đáng nói đến cải cách xã hội.”
La Gia Luân cũng đã đề cập đến một chuyện như vậy: Khi ở Diên An, Mao Trạch Đông mãn chí dẫn Phó Tư Niên đi qua đại lễ đường, đại lễ đường được bao phủ bởi “tầng tầng những lớp biểu ngữ lụa dày”, tất cả đều dâng cho Mao từ nhiều nơi.
Kết quả, mọi người đoán xem phản ứng của Phó Tư Niên là gì? Ông xứng đáng với tên hiệu “Phó đại pháo”, phi thường chính trực và can đảm, dám công kích hai vị “hoàng thân quốc thích” của Trung Quốc đương thời – Viện trưởng hành chính Tống Tử Văn và bộ trưởng tài chính Khổng Tường Hi, buộc hai người này phải hạ đài.
Khi nhìn thấy cờ hiệu, Phó Tư Niên không kìm được và nói một câu châm chích: “Đường thế, hoàng thế!” Mao Trạch Đông không hiểu được sự trào phúng trong đó, nhưng khi đó cũng không nói gì.
Lời dự ngôn đối với ĐCSTQ trước khi rời khỏi đại lục
Ngày 21 tháng 1 năm 1949, Tưởng Giới Thạch thoái vị, Lý Tông Nhân trở thành quyền tổng thống. Lý Tông Nhân hy vọng rằng Phó Tư Niên sẽ giúp ông ta trong các cuộc hòa đàm giữa Quốc dân đảng và Cộng sản đảng. Nhưng Phó Tư Niên căn bản không có chút hy vọng nào đối với hòa đàm. Ông hồi ức nói:
“Hành vi của đảng Cộng sản thực sự không đủ lý lẽ. Đảng Cộng sản vốn là một đảng chiến tranh, từ trước đến nay đều hiếu chiến như vậy, ngày nay nó chiếm thế thượng phong, thực không có cách nào đạt được hòa bình với nó. Nhìn thái độ của đảng Cộng sản ngày nay, những điều sau đây là rất rõ ràng:
1. Phân hóa địch nhân, triệt để tiêu diệt chính quyền trung ương, chỉ hòa đàm với các địa phương, vì để thực hành chiến lược tàn sát của chúng, tuyệt đối không nghĩ đến dân.
2. Tuyệt đối đi theo đường lối Nga Xô, chịu sự chỉ huy của Nga Xô, lấy Trung Quốc làm tiên phong trong cuộc đấu tranh Xô – Mỹ.
3. Đối với những người nắm giữ binh phù nhiều năm tất sẽ bị tận diệt… Chúng tôi, những học giả, những người không nằm dưới sự chỉ huy của đảng Cộng sản, cũng bị đối xử y chang.”
Phó Tư Niên nói tiếp: “Trong tình hình như vậy, trung ương xướng đạo hòa bình và nhẫn chịu sự sỉ nhục, đến cuối cùng, chịu vũ nhục không thể hơn thế nữa, phàm là tình hình này có thể được khoan thứ bởi quốc dân. Vì Cộng sản đảng là như vậy, vận động hòa bình ắt phải dừng lại ở mức độ vừa phải.”
Hiện tại xem lại, có vẻ như những gì Phó Tư Niên đã nói trong bức thư của mình, rằng ĐCSTQ hiếu chiến, không bao giờ coi trọng người dân, sẽ tận diệt những người đã nắm giữ binh phù trong nhiều năm, sẽ đi theo đường lối Xô-Nga, và đàn áp các học giả có tư tưởng, v.v., đều đã được lịch sử nghiệm chứng.
Trước khi lâm chung, lại lần nữa thấu triết về đảng Cộng sản
Vào tháng 1 năm 1949, Phó Tư Niên chuyển đến Đài Bắc, đảm nhận chức vụ hiệu trưởng Đại học Quốc gia Đài Loan. Theo Trần Tuyết Bình, giáo sư và nhà giáo dục tại Đại học Quốc gia Đài Loan, khi Phó Tư Niên đến Đài Loan, sức khỏe của ông đã rất đáng lo ngại, “nhưng một phương diện, ông ưu tâm về đại cục, đồng thời quyết chí kiến thiết Đại học Quốc gia Đài Loan thành một trường đại học chuẩn mực thế giới, làm việc cật lực, không thời khắc nào buông lơi”. Ông cũng đã nhiều lần hét lên: “Trục xuất những kẻ Bolshevik ra khỏi Đại học Đài Loan!”
Ngày 20 tháng 12 năm 1950, Phó Tư Niên bị bệnh qua đời. Cái chết của ông khiến Hồ Thích và các học giả khác vô cùng đau buồn.
Trước khi qua đời, Phó Tư Niên đã viết bốn bài báo kháng Nga phản Cộng, đó là: “Tự do và Bình đẳng”, “Liên Xô là thứ quốc gia gì?”,” Tại sao chúng tôi muốn chống lại đảng Cộng sản? ” và “Lực hấp dẫn của đảng Cộng sản”.
Trong tác phẩm “Tự do và bình đẳng”, ông chỉ rõ: “Các Mác đề xướng chuyên chính giai cấp vô sản, trước hết là một sự bất bình đẳng căn bản. Chuyên chính cá nhân tức là một cá nhân có những quyền năng đặc biệt. Đầu sỏ chuyên chính là quyền năng đặc biệt chỉ một thiểu số người có. Sự chuyên chính của một giai cấp càng không được, toàn bộ giai cấp này có quyền năng đặc biệt. Một cá nhân chuyên chính đã ăn không tiêu, nhưng một cá nhân cùng những người mà ông ta sử dụng, rốt cuộc lực lượng hữu hạn, nhân dân vẫn còn có một chút ‘tự do’, đợi đến chuyên chính một giai cấp, vậy thì, đến đâu cũng là những kẻ chuyên chính, ‘tự do’ của nhân dân cố nhiên tuyệt đối không có, thì ‘bình đẳng’ nằm tại chỗ nào?”
“Hơn nữa, dưới lời kêu gọi ‘bình đẳng’ hư ngụy của chủ nghĩa cộng sản, nó chỉ tin vào quyền lực của tổ chức. Kiểu tổ chức của nó, tổ chức đến cực độ, hết thảy tổ chức đều thành tổ chức đặc vụ, hết thảy tác phong đều thành tác phong đặc vụ.”
Phó Tư Niên cũng nói: “Ở bất kỳ quốc gia chủ nghĩa Cộng sản nào, các nhà tư bản đã dùng mọi phương pháp mà họ không dám sử dụng, họ đều đã dùng tận. Kết lại mà nói, đảng Cộng sản căn bản là sản vật của tâm lý biến thái trong nền văn minh cận đại, Liên Xô vì thế là một quốc gia tập trung tội ác trong văn minh nhân loại.”
Vì vậy, để duy trì truyền thống văn minh của Trung Quốc và thế giới, bảo trì lòng tự tôn của con người, và khiến nhân loại sống có ý nghĩa trên thế giới, họ không thể không phấn mệnh phản kháng lại ĐCS Liên xô, ĐCS Trung Quốc.
Cuộc đại thanh trừng của Liên Xô vào những năm 1930, cuộc đại thanh trừng ở Đông Âu vào những năm 1950, thảm họa “Cách mạng Văn hóa” của ĐCSTQ vào những năm 1960, cho đến áp lực cao và sự lừa dối cùng cực của ĐCSTQ ngày nay đã chứng minh đầy đủ tầm nhìn xa trông rộng trác việt của Phó Tư Niên.
- Trọn bộ Trăm Năm Chân Tướng
Theo Epoch Times, Mộc Lan biên dịch