Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện tự thuật của người Đạo sĩ hơn 300 tuổi sinh từ thời năm Khang Hy (P.3)

Một vị Đạo sĩ cho biết ông sinh từ thời năm Khang Hy, sư phụ của ông sinh từ thời triều đại nhà Đường. Ông đã kể lại quá trình tu luyện đáng kinh ngạc của mình.

Xem thêm: Phần 1, Phần 2

Đạo của Phật gia

Chính pháp môn truyền công không có điều kiện, không tính phí tổn, đến hay đi là tự do, không ép buộc. Chính pháp môn thông qua việc khai sáng lý tính, quan niệm của con người, từ đó khiến con người nguyện ý tu hành. Còn tà pháp thông qua việc hứa hẹn thăng quan, phát tài nhằm thỏa mãn các mong muốn về vật chất, dục vọng và các phương tiện khác, kích phát lòng tham của con người, khiến con người gia nhập tà pháp. Tà pháp cũng có thể khiến con người đạt được một số công năng, luyện xuất được một số thứ, nhưng kết quả cuối cùng thì rất thê thảm.

Vấn đề thứ hai: Công năng đặc dị rốt cuộc là gì? Kỳ thực, công năng đặc dị chính là bản năng của con người. Thông qua tu luyện, con người đều có thể đạt được. Có nhiều người đã từng luyện khí công, rất hứng thú đối với tu Đạo hoặc các tôn giáo khác, tuy đã tu luyện nhiều năm nhưng vẫn chưa luyện xuất ra công năng. Có hai nguyên nhân: Một là không được chân truyền; Hai là mục đích tu luyện không trong sáng.

Một người bình bình thường muốn có công năng đặc dị để làm gì? Chẳng phải vì để cầu danh, cầu lợi sao? Quan niệm này chính là một trong những trở ngại trên con đường tu luyện. Kỳ thực, không cần phải luyện công, chỉ cần loại bỏ các loại thất tình lục dục và quan niệm được dưỡng thành, trở thành một người lý trí, công năng đặc dị sẽ đạt được một cách tự nhiên. Nhưng đối với một người bình thường thì không đạt được. Tại sao lại như vậy? Trả lời vấn đề này cần phải nói về cấu tạo của cơ thể người.

Cảm xúc của con người (thất tình lục dục)

Con người kỳ thực là do nhiều thể sinh mệnh phức tạp tập hợp cấu tạo thành, không phải của duy nhất một sinh mệnh có ý thức tạo nên. Con người có ba hồn bảy phách. Theo tâm lý học hiện đại, ba hồn chính là: Bản ngã, Tự ngã và Siêu ngã. “Bản ngã” chỉ những ham muốn bẩm sinh và bản năng của con người như thèm ăn, tham lam, ích kỷ, những đặc tính này đều được sinh ra từ “Bản ngã”. Ở đây, tôi chỉ mượn dùng ngôn từ của tâm lý học hiện đại để mô tả điều này.

“Tự ngã” là bản thân thực sự, tức là tầng bề mặt lý tính của thế giới tinh thần, cũng có nghĩa “Tự ngã” là bản chất nguyên thủy nhất, cốt lõi cơ bản nhất của sinh mệnh. Sáng tạo, phân tích, lý luận, phán đoán, ra quyết định, v.v. đều được thực hiện bởi tự ngã.

“Siêu ngã” đề cập đến những thói quen và quan niệm mà con người dần dần dưỡng thành thông qua học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và kiến ​​thức.

“Bảy phách” tương ứng với bảy loại cảm xúc: Vui vẻ, giận dữ, lo lắng, suy tư, buồn bã, lo sợ, kinh hãi (hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh). “Bảy phách” cùng với “Siêu ngã” và “Bản ngã” được gọi chung là tiềm ý thức. “Tự ngã” là bản thân thực sự. “Thần vận mệnh” làm chủ vận mệnh con người, chi phối tiềm ý thức con người làm việc này việc kia, chi phối cả cuộc đời con người. Tu đạo là tu “Tự ngã”. Bản chất của tu đạo là quá trình làm Tự ngã lớn mạnh, trừ bỏ tiềm ý thức để quay trở về bản nguyên tiên thiên.

Sư phụ thứ nhất dạy tôi một trong số các công pháp gọi là “Trảm Tam Thi”. “Trảm Tam Thi” là gì? Đó là sự loại bỏ Siêu ngã, Bản ngã, Bảy phách. Khi một người không có tiềm ý thức, chỉ còn lại lý tính, khi đó tất cả công năng đặc dị đều sẽ xuất hiện. Tại sao như vậy? Bởi vì “vô vi”, “thuần thiện” là lý tính thuần khiết nhất, họ sẽ không dùng công năng đặc dị để làm bất cứ việc xấu nào, và khi đó con người cũng không còn bị chế ước bởi quy luật của vũ trụ. Hãy tưởng tượng, một người lý trí không thanh tỉnh, tham lam, bạo ngược sẽ làm ra những sự tình gì nếu anh ta có công năng đặc dị?

Công năng đặc dị không phải từ luyện động tác mà có, đó là thông qua việc tu trì chính pháp, làm lý tính bản thân lớn mạnh, dần dần trừ bỏ tiềm ý thức mà tu xuất ra được. Nếu trong suy nghĩ toàn tiền bạc, mỹ nữ, quyền lực, toàn là những ham muốn vô tận, không có chút lý tính, thì không thể nói đến chuyện tu Đạo cũng như đừng nghĩ đến công năng đặc dị.

Tu Đạo

Tín ngưỡng tôn giáo có tác dụng gì? Tín ngưỡng tôn giáo có tác dụng khai sáng thiện niệm và lý tính của con người, giúp con người đạt được trí huệ và sức mạnh để trừ bỏ “tiềm ý thức”. Nhưng hiện nay tôn giáo đã không còn khả năng này nữa.  Không chỉ vậy, hiện nay nhiều vị linh mục, cao tăng, và các Đạo sĩ có danh tiếng đều đã đi rất xa trên những con đường tà rồi, tôi dùng công năng thiên mục mà thấy như vậy.

Tu Đạo là tìm kiếm sự giải thoát, có được tự do, tự tại, từ con người thăng hoa trở thành Thần. Các loại mong muốn của con người thế gian, bản năng truy cầu của con người đối với danh, lợi, tình đều là những trở ngại và trói buộc trên con đường tu luyện. Cần đạt được trí huệ và sức mạnh siêu việt hơn người thường mới có thể ngộ được chân lý của sinh mệnh, mới có thể biết được hạnh phúc thực sự là gì.

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã quan tâm và có nguyện vọng mong muốn tu Đạo. Chỉ cần bạn thật tâm tu luyện, nơi hồng trần tục thế sẽ luôn có cơ hội, cũng có thể tu Đạo. Người yêu thích tu hành và người có duyên đều ở trong cánh cửa công bằng, hãy kiên nhẫn chờ đợi và khi cơ duyên đến, xin đừng bỏ lỡ!  

(Hết)

Theo Vision Times
Tâm Kính biên dịch

Exit mobile version