Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện thành ngữ: “Chiêu tam mộ tứ” (Sáng ba chiều bốn)

(thiếu lời dẫn….)

Vào thời Xuân Thu (năm 770-476 trước Công Nguyên) có một ông lão sống tại Tống quốc. Ông ta rất thích khỉ nên ông nuôi rất nhiều khỉ trong nhà. Ông có thể trò chuyện với lũ khỉ và chúng cũng có thể hiểu ông.

(Ảnh: Internet)

Ông lão cho mỗi chú khỉ tám hạt dẻ mỗi ngày, bốn hạt buổi sáng sớm và bốn hạt buổi chiều.

Tuy nhiên vì lũ khỉ ăn nhiều quá nên chẳng mấy chốc chẳng còn gì nhiều ở nhà ông lão nữa. Bởi vậy ông lão đành phải giảm lượng thức ăn mà ông vẫn thường cho chúng ăn xuống. Ông lão quyết định cho mỗi con bảy hạt dẻ mỗi ngày.

Ông gọi lũ khỉ lại và thông báo với chúng: “Giờ chúng ta đang hết dần thức ăn. Từ hôm nay trở đi ta sẽ cho mỗi con bốn hạt dẻ vào buổi sáng và ba hạt dẻ vào buổi chiều. Ta mong là các con chấp nhận việc này.

(Ảnh: Internet)

Nghe thấy vậy lũ khí khá là không vui. Một con khỉ lớn nhất hỏi ông lão: “Tại sao chúng con chỉ được có ba hạt dẻ vào buổi tối thôi chứ? Không được!

Những con khỉ khác cũng rất tức giận vì mỗi con chỉ được nhận có ba hạt dẻ thay vì bốn hạt vào buổi tối.

Vì thế ông lão nói với lũ khỉ: “Ồ, nếu vậy thì mỗi con sẽ được ăn ba hạt vào buổi sáng và bốn hạt vào buổi chiều vậy.

(Ảnh: Internet)

Biết rằng buổi tối chúng vẫn được cho bốn hạt nên lũ khỉ hài lòng lắm và chúng gật đầu đồng ý.

Câu chuyện này được nhắc đến trong cuốn sách Nam Hoa Kinh, một trong những tác phẩm cổ Trung Quốc còn gọi là Trang Tử (1) từ thời Chiến Quốc (475-221 trước Công Nguyên).

Thành ngữ “Sáng ba chiều bốn” (朝三暮四, zhāo sān-mù sì) bắt nguồn từ câu chuyện này và lúc đầu có nghĩa là đánh lừa người khác bằng thủ đoạn. Về sau nó được dùng với nghĩa: thường xuyên thay đổi quyết định và không có trách nhiệm.

Những chú khỉ ngốc rất vui khi được nhận ba hạt dẻ lúc bình minh và bốn hạt lúc chiều muộn mặc dù chúng không hài lòng khi nhận được 4 hạt vào buổi sáng và ba hạt vào buổi tối. (Ảnh: The Epoch Times)

Ngày nay câu thành ngữ được dùng để tả ai đó luôn luôn thay đổi quyết định và người ta không thể tin vào những điều người đó nói.

Một câu thành ngữ tiếng Anh tương tự là “to play fast and loose” – “lập lờ hai mặt” (như trong một trò chơi) hoặc “khi nóng khi lạnh” (tùy tiện thay đổi chính kiến).

Ghi chú:

“Trang Tử (莊子) – Nam Hoa Kinh là cuốn sách căn bản của Đạo giáo được viết bởi Trang Chu.Cuốn sách gồm các câu chuyện và giai thoại phản ánh bản chất vô tư vô ngã của một nhà hiền triết Đạo giáo đúng nghĩa. Những bài viết trong đó thường có chút hài hước hoặc trào lộng.

Theo Epoch Times

Ánh Trăng biên tập

Xem thêm:

Exit mobile version