Cuộc càn quét này đã bao phủ hầu hết đại giang nam bắc, thời gian phá hoại dài, phạm vi rộng, trình độ ác liệt, từ cổ chí kim chưa từng có. Từ lăng Hoàng Đế, lăng Viêm Đế lăng một mạch đến lăng mộ của Tống Nhạc Phi triều Tống, lăng mộ Thành Cát Tư Hãn triều Nguyên, lăng mộ Minh Hải Thụy, lăng mộ Thanh Tả Tông, mộ Chiêm Thiên Hựu thời Trung Hoa Dân Quốc, nghĩa trang liệt sĩ kháng Nhật. Những ngôi mộ liệt tổ liệt tông của dân tộc Trung Hoa, phàm là có thể khai quật, đều bị quét sạch, san lấp, đập phá.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 1964, thư ký của Mao Trạch Đông Hồ Kiều Mộc, người đang dưỡng bệnh ở Hàng Châu, đã viết một bài văn “Sấm Viên Xuân, Hàng Châu cảm sự”, thỉnh Mao Trạch Đông chỉnh sửa.
Bài sau khi Mao Trạch Đông chỉnh sửa viết: “Thổ ngẫu khi san, yêu hài họa thủy, Tây tử tu ô ‘Bán Diện Trang’. Thùy cộng ngã, vũ ỷ thiên trường kiếm, tảo thử hoang đường!” – ý tứ là, Tượng đất lừa non, yêu hài hại nước, hỡi những đứa con Tây vũ nhục “Bán Diện Trang”, ai cùng ta, múa cây trường kiếm, quét sạch sự hoang đường này!
Cuốn sách “Bán Diện Trang” (trang điểm nửa mặt) còn được gọi là ‘Phượng minh cửu tiêu’, một tác phẩm của tác gia Tô Lăng Tố được xuất bản bởi NXB Trùng Khánh, bộ sách mô tả vở đại kịch bi tình huyết lệ của người phụ nữ trong cung thời Nam triều.
Mao Trạch Đông trên bản thảo gốc đã chỉ thị: “Hàng Châu và các nơi khác, đến vùng ngoại thành, đâu đâu cũng lấy quỷ làm hàng xóm, lũ khỉ mấy trăm năm khó quét sạch. Hôm nay chỉ quật lên được mấy đống xương nát, cho rằng giải quyết được vấn đề, thì quá khinh địch…… Đối với chùa miếu, ngay cả một cái cũng chưa động.” Sau khi Hồ Kiều Mộc truyền đạt ý kiến của Mao Trạch Đông tới các lãnh đạo liên quan của Tỉnh ủy Chiết Giang, Tỉnh ủy Chiết Giang ngay lập tức bắt tay vào việc phá hủy lăng mộ của Minh đại trung thần Vu Khiêm và những người khác.
Đây là một trong những ngọn nguồn trọng yếu của cuộc vận động “Quật mộ tổ tiên” của Hồng vệ binh trên toàn Trung Quốc sau khi Cách mạng Văn hóa năm 1966 bùng nổ.
“Phá tứ cựu” chính là lệnh tổng động viên của cuộc vận động “Quật mồ tổ tiên”, đào mộ nhục thi
Ngày 16 tháng 5 năm 1966, hội nghị mở rộng của Tổng cục Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thông qua thông tri của Trung ương ĐCSTQ về việc phát động Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông thẩm định. Ngày này được coi là ngày mở đầu của cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm.
Ngày 1 tháng 6 năm 1966, Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của cơ quan trung ương ĐCSTQ, đăng một bài xã luận với tiêu đề “Quét sạch hết thảy ngưu quỷ xà thần”, đề xuất “Phá tứ cựu”, tức là phá trừ “Tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và thói quen cũ” đã tồn tại hàng ngàn năm của dân tộc Trung Hoa.
Vào ngày 17 tháng 8 năm 1966, Hồng vệ binh của trường trung học cơ sở số 2 Bắc Kinh trưng một tấm áp phích lớn “Thông điệp tối hậu – Tuyên chiến với cựu thế giới”. Ngày 18 tháng 8, lần đầu tiên Mao Trạch Đông gặp gỡ 1 triệu Hồng vệ binh trên toàn quốc trên thành lầu quảng trường Thiên An Môn.
Kể từ đó, Hồng vệ binh Bắc Kinh bắt đầu xuống đường, bằng cách đánh, đập, cướp, đốt và các phương thức khác để “phá tứ cựu”. Ngay sau đó, làn sóng này đã tấn tốc lan truyền toàn quốc.
“Quật mộ tổ tiên” là một trong những nội dung quan trọng của “phá tứ cựu”.
Lăng mộ Khổng Tử bị phá hủy
Khổng Tử được coi là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại, người mở đường dẫn dắt trí huệ nhân loại cùng thời đại với Thích Ca Mâu Ni, Socrates và những Thánh nhân khác.
Tiền Mục, một bậc thầy Hán học cho biết: “Khổng Tử là Thánh nhân đệ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trước Khổng Tử, lịch sử văn hóa Trung Quốc đã tích lũy được hơn 2.500 năm, và Khổng Tử đã hội tụ thành đỉnh cao. Sau Khổng Tử, lịch sử văn hóa Trung Quốc đã khôi phục lại diễn tiến phát triển hơn 2.500 năm, và Khổng Tử đã ‘khai kỳ tân thống’, bắt đầu một dòng mới. Trong suốt 5.000 năm này, những chỉ dẫn về tiến trình lịch sử của Trung Quốc và sự kiến lập lý tưởng văn hóa của Trung Quốc, người có ảnh hưởng thâm sâu nhất và đóng góp lớn nhất mà hầu như không ai có thể so sánh được, chính là Khổng Tử.”
Miếu Khổng Tử, Phủ Khổng Tử và Rừng Khổng Tử ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, còn được gọi là “Tam Khổng”. Miếu Khổng Tử là nơi thờ Khổng Tử, Rừng Khổng Tử là lăng mộ của Khổng Tử và gia tộc ông, và Phủ Khổng Tử là nơi cư ngụ cha truyền con nối của “Diễn Thánh Công” (phong hiệu cha truyền con nối của hậu duệ đích hệ của Khổng Tử, bắt đầu từ thời Thời Tây Hán), Phủ Khổng Tử về thứ hạng chỉ đứng sau các hoàng cung của nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc, là nơi lưu tàng một số lượng lớn các tài liệu và văn vật lịch sử. Tuy nhiên, khi cuộc vận động “Phá tứ cựu” bắt đầu, đây là nơi đầu tiên bị phá hoại.
Ngày 15 tháng 11 năm 1966, Hồng vệ binh do Đàm Hậu Lan, kẻ đứng đầu phái tạo phản ở Đại học Sư phạm Bắc Kinh, đã cử hành “đại hội triệt để tiêu hủy gia điếm thệ sư Khổng Tử” trước đại môn của Phủ Khổng Tử.
Sau đại hội, Hồng vệ binh đã xung kích tiến vào Phủ Khổng Tử, Đền Khổng Tử và Rừng Khổng Tử, đập bia, kéo biển, và phá hủy các Thánh tượng. Hồng vệ binh, những kẻ không thể chen chân vào điện thờ, đã đá gãy đầu tượng của những bậc chí thánh tiên hiền, đá đi đá lại những đầu tượng gãy rơi xuống đất như đá bóng.
Đội bới mộ đã sử dụng cả cuốc, xẻng sắt, đồng thời tác nghiệp trên mộ phần của Khổng Tử, Khổng Lý, Khổng Cấp, tổ tôn tam đại của Khổng Tử. Để việc quật mộ nhanh hơn, còn dùng cả kíp nổ và thuốc nổ, làm nổ tung lăng mộ của Khổng Tử. Vào ngày 29 tháng 11, tấm bia khổng lồ dày và nặng của “Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương” đã bị kéo đổ xuống, vỡ thành hai mảnh.
Cũng bằng cách này, Miếu Khổng Tử, Phủ Khổng Tử và Rừng Khổng Tử, có diện tích hơn 3.000 mẫu và lịch sử hơn 2.000 năm, chỉ nội trong vài ngày, tổng cộng hơn 6000 văn vật bị hủy hoại, hơn 2700 cuốn cổ thư bị đốt, hơn 900 cuộn thư pháp tự họa, hơn 1.000 bia đá các triều đại đã qua, trong đó bao gồm hơn 70 bảo vật quốc gia là văn vật được bảo vệ cấp quốc gia, và hơn 1.000 cuốn sách quý hiếm, hết thảy bị cướp đoạt và tiêu hủy.
Thời Nguyên Mông diệt Tống, “Tam Khổng” không tổn hại; tới nhà Mãn Thanh nhập quan chấp chính, “Tam Khổng” không tổn hại; khi quân Nhật xâm lược Trung Hoa, “Tam Khổng” cũng không hề tổn hại. Trước khi ĐCSTQ lên nắm quyền, bất luận ai vào làm chủ Trung Hoa, Khổng Tử đều rất được kính trọng. Thế nhưng, khi ĐCSTQ nắm chính quyền, Mao Trạch Đông thành “Mặt trời hồng”, thì địa vị của Khổng Tử bị đả rớt ngàn trượng. Chỉ một trường “Phá tứ cựu” của Mao Trạch Đông, “Tam Khổng” đã gặp đại kiếp nạn.
Lăng mộ của Trương Thái Viêm bị phá hủy
Nhân vật nổi tiếng nhất ở Trung Quốc cận đại là Tôn Trung Sơn, quốc phụ của Trung Hoa Dân Quốc. Một người mà Tôn Trung Sơn đặc biệt kính trọng là Trương Thái Viêm. Khi Tôn Trung Sơn chụp ảnh với những người khác, đều ngồi ở giữa, nhưng chỉ cần ông ấy chụp ảnh với Trương Thái Viêm thì Trương Thái Viêm đều ngồi giữa, và Tôn Trung Sơn ngồi bên cạnh ông ấy. Tôn Trung Sơn khi còn sống hiếm khi nhờ bất cứ ai viết lời nói đầu hoặc lời tựa cho các tác phẩm của mình, nhưng bốn bài văn trọng yếu nhất của ông đều do Trương Thái Viêm viết lời tựa.
Ngày 13 tháng 6 năm 1936, Trương Thái Viêm qua đời tại Tô Châu. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã quyết định cử hành quốc tang cho ông.
Tuy nhiên, vì Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, tang lễ cấp nhà nước của Trương Thái Viêm đã phải tạm dừng. Trước khi gia đình Trương Thái Viêm chạy về phía nam, ông được chôn cất tạm thời trong hoa viên sau nhà họ Chương ở Tô Châu.
Vào tháng 11 năm 1937, khi Tô Châu thất thủ, quân đội Nhật Bản ập vào hoa viên sau nhà họ Chương và nhìn thấy ngôi mộ của Trương Thái Viêm, còn chưa có bia mộ, nghĩ rằng trong mộ có bảo vật tiền tài, nhất định đòi đào mộ lên xem. Những gia nhân già giữ mộ còn lưu lại trong nhà họ Chương ra sức can ngăn, nhưng bị đánh đập thậm tệ. Sau khi một sĩ quan Nhật biết đó là mộ phần của Trương Thái Viêm, lập tức bước lên ngăn cản. Vài ngày sau, một vị sĩ quan còn đến bái tế, và dựng một cột gỗ bên cạnh ngôi mộ có khắc dòng chữ “Mộ Trương Thái Viêm”. Từ đó về sau, không còn quân Nhật nào đến quấy rối nữa.
Trương Thái Viêm, được Tôn Trung Sơn kính trọng, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc kính trọng, và quân xâm lược Nhật Bản cũng kính trọng, là một đại sư quốc học danh tiếng ở Trung Quốc cận đại.
Đương thời, nhiều giáo sư nổi tiếng của Đại học Bắc Kinh như Hoàng Khản, Chu Hy Tổ, Tiền Huyền Đồng đều là học trò của ông. Tuy nhiên, trong mười năm Cách mạng Văn hóa, khi gặp phải Hồng vệ binh của Mao Trạch Đông, mộ phần của Trương Thái Viêm đã bị quật lên.
Ngày 3/4/1955, linh cữu của Trương Thái Viêm được di dời đến chân núi Nam Bình Sơn, Tây Hồ, Hàng Châu, gần với lăng mộ của Trương Thương Thủy, một danh tướng kháng Thanh. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Hồng vệ binh của Mao Trạch Đông đã đào mộ của Trương Thái Viêm, cạy nắp quan tài, lôi di thể Trương Thái Viêm ra ngoài bỏ trên mặt đất và cướp một chiếc quan tài gỗ quý. Chẳng bao lâu, di thể của Trương Thái Viêm bốc mùi hôi thối. Sau đó, một người thợ vườn tốt bụng đã gom hài cốt của ông và chôn cất vội vàng dưới chân núi.
Mộ liệt sĩ chống Nhật bị phá hủy
Cuộc kháng chiến chống Nhật xâm lược là cuộc chiến tranh dân tộc có quy mô lớn nhất, phạm vi lớn nhất, thương vong nhiều nhất và có ảnh hưởng sâu trọng nhất trong lịch sử dân tộc Trung Hoa. Từ sự bùng nổ toàn diện của Chiến tranh chống Nhật Bản năm 1937 đến sự thất bại của Nhật Bản năm 1945, tổng cộng đã có 22 trận đánh quy mô lớn, 1.100 trận đánh trọng yếu và 38.000 trận đánh nhỏ đã xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Quân Quốc dân đảng bị thương vong ước 322 vạn, tướng tử trận 268 vị, dân chúng tử thương hơn 2000 vạn người.
Những tướng sĩ của quân đội quốc gia đã hy sinh mạng sống của mình trong cuộc chiến chống Nhật là những anh hùng dân tộc, những người đã cứu giúp người dân trong lúc nước sôi lửa bỏng vào thời khắc nguy nan khi đất nước Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ diệt chủng vong quốc.
Tháng 11 năm 1938, Tưởng Giới Thạch, Tổng tư lệnh Cuộc kháng Nhật xâm lược của Trung Quốc, đã đề xuất xây dựng Đền thờ Liệt sĩ và Nghĩa trang Liệt sĩ tại Nam Nhạc khi ông chủ trì một cuộc họp quân sự ở Hành Sơn.
Năm 1940, Đền thờ Liệt sĩ Nam Nhạc được khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 1943. Ở điểm cao nhất của Hưởng Đường, có tượng đài “Đền thờ các liệt sỹ kháng Nhật”; các tướng sĩ tử trận trong kháng chiến chống Nhật đều được đưa vào đền thờ. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1943, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã cử hành lễ tưởng niệm công khai đầu tiên tại đây.
Năm 1944, Nam Nhạc thất thủ một thời gian, và Đền thờ Liệt sĩ đã bị quân đội Nhật Bản phá hủy. Sau năm 1947, Trung Hoa Dân Quốc tổ chức hai lễ báo công tại đây vào mỗi mùa xuân và mùa thu, và lần cuối cùng là vào ngày 29 tháng 3 năm 1949, trước khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc rút về Đài Loan.
Vào tháng 3 năm 1953, sau khi ĐCSTQ nắm chính quyền, Sở quản lý Nam Nhạc đã thanh trừ tất cả cái gọi là “di tích phản động”, trong hơn 100 nơi trong nghĩa trang liệt sĩ, toàn bộ các văn tự điêu khắc tán tụng các tướng sĩ tử trận của quân đội chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, một chữ cũng không lưu.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 1966, lễ kỷ niệm 21 năm ngày Nhật ký đầu hàng, Hồng vệ binh “phá tứ cựu” bắt đầu tiến vào Đền thờ liệt sĩ Nam Nhạc, toàn bộ mộ phần liệt sĩ sở hữu bị quật lên, toàn bộ di hài của các bậc tiên liệt bị phơi nơi hoang dã.
Thảm họa cho cả nước
Từ khi lăng mộ Khổng Tử bị phá, vận động “quật mộ tổ tiên” nhanh chóng lan rộng ra toàn quốc. Phàm là cổ nhân có danh tự được tìm thấy trong cổ thư của Trung Quốc, hầu hết đều bị quật mộ vào năm 1966.
Cuộc càn quét này đã bao phủ hầu hết đại giang nam bắc, tựa hồ mỗi ngõ ngách nội ngoại Vạn Lý Trường Thành, thời gian phá hoại dài, phạm vi rộng, trình độ ác liệt, từ cổ chí kim chưa từng có.
Từ lăng Hoàng Đế, lăng Viêm Đế lăng một mạch đến lăng mộ của Tống Nhạc Phi triều Tống, lăng mộ Thành Cát Tư Hãn triều Nguyên, lăng mộ Minh Hải Thụy, lăng mộ Thanh Tả Tông, mộ Chiêm Thiên Hựu thời Trung Hoa Dân Quốc, nghĩa trang liệt sĩ kháng Nhật. Những ngôi mộ liệt tổ liệt tông của dân tộc Trung Hoa, phàm là có thể khai quật, đều bị quét sạch, san lấp, đập phá.
Vận động “quật mộ tổ tiên” này, sự phá hoại của nó đối với những thứ còn lưu lại của liệt tổ liệt tông dân tộc Trung Hoa là vượt qua bất kỳ trận động đất, hỏa hoạn, lũ lụt, cuồng phong hay chiến tranh nào trong lịch sử Trung Quốc.
Tại sao Mao Trạch Đông lại phát động vận động “quật mồ tổ tiên”?
Bởi vì lão tổ tông của ĐCSTQ và lão tổ tông của dân tộc Trung Hoa không giống nhau.
Lão tổ tông của ĐCSTQ là Marx và Lenin ở phương Tây. ĐCSTQ do đó được gọi là hậu duệ của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tổ tiên của người Trung Hoa là Hoàng Đế, Viêm Đế v.v. Vì vậy, nhân dân Trung Quốc tự xưng mình là con cháu Viêm Hoàng.
Marx, lão tổ tông của ĐCSTQ, có một cuốn sách nhỏ gọi là Tuyên ngôn Cộng sản. Nó đòi hỏi những người Cộng sản phải “thực hành đoạn tuyệt triệt để hoàn toàn với những quan niệm truyền thống”.
Nội dung cốt lõi của các khái niệm truyền thống là gì? Chính là kính tổ tiên, kính Thiên Địa, kính Thần Phật.
Đối với Mao Trạch Đông, lãnh tụ của ĐCSTQ, “đoạn tuyệt triệt để hoàn toàn với những quan niệm truyền thống” có nghĩa là hủy diệt hết thảy những gì bảo quý nhất mà lão tổ tông của nhân dân Trung Quốc lưu lại.
Mục đích căn bản của chiến dịch “quật mồ tổ tiên” của Mao Trạch Đông là chặt đứt cái gốc con cháu Viêm Hoàng, khiến họ đời đời trở thành không tin vào Thần Phật, trở thành hậu duệ của chủ nghĩa Mác-Lê, coi đấu với trời, đất và con người là niềm vui bất tận, và tất cả đều đến gặp Marx sau khi qua đời.
Theo Epoch Times, Mộc Lan biên dịch