Vào ngày 16 tháng 10 năm 2023, một thông tri về việc gỡ bỏ cuốn sách “Sùng Trinh: Vị vua cần chính vong quốc” khỏi các kệ sách ở Trung Quốc đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi trong xã hội nước này.
Ngày 16 tháng 10, các trang web lớn của Trung Quốc, Nhà sách Tân Hoa Xã và các hãng kinh doanh tư nhân bất ngờ nhận được thông báo, yêu cầu gỡ bỏ cuốn sách “Sùng Trinh: Vị vua cần chính vong quốc” khỏi các kệ sách ngay lập tức, và sắp xếp trả lại cho nhà xuất bản với lý do “lỗi in ấn”.
Đây có thể là một lời bào chữa khập khiễng. Bởi vì chỉ vài ngày trước đó, rất nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc đã đăng lại những bức ảnh về cuốn sách “Sùng Trinh”, vì bìa cuốn sách có dòng chữ sau: “Hôn chiêu bước bước sai lầm, càng ‘cần chính’ càng vong quốc!” Những lời lẽ như vậy không thể nào không nhắc nhở người ta liên tưởng đến nhà lãnh đạo cao nhất hiện nay của ĐCSTQ, đó có thể là lý do tại sao mọi người đã nối tay nhau chuyển tiếp những bức ảnh từ cuốn sách.
Tác giả của cuốn sách lịch sử vừa xuất bản này là Trần Ngô Đồng, cố vấn Học hội Lịch sử nhà Minh và là giáo sư nổi tiếng tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, người đã qua đời vào tháng 5 năm nay. Phần giới thiệu trên trang web cho biết đây là một kiệt tác với “nghiên cứu có khảo cứ nghiêm ngặt, văn phong thông tục ưu mỹ, đưa độc giả quay trở lại thời kỳ cuối triều đại huy hoàng của nhà Minh, hiểu được Sùng Trinh làm sao mà vong quốc”. Chữ “vong quốc” ở đây có thể hiểu là đánh mất chính quyền nhà Minh.
“Sùng Trinh” là niên hiệu của Minh Tư Tông Chu Do Kiểm, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Minh, vì vậy Minh Tư Tông còn được gọi là “Sùng Trinh Đế”. Năm 1644, Lý Tự Thành công phá thành Bắc Kinh, sau khi giết chết nhiều phi tần của mình, hoàng đế Sùng Trinh bước vào nội uyển, leo lên Môi Sơn (là công viên Cảnh Sơn ngày nay), lấy tóc che mặt, rồi ông và thái giám Vương Thừa Ân, hai người cùng nhau treo cổ tự vẫn. Ông viết trong bức di thư để lại ở thắt lưng: “Năm thứ mười bảy kể từ khi trẫm lên ngôi, quân nghịch tặc đã tiến đến kinh đô. Tuy trẫm bạc đức phỉ cung, mắc lỗi với trời đất, nhưng chư thần đã làm trẫm mắc sai lầm. Trẫm chết không mặt mũi nào đi gặp tổ tông dưới đất, trẫm cởi vương miện, lấy tóc che mặt, để kẻ đạo tặc phanh xác trẫm, chớ tổn thương trăm họ dẫu chỉ một người.” Trong lịch sử Trung Quốc, triều đại nhà Minh tồn tại suốt 276 năm, đã tuyên cáo diệt vong như thế.
Từ việc Sùng Trinh đến chết vẫn lo lắng cho trăm họ trong di thư của mình mà xét, ông không phải là một hoàng đế không quan tâm đến nỗi đau khổ của người dân. Trên thực tế, điều này cũng đúng. Sau khi Sùng Trinh lên ngôi, ông đã chấn hưng triều cương, buộc Ngụy Trung Hiền, kẻ đã gây họa loạn triều cương, phải tự sát, xóa bỏ sự can dự của đảng thái giám vào triều chính, đồng thời thực thi các biện pháp củng cố quyền lực. Ông luôn giữ lý tưởng trong tim, siêng năng tiết kiệm, nỗ lực cai trị, hy vọng tái chấn hưng huy hoàng của nhà Minh. Hơn nữa, nghiên cứu của các nhà sử học cho thấy, Sùng Trinh không phải là một vị hoàng đế tham lam tàn bạo, và việc triều đình bóc lột nhân dân là không nghiêm trọng.
Vậy Sùng Trinh đã “vong quốc” như thế nào? Lời giới thiệu cuốn sách “Sùng Trinh” viết: Ông mưu cầu phú quốc, nhưng thu thập tài chính để sử dụng cho riêng mình, ngồi im nhìn quân khố trống rỗng; Ông ý đồ tăng cường binh lực, nhưng lại gia tăng thuế đất, khiến dân chúng khốn khổ; Ông muốn giải quyết tranh chấp đảng phái, nhưng lại chỉ tin nghe một bên, càng làm sâu thêm mâu thuẫn quần thần; Ông thận trọng trong việc dùng người, nhưng lại đa nghi thiện biến, cuối cùng giết oan Viên Sùng Hoàn…. Độc giả có thể hiểu được, hoàng đế Sùng Trinh đã từng bước từng bước đưa mình vào tuyệt lộ về tài chính, đấu tranh đảng phái, quân sự và dùng người như thế nào.
Cuốn “Minh sử” nhìn nhận sự diệt vong của nhà Minh như sau: Nhà Minh kể từ thời trị vì của Minh Thế Tông về sau, kỷ cương dần dần suy đồi, đến cuối thời Thần Tông đã đạt đến mức cực điểm. Dù có một vị vua anh minh như vậy, nhưng rất khó để chấn hưng. Thêm vào đó là sự hèn nhát của hoàng đế, phu nhân và hoạn quan liên kết cướp triều chính, lạm dụng sát hình, những trung thần lương sĩ gặp đại họa, lòng dân ly tán, dù không muốn vong quốc, nhưng liệu còn có cách nào!
Thiên tai liên miên trong những năm Minh mạt chính là lời cảnh báo từ thiên thượng, báo hiệu nhà Minh sắp diệt vong, sự thực không ai có thể thay đổi được, kể cả hoàng đế Sùng Trinh. Ví dụ, trước khi nhà Minh diệt vong, người ta có thể nghe thấy tiếng khóc vào ban đêm truyền ra từ Hiếu Lăng của Minh Thái Tổ ở Nam Kinh. Nam Kinh là mảnh đất phát nguyên của nhà Minh, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương được chôn cất tại đây. Dị tượng như vậy xuất hiện từ mảnh đất căn cơ của nhà Minh, sự diệt vong của Minh triều quả thực không còn xa nữa. Chẳng bao lâu, quan khâm thiên giám báo cáo, đế tinh đã di chuyển xuống dưới.
Nói một cách dễ hiểu, đó là thiên ý, thiên thượng đã tuyên phán tử hình chính quyền nhà Minh, hoàng đế Sùng Trinh có cố gắng thế nào cũng vô ích.
Nhìn lại tình hình hiện nay, kể từ khi tàng tự thạch khắc dòng chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” (中國共產党亡) ở Quý Châu xuất hiện vào năm 2002, “Trời diệt Trung Cộng” đã trở thành một xu thế tất yếu. Dù ĐCSTQ và các nhà lãnh đạo của nó dù có cố gắng xoay xở đến đâu, họ cũng không cách nào thay đổi vận mệnh cuối cùng này. Hơn nữa, ông Trời trong hơn chục năm trở lại đây đã thông qua các chủng loại dị tượng, thiên tai, ôn dịch khác nhau để cảnh báo người Trung Quốc, cảnh báo Tập Cận Bình rằng nhất định cần thuận thiên ý mà hành. Những cảnh báo này đặc biệt thường xuyên trong ba năm qua.
Ví dụ, trận đại ôn dịch bùng phát vào năm 2020 đã khiến ít nhất 400 triệu người đại lục tử vong cho đến nay, tỷ lệ tử vong siêu cao từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 2 năm nay đã khiến nhiều người, bao gồm cả tại Bắc Kinh, hết sức lo lắng. Dịch bệnh nghiêm trọng ở Bắc Kinh là dấu hiệu quan trọng cho thấy triều đại đỏ của ĐCSTQ sắp chung kết.
Một năm trước khi nhà Minh diệt vong, tức là năm 1643, bệnh dịch hạch lan rộng khắp Hoa Bắc đã tràn vào thủ đô Bắc Kinh, “Kinh sư đại ôn, tử vong tính hàng ngàn người mỗi ngày”, “Tử vong la liệt, mười nhà 9 người chết, thậm chí có hộ cả nhà chết hết, không người thu gom chôn cất.” Đương thời, vì nội thành Bắc Kinh nhân khẩu ước khoảng 100 vạn, số người chết ước tính ở Bắc Kinh lên tới hơn 20 vạn, những người còn lại cũng đang hấp hối. Khi Lý Tự Thành tấn công kinh đô vào năm 1644, Bắc Kinh đã là một thành phố chết, người lẫn với quỷ, không ai dám ra ngoài khi hoàng hôn xuống.
Một điềm gở khác báo trước sự diệt vong của ĐCSTQ, là Hội nghị thượng đỉnh Trung Á năm ngoái đã chào đón quan khách bằng vũ đạo tế tự, và Đại hội thể thao châu Á năm nay ở Hàng Châu đã sử dụng ngọc tông, vật mà các hoàng đế thời xưa dùng để tế tự địa thần, hoặc là trấn mộ áp tà, ướp xác, tỵ hung khu quỷ. Đây đều là những điềm báo gở.
Ví dụ, vào tháng 12 năm 2022, “lông trắng 白羽” từ trên trời rơi xuống ở Vũ Hán, Hồ Bắc và Đài Châu, Chiết Giang, đối ứng với vận mệnh của ông “Tập 習”. Bởi vì ký tự chỉnh thể của chữ “Tập 習” khi tách ra thì chính là bạch vũ 白羽, tức “lông trắng”.
Cũng trong ngày 15 tháng 12 năm 2022, cư dân mạng ở nhiều nơi ở Chiết Giang đã chứng kiến thiên thạch “tia chớp” rơi, người dân ở gần nơi xảy ra vụ rơi thiên thạch thậm chí còn nhặt được những viên thiên thạch “tia chớp”. Người xưa thông qua quan sát sao băng và thiên thạch, có thể biết trước những việc quốc gia đại sự như quốc vận hưng suy, quyền vị và sinh tử của quân vương, v.v.
Vào tháng 8 năm 2022, cây cầu Vạn An ở thành phố Ninh Đức, nơi Tập Cận Bình từng nhậm chức, đã bị lửa thiêu rụi. Vào tháng 5 cùng năm, bầu trời màu máu xuất hiện ở Chiết Giang và Phúc Kiến, cũng là nơi Tập Cận Bình từng nhậm chức, còn ở Quảng Tây xuất hiện sông máu. Theo sách cổ nói, sự xuất hiện của bầu trời máu và sông máu báo trước chiến tranh, nạn đói, oan ngục, dự báo trước đảo chính, thậm chí đổ máu, chính quyền, quốc vương và dân vận đều có thể gặp nguy hiểm.
Vào ngày 4 tháng 3 năm 2022, ngày đầu tiên của kỳ họp Lưỡng Hội của ĐCSTQ, cả bốn cánh cửa đại môn phía bắc của Điện Thái Hòa thuộc Cố cung Bắc Kinh toàn bộ đều bị gió thổi bay xuống đất. Điện Thái Hòa thuộc Cố cung là nơi cử hành đại lễ đăng cơ của các hoàng đế cổ đại, dị tượng phát sinh ở đây phải chăng dự báo rằng ông Trời sẽ thu hồi quyền lực của ĐCSTQ?
Ngoài ra, vào năm 2021, còn xuất hiện việc hang động ở Diên An, “Thánh địa cách mạng” của ĐCSTQ, bị cuốn trôi; Côn trùng, quạ và chim én từng đàn lớn xuất hiện thường xuyên ở nhiều nơi; thiên nga đen bất ngờ hạ cánh xuống Quảng trường Thiên An Môn; bão cát ở Đôn Hoàng khiến bầu trời chuyển từ đỏ sang vàng; Hạc Bích và Tân Mật, những khu vực lũ lụt nặng nhất ở Hà Nam xuất hiện trăng máu; Sông Kim Sa thượng du sông Trường Giang xuất hiện đảo ngược dòng chảy; Vào ngày 1 tháng 7 khi ĐCSTQ kỷ niệm 100 năm thành lập, một trận bão tuyết ập đến Thanh Hải, một vật thể phát sáng khổng lồ rơi xuống Trú Mã Điếm, Hà Nam…
Những lời cảnh báo đến từ Thiên thượng nêu trên đều cho thấy, rằng dù giới cao tầng của Trung Nam Hải có cố gắng đến đâu, họ cũng không thể thay đổi vận mệnh diệt vong của ĐCSTQ.
Khi đó, dưới sự thể hiện của Thiên ý, việc lựa chọn một vị quân vương trị vì đất nước như thế nào là cực kỳ quan trọng. Điểm mấu then nhất của Sùng Trinh triều Minh là ông không coi trọng việc tu dưỡng đức hành của bản thân và các quan đại thần, trái lại vì nhãn quang có hạn, đã tin dùng những người không xứng đáng.
Khi đó, Chu Diên Nho, trợ lý thân cận được hoàng đế Sùng Trinh trọng dụng, chỉ muốn mua quan bán tước, loại trừ những người chính nhân quân tử, không nghĩ báo đáp triều đình, chính trị quốc gia ngày ngày trở nên bại hoại. Nhưng Sùng Trinh không tự biết, còn nhận định Chu Diên Nho là hiền nhân, rất nghe lời ông ta, còn tôn xưng ông ta là “Chu tiên sinh”. Trong chiếu thư nguyên niên Vĩnh Xương do Lý Tự Thành ban hành sau khi chiếm được Thái Nguyên, đã chỉ rõ vấn đề của nhà Minh là có quá nhiều gian thần.
Hoàng đế Sùng Trinh vì tính tình nóng nảy, cố chấp lại đa nghi, trong 17 năm trị vì đã chém đầu gần 20 đốc phủ và quan lớn, đặc biệt đã mắc bẫy phản gián của Hoàng Thái Cực nhà Thanh, giết chết trung thần Viên Sùng Hoàn, khiến cho quần thần tán loạn. Điều này cũng có thể giải thích tại sao trong quá trình đại quân của Lý Tự Thành tiến về Bắc Kinh, không ít tướng lĩnh nhà Minh đã chọn cách đầu hàng.
Dưới sự xoay xở của Sùng Trinh, quan cao quanh thân Sùng Trinh rất ít trung thần. Ví dụ như Ngụy Tảo Đức, vị tể tướng cuối cùng của nhà Minh, xuất thân trạng nguyên, ba ngày trước khi thành bị phá hủy, hoàng đế Sùng Trinh hỏi ông ta có đối sách nào, nói: “Chỉ cần ngươi mở miệng, ta sẽ lập tức hạ chiếu chỉ thực thi.” Tuy nhiên, Ngụy Tảo Đức chỉ quỳ xuống đất mà không nói một lời. Sùng Trinh tức giận đến mức đá văng cả ghế rồng, Ngụy Tảo Đức vẫn giữ nguyên tư thế quỳ và im lặng.
Khi Lý Tự Thành xâm lược Bắc Kinh, Ngụy Tảo Đức đã chọn đầu hàng. Lý Tự Thành hỏi ông ta: “Sao ngươi không đi chết?” Ngụy Tảo Đức đáp: “Tôi đang chuẩn bị phục vụ tân triều, sao dám đi chết?”
Ngoài ra, khi Sùng Trinh yêu cầu các quan đại thần quyên góp tiền quân lương, “30.000 lượng bạc là tốt nhất”, Ngụy Tảo Đức chỉ quyên góp 500 lượng, thái giám giàu nhất Vương Chi Tâm quyên góp 10.000 lượng, còn quốc trượng Chu Khuê chỉ quyên góp 10.000 lượng,… không ai đạt chỉ tiêu 30.000 lượng, tổng cộng chỉ thu được 200.000 lượng. Sau khi Lý Tự Thành công nhập Bắc Kinh, những quan đại thần này đã giao nộp rất nhiều bạc, ví dụ như Ngụy Tảo Đức giao hàng vạn bạc, Chu Khuê thì xuất ra vô số kỳ trân dị bảo kéo trên hàng chục chiếc xe ngựa, giá trị hiện kim có tới 530.000 lượng bạc…
Với những quan viên nhà Minh như vậy, Sùng Trinh tuyệt vọng là điều khó tránh khỏi, nhà Minh diệt vong cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Sùng Trinh nói rằng bản thân rất nghe lời các đại thần, đúng vậy, nhưng cũng không đúng, bởi vì Sùng Trinh chỉ trọng dụng gian thần, xa rời thậm chí sát hại hiền thần, trung thần, mới tạo thành kết cục tự nhận “vì nghe bầy tôi mà sai lầm”. Căn nguyên nằm tại chính bản thân Sùng Trinh.
Trong mắt nhiều người, Tập Cận Bình có nhiều điểm tương đồng với hoàng đế Sùng Trinh hàng trăm năm trước. Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, đã nỗ lực cải cách hệ thống quan lại, thúc đẩy việc “chiểu theo pháp luật trị quốc”; Ông cũng bổ nhiệm phái cải cách, tạo mối giao hảo với phương Tây; Ông cũng chân thành quan tâm đến nỗi đau khổ của người dân, hô hào “giang sơn là nhân dân, nhân dân là giang sơn”; cũng từng phát ra lệnh “đả hổ chống tham hủ” truy bắt quan chức hủ bại phe Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, những kẻ họa nước hại dân…
Tuy nhiên, giống như Sùng Trinh, ông Tập cũng có tầm nhìn hạn chế, bổ nhiệm người bất minh, tin nghe lời Vương Hỗ Ninh, một nịnh thần phái Giang – Tăng, chọn con đường bảo vệ đảng, áp dụng lập trường ngoại giao cứng rắn với Mỹ và các quốc gia khác, dẫn đến sai lầm liên tiếp. Sau khi phá trừ đảng quy, tái đắc cử lần thứ ba, tất cả các quan viên do ông bổ nhiệm đều là những người tuân lệnh, ông Tập bắt đầu chỉ đạo mọi lĩnh vực, thập phần cần cù chính sự, thâu tóm mọi quyền lực. Vì nghi ngờ có người trong quân đội không chấp hành, nên đã hạ bệ tư lệnh và phó tư lệnh quân tên lửa, bộ trưởng quốc phòng và các tướng lĩnh cấp cao khác, một lần nữa chỉnh đốn quân đội. Cũng chính là nói, tất cả các vấn đề của Trung Quốc toàn bộ đều nằm trong tay ông Tập.
Kết quả của việc này chính là, các gian thần sẽ nắm quyền trong thể chế, quan viên không trung thành, trước mặt dạ thưa sau lưng làm phản, những quan viên nằm thẳng càng ngày càng nhiều, người mà ông Tập tín nhiệm càng ngày càng ít. Mà âm mưu trong nội bộ đảng là bất tuyệt; Kinh tế, xã hội và hàng loạt vấn đề liên tiếp nảy sinh, người dân oán thán, các quốc gia phương Tây cũng đẩy nhanh việc tách rời khỏi Trung Quốc về kinh tế, công nghệ và các phương diện khác… Khốn cảnh mà ông Tập phải đối mặt còn lớn hơn nhiều Sùng Trinh năm đó. Ông Tập như vậy chẳng phải là đang từng bước từng bước đẩy mình đến tuyệt lộ sao?
Cũng chính vì Tập Cận Bình và Sùng Trinh có quá nhiều điểm tương tự, lại vì sợ lão bách tính giàu trí tưởng tượng, sợ sẽ phải chịu chung số phận như Sùng Trinh, nên ông Tập và những người theo ông đương nhiên không muốn nhìn thấy cuốn sách “Sùng Trinh” được lưu hành trong nhân dân, lựa chọn duy nhất là thu hồi và tiêu hủy nó, mà hành động ám muội này chỉ chứng tỏ sự yếu nhược trong nội tâm của Trung ương Tập Cận Bình.
Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch