Đại Kỷ Nguyên

Chữ “Lễ” qua chiết tự: Niềm tin ở Thần

Mạn đàm về chữ "Lễ" qua chiết tự

Ảnh ghép minh họa: Đại Kỷ Nguyên.

Đề cập tới Lễ, hầu hết mọi người đều cho rằng Lễ là lễ phép, khiêm nhường, khiêm tốn hoặc hành xử có quy tắc và trật tự. Lễ trong câu “Lễ nghi chi bang” là chỉ đất nước coi trọng lễ tiết và nghi thức. 

Văn hoá Á Đông có truyền thống trọng Lễ, hiếu Lễ, học Lễ, tuân thủ Lễ. Trong xã hội cổ đại, lễ nghi quy phạm đạo đức và hành vi của con người, đồng thời cũng là biểu tượng của văn minh, thể hiện sự ưu tú trong văn hóa. Lễ nghi không ngừng được hoàn thiện, kế thừa và hồng dương suốt chiều dài lịch sử 5000 năm.

Tả Truyện Chiêu Công nhị thập ngũ niên viết: “Lễ chế là chuẩn tắc mà từ vua cho đến thứ dân đều phải tuân theo, là đạo lý không cần phải luận bàn giữa trời đất. Chúng sinh phải dựa vào nó mà sinh tồn, không có Lễ chế thì thiên hạ sẽ đại loạn. Do đó, tiên vương đặc biệt tôn sùng Lễ” (nguyên văn: “Lễ, thượng hạ chi kỉ, thiên địa chi kinh vĩ dã, dân chi sở dĩ sinh dã, thị dĩ sinh vương thượng chi”).

Lễ chính là biểu hiện phép tắc trong xã hội con người, cho nên mới nói: “Lễ dĩ thuận thiên, thiên chi đạo dã”, Lễ là thuận theo trời, theo đạo trời (Tả truyện – Văn Công thập ngũ niên). Lễ đã trở thành mốc giới để phân định nền văn minh. Lễ quy phạm nghiêm khắc về trật tự xã hội và mối quan hệ tôn ti trên dưới. Lễ là phép tắc của quốc gia.

Lễ cũng là chuẩn tắc trong cuộc sống đời thường, căn cứ theo yêu cầu Nhân, Nghĩa, Văn, Hành, Trung, Tín. Lễ không chỉ phân biệt giữa con người và loài vật, mà còn được nâng cao thành trạng thái chung sống giữa người với người.

Tuy nhiên, nhân loại hiện đại vì ỷ lại vào khoa học kỹ thuật mà chỉ chú trọng hiện thực vật chất, từ đó dần dần quên đi ý nghĩa thực sự của Lễ. Tư tưởng và hành vị cũng dần trượt dốc, hoàn toàn đi ngược lại đạo nghĩa, khiến “Lễ nghi chi bang” trở thành ký ức hoàng kim về văn minh cổ đại. Vậy hàm nghĩa của chữ Lễ thời cổ đại là gì? 

Theo Thuyết văn giải tự, chữ Lễ (禮) cũng giống như người đi giày, bởi con người có văn minh và có lễ nên mới khác biệt với các loài cầm thú. Loài vật sinh tồn theo bản năng, cá lớn nuốt cá bé. Nhưng con người là trân quý nhất, là anh linh của vạn vật, có trí tuệ, có chuẩn tắc đạo đức, và có Lễ. Nội hàm của chữ Lễ đã thể hiện triết lý nhân sinh, kính Thiên kính Địa của người xưa. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chiết tự của chữ Lễ trong tiếng Hán. 

Bộ “Kỳ” (示) trong chữ Lễ

“示” nghĩa là mách bảo, chỉ ra. Thuyết văn giải tự viết: Bằng cách quan sát sự biến hóa của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, cũng chính là quan sát sự biến hóa của thiên tượng, người xưa sẽ tiên đoán thế gian sắp xảy ra biến động gì, từ đó mà cảnh báo và nhắc nhở con người. 

Thời cổ đại, con người phải dựa vào sự thay đổi biến hóa của thiên tượng để phán đoán việc lớn trong thiên hạ. Lúc ấy bầu trời trong xanh, mênh mông bao la, chỉ cần ngẩng đầu lên là có thể quan sát tới tận cùng các vì sao. Vậy biến hóa của thiên tượng là như thế nào? Ai có sức mạnh thực hiện được điều ấy? Đó chính là Thần đã lợi dụng sự thay đổi của mặt trời, mặt trăng và các vì sao để nhắc nhở và cảnh báo nhân loại. 

Trời bao chứa và chở che vạn vật, đất là nơi nâng đỡ vạn vật, và Thần chính là đấng tạo ra sinh mệnh và sự sống cho vạn sự vạn vật. Con người cũng là một phần tử trong các sinh mệnh ấy, là người có trí huệ nhất, là gần giống với Thần nhất. Rất nhiều truyện cổ đều lưu truyền về việc Thần tạo ra con người, dựa vào hình tượng và những đặc trưng của mình mà tạo ra nhân loại. 

Con người là ‘con của trời’, được tạo ra bởi Thần, cơ thể và tư tưởng của chúng ta là tượng trưng cho trí huệ của Thần. Thần vì để dẫn dắt nhân loại nên đã lợi dụng sự thay đổi và biến hóa của thiên tượng để tỏ rõ Thiên ý, điểm hóa cho con người. Người cổ đại luôn minh bạch điểm này, nên có rất nhiều sự việc trong cuộc sống của họ đều là thực hiện theo ý muốn của Thần và biết cách trân trọng sự ban ơn của Thần với mình. 

Chữ “Phong” (豊) trong chữ Lễ

Có thể thấy, bên phải chữ Lễ (禮) là chữ Phong (豊). Trong chiết tự cổ, hình tượng chữ Phong giống như rất nhiều viên ngọc được xâu chuỗi và buộc lại với nhau, biểu thị sự đánh trống dâng ngọc, tôn thờ Thần linh. Vậy nên, từ bách tính lê dân cho đến các vương tôn quý tộc, mọi hoạt động trong cuộc sống đều không thể thiếu việc cúng tế, tôn kính trời đất và Thần Phật. Điều ấy cũng nói lên rằng, vào thời kỳ cổ đại xa xưa, văn hóa của nhân loại là nền văn hóa nửa Thần nửa người. 

Chữ Lễ “禮” dưới ảnh hưởng của văn hóa đảng đã bị đơn giản hóa và giản thể hóa, từ đó biến thành “礼”, bộ phận nửa bên phải biến thành cái móc câu dựng đứng, hoàn toàn cải biến ý nghĩa đích thực của chữ Lễ ban đầu. Chữ Hán giản thể đã cải biến hàm nghĩa thực sự của văn tự, khiến con người hiện đại không cách nào hiểu được, hoặc nếu có giải thích thì cũng cách biệt hoàn toàn với ý nghĩa ban đầu. 

Bằng cách bỏ đi chữ Phong (豊), chữ Lễ giản thể đã loại bỏ sự tôn kính đối với Thần. Con người không tin Thần, thậm chí còn cổ xúy thuyết vô Thần. Vô Thần luận cho rằng những gì mà khoa học chưa nhận thức đến, mắt thường nhìn không thấy thì liền cho là không tồn tại. Nhưng khi bước ra khỏi lối suy luận vô cùng gượng ép này, chúng ta có thể khám phá ra rất nhiều điều giá trị. Theo Thuyết Văn giải tự, những chữ chứa bộ “示” đều có liên quan tới Thần. Chữ Lễ cũng vậy, người xưa hành lễ để biểu hiện sự tôn kính với Thần, từ đó mà được cát tường, phúc báo. Qua đó, cổ nhân muốn nhắn nhủ hậu thế rằng tôn kính Thần sẽ được Thần bảo hộ, hành sự theo Thiên đạo sẽ được ban phúc phận. 

Con người vì không tin Thần nên muốn gì làm nấy, đi ngược lại đạo Trời, từ đó mà chịu nhận quả báo. Thần sẽ dùng ôn dịch, chiến loạn, hoặc những tai nạn tự nhiên để cảnh tỉnh con người, không cho phép nhân loại trượt dốc về đạo đức, bại hoại về tư tưởng như vậy. Nếu đạo đức vẫn tiếp tục suy đồi thì con người sẽ phải đối diện với đào thải, hủy diệt. Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy thiên tai và ôn dịch đều là khi đạo đức nhân loại trở nên bại hoại. Nếu như mọi người đều tự biết nhìn lại bản thân, xem mình đã làm sai ở đâu để sửa đổi, làm tốt chính mình, nâng cao đạo đức, thì sao còn xuất hiện thiên tai nhân họa? Cổ nhân tin vào Thiên lý, tin vào sự tồn tại của Thần, điều ấy được thể hiện qua chiết tự tượng hình tiếng Hán. Người xưa sẽ chứng minh mọi điều trong vũ trụ cho hậu thế tương lai bằng văn tự, đó là điều không thể phủ nhận. 

Trên thực tế, Thần đã ban cho nhân loại rất nhiều cơ hội, ngay cả trong thiên tai vẫn luôn bảo hộ cho người thiện lương. Thần cũng vì muốn cứu độ con người mà đã gửi tới nhân gian rất nhiều sứ giả, ban cho họ trí huệ phi phàm, dùng lời nói và hành động truyền cảm hứng để thức tỉnh những người vẫn đang lầm đường lạc lối. Ví dụ những vị thánh vương minh quân thời cổ đại, như vua Nghiêu, vua Thuấn, hay như câu chuyện tể tướng Y Doãn của nhà Thương, tể tướng khai quốc nhà Chu là Khương Tử Nha, thánh nhân sáng lập Nho giáo là Khổng Tử, anh hùng Hàn Tín triều nhà Hán, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, Lưu Bá Ôn đời nhà Minh… Thậm chí, ngay cả khi nhân loại đã bại hoại cực điểm, Thần vẫn đích thân hạ thế độ nhân, trải qua vô vàn gian nan khổ cực, gánh chịu vô số tội nghiệp cho chúng sinh chỉ vì mong con người tỉnh ngộ, quay trở về bản tính vốn có ban đầu. Từ Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo, cho đến Pháp Luân Đại Pháp đang hồng truyền khắp thế giới ngày nay, Thần đã đến ban cho nhân loại một chiếc thang lên trời, để con người quay trở lại bản tính thiện lương tốt đẹp ban đầu, tìm về thệ ước ban sơ của mỗi sinh mệnh khi tới thế gian này. 

Theo Minh Huệ
Kiên Định biên dịch

Video: 6 câu nói của cổ nhân giúp bạn thấy rõ lòng người thật giả

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version