Một người phụ nữ sinh được một bé trai. Một hôm con cô gõ cửa, mẹ chồng cô liền chạy lại, có lẽ là giục đứa bé ăn cơm. Nhưng đứa bé lập tức đáp lại: “Bà đừng có phiền phức nữa!”. 

Người mẹ lập tức mở cửa và nói với con: “Xin lỗi bà ngay!”.

Đứa bé ngang bướng không xin lỗi, không muốn xin lỗi. Thế là mẹ chồng cô liền nói: “Thời tiết nóng nực như vậy, thôi không xin lỗi gì cả”.

Đối diện với tình huống này, nếu thuận theo lời mẹ chồng thì người phụ nữ kia không thể dạy dỗ con được, cậu bé có thể sẽ càng trở nên hỗn láo. Còn nếu vẫn quyết định nghiêm khắc với cậu bé thì lại hoá ra không vâng lời mẹ. Cô rơi vào một tình huống thật khó xử.

Đứa bé vẫn không chịu nói lời xin lỗi. Cuối cùng, mẹ đứa bé liền cung kính nói với mẹ chồng của mình:

“Mẹ! Không dạy dỗ con cái ngoan ngoãn là lỗi của con, con xin lỗi mẹ”.

Người mẹ vừa nói xong thì đứa bé òa khóc. Cậu bé khóc vì xấu hổ. Lúc này người mẹ mới nói với đứa con:

“Con xem, con đối xử bất kính với bà như vậy mà bà vẫn nghĩ cho con, sợ con nóng nực. Con có thấy trong lòng của bà lúc nào cũng nghĩ cho con không?”.

Đối nhân xử thế của bậc cha mẹ ảnh hưởng rất lớn ở nhân cách ứng xử của trẻ. (Ảnh: vietgiaitri.com)

Khi người con dâu nói đỡ lời cho mẹ chồng, người mẹ rất cảm động và sau đó liền đi ra chỗ khác. Từ đó, quan hệ mẹ chồng nàng dâu ngày càng tốt hơn, bởi vì người mẹ chồng cảm thấy con dâu hiểu được lòng mình.

(Truyện trích từ bài giảng “Đệ tử quy” của Tiến sỹ Thái Lễ Húc, 2005)

***

Người phụ nữ trong câu chuyện trên đã dạy cho con gái mình một bài học về chữ “Hiếu”. Người xưa nói: “Bách thiện hiếu vi tiên” (Trong trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu), người làm cha mẹ cần chuyên tâm ân cần dạy bảo cho con trẻ về đạo hiếu.

Muốn dạy trẻ hiếu thuận, không cách nào tốt hơn là cha mẹ lấy mình làm gương. Khi tận mắt nhìn thấy cha mẹ mình cung kính hiếu thảo với ông bà nội ngoại, con trẻ sẽ tự giác làm theo. Trong câu chuyện, khi thấy mẹ cung kính xin lỗi bà nội, cô bé tự giác thấy xấu hổ về hành vi vô lễ của mình. Cứ như vậy, đời sau noi đời trước, gia đình sẽ duy trì được truyền thống hiếu đạo, gia phong đời đời vững chắc.

Muốn dạy trẻ hiếu thuận, tự mỗi tâm người làm cha mẹ phải có một tâm hiếu thuận. (Ảnh: vietnamnet.vn)

Trong “Nhị thập tứ hiếu” (24 tấm gương hiếu thảo) có câu chuyện về người con dâu tên Đường Thị. Đường Thị là con dâu nhà họ Thôi, ở với mẹ chồng rất hiếu thảo. Người mẹ vì tuổi đã cao nên rụng hết răng và ngay cả cơm rất mềm cũng không nhai được. Đường phu nhân hằng ngày chải tóc, tắm rửa sạch sẽ cho mẹ chồng, và còn cho mẹ chồng uống sữa của mình. Nhờ đó, mẹ chồng không ăn gì mà vẫn no.

Để cảm ơn nàng dâu hiếu thảo, lúc sắp chết, bà gọi tất cả con cháu lại và nói: “Bao nhiêu năm tháng qua, ta đã được săn sóc tận tình bởi đứa con dâu này. Ta không biết lấy gì để đền đáp tấm lòng hiếu thảo ấy. Ta khấn nguyện trời cao cho con cháu dâu nhà họ Thôi ngày sau, ai ai cũng đều hiếu thảo như Đường Thị vậy”.

Quả nhiên về sau, con gái và con rể Đường Thị đều hết mực hiếu kính mẹ. Các con cháu dâu của nhà họ Thôi đều học tập lẫn nhau và ai nấy cũng đều hiếu thuận.

Thanh Ngọc