Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện nhân quả: Những trường hợp báo ứng hiện đời mà tôi tận mắt chứng kiến (P.4)

Tranh minh hoạ.

Trong “Minh Tâm Bửu Giám” có câu: “Ngày thường làm điều thiện, trời ban cho phúc; nếu ngu dại mà làm điều dữ, khó tránh khỏi tai họa”. Thiện ác rốt cuộc luôn luôn có trả, cao bay xa chạy cũng chẳng trốn núp được đâu! Khi bạn làm ác mà thấy cuộc đời vẫn an ổn, đừng vội kiêu ngạo, ngang tàng. Chỉ là nghiệp thiện quá khứ của bạn vẫn còn, nên bạn chưa bị tổn hại. Đến khi bạn hưởng vừa hết, quả ác phơi bày, lúc đó thì đã quá muộn rồi. 

Mười bốn: Người bạn họ Vương của cha tôi

Trong những năm đầu tiên, ông Vương với cha tôi cùng đến Hàng Châu học kinh doanh ấm đun nước điện và giúp cha tôi làm việc.

Có lẽ do tổ tiên nhà ông không có tích đức, bốn anh em trai nhà ông (chuyện năm xưa tôi cũng không quá nhớ rõ nữa) có một người thì bị mù một con mắt, một người theo nghề thợ rèn, có một người thì chuyên làm công việc chôn cất người chết. Hai người trong đó đều sống lủi thủi một mình cho đến lúc già, còn người làm thợ rèn thì tôi không nhớ rõ. Nói chung, người trong nhà ông đều cô đơn, nghèo khổ, hầu như không ai trong số họ có cuộc sống tốt hơn. Kể từ khi ông bắt đầu kinh doanh với cha tôi, ông là người đàn ông phát đạt nhất trong gia đình. Người làng khi đó đều nói phong thủy nhà ông đã cải thiện rồi.

Vì bố tôi là bạn của ông ấy và ông ấy lớn hơn bố tôi vài tuổi nên tôi luôn gọi ông ấy là bác Vương. Sau đó, việc kinh doanh ấm nước điện gặp khó khăn, cả bố tôi và bác ấy thất nghiệp ở nhà.

Năm bác Vương 51 tuổi, một người bạn trong nhóm của ông có mở “công ty ba đảm bảo” (một mô thức phục vụ người tiêu dùng sau khi mua hàng, ba đảm bào gồm: đảm bảo sửa chữa, đảm bảo thay thế, đảm bảo hoàn tiền), thực tế là công ty lừa tiền. Lúc đầu, những người đó cũng rủ bố tôi tham gia, nói rằng bố tôi tướng mạo đường đường, nhìn rất uy tín, có thể làm giám đốc của họ.

Nhưng bố tôi nói: “Con người ta dù có nghèo cũng phải nghèo cho có khí tiết, dù tôi nghèo đến nỗi không có miếng ăn, tôi sẽ không làm loại việc này!”.

Sau này, người đó gọi bác Vương tham gia, họ nói bác Vương là người có văn hóa, có thể làm quân sư cho họ. Bố tôi là một cao thủ xem tướng, liền khuyên bác Vương rằng: “Anh Vương, năm nay đúng là năm hạn của anh, có bước ngoặt, tốt nhất là không nên đi!”.

Bác Vương không chịu nghe, vẫn quyết theo họ mở công ty lừa đảo đó. Sau đó, chỉ khoảng một tháng sau khi bác Vương mở công ty, ông bị đột quỵ ở thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, toàn thân không thể cử động được, mọi sinh hoạt phải dựa vào người nhà chăm lo, khoảng 3 năm sau thì mất.

Sau vụ việc này, bố tôi có nói với tôi rằng từ lâu ông đã thấy bác Vương sẽ không được chết tốt, và năm 51 tuổi là bước ngoặt của bác ấy, năm hạn này người ta tích đức hành thiện còn chưa xong, lại dám đi làm những việc thất đức, đúng thật là “họa phúc không đến cửa, tất cả đều do tự mình chiêu mời cả”.

Mười lăm: Đồng nghiệp của ông nội tôi

Trước khi ông tôi nghỉ hưu, ông là nhân viên của Hiệp hội tín dụng thị trấn Hà Động.

Khi tôi còn trẻ, tôi nhớ rằng có hơn chục đồng nghiệp của ông nội thường đến nhà làm khách, rất nhiều người mà gương mặt của họ đến giờ tôi vẫn còn nhớ, người nào người nấy đều tướng mạo đường đường, mặt mày sáng sủa.

Có điều kỳ lạ là mười mấy người đồng nghiệp đó của ông nội tôi đều mất khá sớm, người đến tuổi về hưu mà vẫn còn sống, gồm cả ông nội trong đó, tính ra chưa đến vài ba người.

Tranh minh họa (Internet)

Ví dụ, một ông họ Vương cùng làng, chết vì đau tim khi chưa đầy 50 tuổi. Trong ấn tượng của tôi, ông ấy là một người rất kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Ông ấy uống rượu với ông tôi, luôn thích ăn to nói lớn và thích áp đảo ông tôi, nhưng ông nội tôi luôn nhường ông ấy và không để tâm đến thái độ của ông ta.

Một trường hợp khác là ông Ngô ở làng bên cạnh, giám đốc Hiệp hội tín dụng. Gia đình ông Ngô kinh doanh khai thác mỏ đá, rất là giàu có. Ông Ngô cũng thường đến nhà tôi làm khách. Giàu có, vẻ vang là thế, nhưng ông lại không được thiện chung (“thiện chung”: cái chết yên lành khi về già, ý chỉ người sống thọ và được cái chết yên lành). Khi gần đến tuổi nghỉ hưu, ông bị tai nạn xe cộ, sau vụ tai nạn xe không lâu, ông lại bị trúng gió, ngay sau khi trúng gió không bao lâu, một vụ tai nạn khác lại xảy ra ở mỏ đá, khiến mấy người thiệt mạng. Một thời gian sau thì ông qua đời, còn chưa kịp về hưu hưởng thụ hạnh phúc gia đình bên con cháu. 

Đời người như hai ông vậy, hỏi giàu có ở đâu? Dù cho giàu có thì lại thế nào? Dù có tận hưởng vinh quang và sự giàu có trong chốc lát, vẫn là một mạng hèn. Vì vậy, người xưa nói: “Trong trăm điều phúc thì trường thọ đứng đầu”.

Một ví dụ khác là ông La ở xóm bên nhà tôi, trước khi nghỉ hưu thì đã bị tàn tật ở một chân trước, một thời gian thì qua đời, cũng không được thiện chung.

Trong hơn 30 năm, những người thân, bạn bè, đồng nghiệp, bà con họ hàng, vô số gương mặt thân quen lần lượt hiện lên trong tâm trí tôi, khiến tôi không khỏi suy nghĩ: Những người có thể được sống thọ và ra đi nhẹ nhàng, thật sự quá ít.

Nói lại câu chuyện, tại sao rất nhiều đồng nghiệp của ông nội không được thiện chung? Hơn nữa lại ra đi sớm như vậy? Sau đó, tôi nghe ông nội nói rằng những người cơ bản đều là có “tay chân không sạch sẽ”. Về phần tay chân của ông nội có sạch sẽ hay không, tôi cũng không nhìn ra, phận là con cháu cũng không tiện hỏi những câu như vậy.

Tuy nhiên, có một chuyện mà tôi đã từng nghe ông nội nói một hai lần, đó là: Ông nội nói ông là quan chức giữ tiền của người dân, cần chăm lo chuyện sống chết của dân chúng. Ông đã cứu rất nhiều mạng sống. Ví như những người ốm đau không có tiền, những đứa trẻ không có tiền, những trường hợp khẩn cấp trong gia đình, v.v… Có rất nhiều trường hợp ông nội cho những người nghèo này vay tiền từ Hiệp hội tín dụng. Lúc nhỏ, tôi đã nhiều lần nhìn thấy điều này.

Thiện ác sau cùng đều có báo (Tranh minh họa)

Những người đồng nghiệp đó của ông nội tay chân làm trò bẩn thỉu, dù không bị quốc gia phát hiện, trừng phạt, nhưng không ai trong số họ thoát khỏi cặp mắt của ông Trời.

Người xưa nói: Thiện ác sau cùng đều có báo. Họa phúc không cửa, đều là tự con người chiêu mời lấy. Một người mệnh tốt, không phải không có đạo lý bên trong; một người mệnh xấu, cũng không phải là vô duyên vô cớ mà thành ra như vậy. Vì vậy, khi nhìn thấy cuộc sống tốt đẹp của người khác, bạn không cần phải tỏ ra ganh tị, chỉ cần bạn tu thiện quả, cũng có thể vẻ vang như họ. Khi nhìn thấy người khác gặp chuyện không mừng, đừng vui mừng trong sự bất hạnh của họ. Nếu bạn làm điều xấu xa, số phận của anh ta sẽ là số phận của bạn sau này.

​​Theo Amituofo.com
Vũ Dương biên dịch

Exit mobile version