Vũ trụ du viễn và vô biên vô tế là nơi khởi nguồn của sinh mệnh, và nhân gian là đạo trường để sinh mệnh phản bổn quy chân, “Thiên – Nhân hợp nhất” là tinh tủy của văn hóa Thần truyền truyền thống Trung Hoa. Cuốn sách khai sáng “Thiên Tự Văn” đã biểu hiện văn hóa Thần truyền Trung Hoa như thế nào?
Chương mở đầu của “Thiên Tự Văn”: Văn hóa Thần truyền Thiên – Nhân hợp nhất
Trung Quốc cổ đại xưng là “Thần Châu” tuyệt đối không phải vô duyên vô cứ, có rất nhiều điển cố sáng thế, chính là những câu chuyện Thần hạ thế giúp người khai sáng thế giới sinh tồn. “Thiên Tự Văn” khai tông minh nghĩa, dẫn kinh cứ điển, triển hiện chính là điển cố và tinh thần “Thiên – Nhân hợp nhất”, nội hàm trọng yếu nhất của văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Bản văn bộ đầu tiên, giảng từ sự ra đời của vũ trụ, thuở sơ khai của Thiên Địa, triển khai Nhật Nguyệt Tinh thần, chu kỳ khí tượng, âm nhạc âm dương, tư nguyên tự nhiên trên Địa Cầu, một mạch giảng đến sau khi nhân loại xuất hiện, lịch sử Trung Quốc thời kỳ thái cổ và thượng cổ, cuối cùng lấy sự xuất hiện của xã hội nhân loại và chính trị vương đạo làm đoạn kết.
Hai câu đầu tiên chỉ ra hạch tâm của văn hóa Trung Hoa, mục tiêu và trình tự của nó với Thiên Địa bát liên:
Thiên Địa huyền hoàng Vũ trụ hồng hoang
Nhật Nguyệt doanh trắc Thần tú liệt trương
Ngữ ý · Ấn tượng
天地玄黃 宇宙洪荒
Thiên Địa huyền hoàng Vũ trụ hồng hoang
Nhìn vào thiên không là một màn đen huyền, còn đại địa là một phiến đất vàng; Vũ trụ phi thường hồng đại, thời viễn cổ hồng thủy phiếm lạm, giữa trời và đất đâu đâu cũng hoang vu.
Thiên Địa là do nguyên khí của vũ trụ sinh ra. Thủa sơ khai hỗn độn, Thiên Địa bắt đầu định hình. “Chu Dịch – Khôn Quái” nói “Thiên huyền nhi Địa hoàng”. Hết thảy mọi không gian từ cổ tới kim đều là phạm vi của vũ trụ, phi thường hồng đại hoang viễn, siêu xuất khỏi tầm nhìn của nhân loại rất nhiều. Thời kỳ viễn cổ, nhân loại gặp phải hạo kiếp hồng thủy phiếm lạm (lũ lụt hoành hành), giữa trời và đất, đất đai khắp nơi đều hoang vu, chỉ có rất ít tổ tiên của nhân loại còn sống sót qua hạo kiếp để sinh tồn.
日月盈昃 辰宿列張
Nhật Nguyệt doanh trắc Thần tú liệt trương
Sự vận hành của Nhật (mặt trời), Nguyệt (mặt trăng), Tinh (các vì sao), Nhật thăng rồi lặn, Nguyệt tròn rồi khuyết, rất có quy luật. Khi Nhật lên giữa trời, ắt lệch về hướng Tây, được gọi là 昃 (zè,ㄗㄜˋ); Nguyệt qua ngày 15 trăng tròn, ắt dần dần thực khuyết. Nhật Nguyệt Tinh hợp lại được gọi là “tam thần”, quỹ đạo vận hành của thiên thể đằng sau tinh không (bầu trời sao) có 28 chòm sao chính, niên niên tuế tuế chiếu xuống nhân gian, đối ứng nhân sự.
Liên thông văn hóa Thần truyền
Nội hàm của Thiên Địa huyền hoàng, Vũ trụ hồng hoang
“Thiên Địa huyền hoàng”, Thiên ở đây, không phải là bầu trời của tầng khí quyển mà mắt người có thể nhìn thấy, “Thiên huyền” phản ánh sự thâm ảo của vũ trụ, nhân loại khán Thiên, chỉ có thể nhìn thấy thiên thể vũ trụ một màu đen huyền ảo vô biên vô tế, thâm ảo bất khả thám trắc, viễn viễn siêu xuất khỏi tầng thứ thị giới của người thường.
Bàn Cổ phụng mệnh Sáng Thế Chủ khai thiên tịch địa tạo ra vũ trụ, thời không của vũ trụ rốt cuộc to lớn hồng đại bao xa, các tầng trời vũ trụ rốt cuộc có bao nhiêu, khoa học tri thức của nhân loại không thể đưa ra đáp án. “Hoài Nam Tử” thuyết: “Vãng cổ lai kim vị chi trụ, tứ phương thượng hạ vị chi vũ, Đạo tại kì gian, nhi mạc tri kì sở”, ý tứ là từ cổ tới kim (bao hàm thời gian) gọi là trụ, tứ phương trên dưới (bao hàm không gian) gọi là vũ, Đạo nằm ở giữa, nhưng nào biết chốn nào. Câu này phản ánh ý nghĩa của “Vũ trụ” trong mắt người Trung Quốc nằm ở “Đạo” – Đạo của sinh mệnh. Con người thời thời đại đại đều đang tìm kiếm, mấy người có thể đắc Đạo trở về? Trong sách khải mông “Thiên Tự Văn” cũng ngụ tàng huyền cơ đó.
Con người hiện đại đối với lịch sử mạc viễn đều chụp cho nó một khái niệm “Thần thoại”, hoặc giải thích bằng cách coi tôn giáo là “ngu dân”. Nhưng điều đáng suy ngẫm là, càng ngày càng nhiều những phát hiện chứng thực những “Thần thoại” trong lịch sử cổ đại Trung Quốc là chân thực tồn tại. Nhân loại toàn cầu thời tiền sử đã trải qua hạo kiếp đại hồng thủy, đó là lịch sử mà nhân loại toàn cầu đều cộng đồng trải qua, không phải là Thần thoại. Trong lịch sử Trung Quốc có không ít ghi chép lịch sử về trận đại hồng thủy của thời kỳ Nghiêu Đế. [1]
Xen câu chuyện Đại Vũ trị thủy
Vào thời đại Nghiêu Đế, lũ lụt hoành hành. Nước lớn cuồn cuộn bao trùm ruộng đồng điền dã, mênh mông quẫy động quanh những ngọn núi, mọi người đều trèo lên núi cao tránh nạn. (“Thánh Kinh” phương Tây kể rằng Nô-ê được Thượng Đế chỉ thị đóng một con tàu cứu người.)
Cha của Đại Vũ, Cổn, thụ mệnh trị thủy, ông dùng vi đồ pháp trị thủy, muốn tìm cách bao vây nước lại, nhưng nó vi phản tính chất chảy không thể ngăn cản của nước, ông mất thời gian 9 năm mà trị không nổi nước nên bị xử tử. Thuấn lại thôi tiến Đại Vũ tiếp tục sứ mệnh. “Lễ kí – Tế pháp” viết: “Cổn chướng hồng thủy nhi cức tử, Vũ năng tu Cổn chi công.”, ý tứ là, Cổn không chặn được lũ mà chết, Vũ đã lập công thay cho Cổn.
Đương thời, đại địa đâu đâu cũng tràn đầy nước lớn, sông to sông bé thuộc 9 hệ sông lớn có hàng vạn điều cần trị lý, đối phó với sự tình lớn như vậy phải làm thế nào đây? Đại Vũ có thể làm được điều đó như thế nào?
Theo ghi chép trong sử thư, Đại Vũ trị thủy đắc được Thần khải thị – “Lạc Thư”. [2] Sự ra đời của “Hà Đồ” và “Lạc Thư” vào thời đại viễn cổ là hành vi của Thần trong trời đất, đó cũng chính là “văn hóa Thần truyền”, khai sáng nền văn minh năm ngàn năm của dân tộc Trung Hoa. Trời khiến Thần Long (rồng thần) mang đến “Hà Đồ”, Thần Quy (rùa thần) mang đến “Lạc Thư”, ban cho người có đại đức, hiệp đồng với an bài của thiên thời khai sáng nền văn hóa.
Khi Đại Vũ trị thủy, một con rùa đen lớn xuất hiện tại Lạc Thủy, và trên lưng nó xuất hiện 9 cung đồ, mà ngày nay chúng ta gọi là “Lạc Thư”. Đại Vũ căn cứ theo “Lạc Thư” ngộ ra phương pháp trị thủy. Ông hành tẩu Thần Châu đại địa, gặp đất liền thì cưỡi ngựa, gặp sông nước thì lên thuyền, gặp đất bùn thì đi xe trượt bùn, đúc kết ra 9 đại thủy hệ (9 hệ sông lớn, các nhà địa lý học hiện tại đã khảo sát ra cũng chính là 9 đại thủy hệ này), thiết kế trị thủy của ông chính là đả thông cả 9 đại thủy hệ, dẫn nước nhập vào biển lớn.
Theo “Sử Kí”, Đại Vũ trị thủy “Lao thân tiêu tư, cư ngoại thập tam niên, quá gia môn bất cảm nhập”, “Khai cửu châu, thông cửu đạo, bi cửu trạch, độ cửu sơn”, ý tứ là ông lao tâm khổ tứ, sống lang bạt 30 năm, đi qua nhà mình mà không dám về, đã mở ra chín châu, khai thông 9 hệ sông lớn, đào 9 hồ lớn trữ và điều tiết nước, đả thông 9 núi. Đại Vũ đã dùng 30 năm trị thủy, đầu tiên là khảo sát bốn phương tám hướng, từ trung ương quốc thổ đến tám phương, tổng cộng phân thành 9 châu, dùng phương thức khai thông dòng chảy, đi khai thông những nơi tắc nghẽn, đả thông những tường núi chướng ngại, dẫn nước chảy theo hướng Đông ra biển lớn.
Điều kỳ tích nhất chính là đả thông núi Long Môn. Sách “Thủy Kinh Chú”, Lịch Đạo Nguyên nói: “Y thủy nhập y khuyết, tích Đại Vũ sơ dĩ thông thủy, lưỡng sơn tương đối vọng chi, nhược khuyết.” Trong rất nhiều sách cổ, thậm chí cổ hơn thời tiền Tần, cũng có ghi chép loại này. [3] Đại Vũ đã khai tạc núi Long Môn, cho sông Y chảy qua giữa chúng, sau khi khai tạc, núi Long Môn trở thành hai ngọn núi Đông và Tây (hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện hai ngọn núi có nhiều nơi có các vết cắt đối ứng).
Trong truyền thuyết, nhân loại viễn cổ vào thời đại Phục Hy đã từng trải qua một trận đại hồng thủy, có thể thấy đó chính sự tiêu nghiệp tịnh hóa của nhân gian, hết phen này đến phen khác lại tiếp tục luân hồi. Khi nhân loại tạo ra tội nghiệp lớn, chính là cần hạo kiếp để hoàn nghiệp. Trải qua đào tẩy, những người có thiện tâm thường tại, trong mê đồ có thể phản tỉnh, mới có thể được lưu lại.
Nội hàm của Nhật Nguyệt doanh trắc, Thần tú liệt trương
Mở đầu trường quyển lịch sử, Bàn Cổ phụng mệnh Sáng Thế Chủ khai thiên tịch địa, sáng tạo ra tiểu vũ trụ mà nhân loại chúng ta đang sinh tồn. Ngoài việc hướng mắt vọng Thiên, điều đầu tiên lọt vào mắt chính là cảnh tượng Nhật Nguyệt Tinh thần tựa hồ như vĩnh hằng bất biến trong một đời ngắn ngủi của con người. Nhìn tựa như một bầu trời đầy sao bình tĩnh, kỳ thực ngày ngày đêm đêm đều có biến hóa, đối ứng với sự biến hóa thăng trầm của thế vận nơi nhân gian.
Trên thiên không, có Nhật Nguyệt Tinh thần và hai mươi tám chòm sao [4], đây là những chủ thể quan sát thiên tượng của Trung Quốc cổ đại.
“Thần” là tên chung của Nhật (mặt trời), Nguyệt (mặt trăng) và Tinh (các vì sao, tinh tú). Tinh chủ yếu chỉ ngũ tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, vào thời cổ đại chúng tuần tự được gọi là Thái Bạch, Tuế Tinh, Thần Tinh, Huỳnh Hoặc, Trấn Tinh. “28 chòm sao” (âm tú) nằm rải rác trong bốn phương cung điện tím (tử cung) của thiên không, có thể nói là 28 chòm sao của phương Đông. Người ta nhìn lên bầu trời, đường hoàng đạo mà mặt trời (Thái Dương) đi qua và đường bạch đạo mà mặt trăng (Thái Âm) đi qua có tổng cộng 28 chòm sao. Do đó “Luận Hoành – Đàm Thiên” nói “Nhị thập bát túc vi nhật nguyệt xá”, tức là 28 chòm sao vừa khớp là lữ xá (nhà trọ) của mặt trời và mặt trăng.
Chòm sao đế vương trên bầu trời là Bắc Thần, chính là chòm sao Bắc Cực, còn được gọi là chòm sao Bắc Đẩu, ngụ trong cung tím của Thiên cung, là sao chủ trong 7 sao Bắc Đẩu. Khổng Tử nói: “Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần, cư kì sở nhi chúng tinh cộng chi”, ý tứ là, làm vua mà dụng đức, ví như chòm sao Bắc Đẩu, luôn quần tụ chúng tinh (nhân tài).
Sử quan quan sát khi Bắc Đẩu đến thời khắc, có thể “phân âm dương, lập bốn mùa, cân bằng ngũ hành, di tiết độ, định chư kỷ”. Lấy một ví dụ đơn giản nhất, nhìn vào chuôi của chòm sao Bắc Đẩu ở bán cầu bắc để phán định bốn mùa, “chuôi của chòm sao chỉ hướng đông, thiên hạ đều xuân, chuôi chỉ hướng nam, thiên hạ đều mùa hạ, chuôi chỉ hướng tây, thiên hạ đều mùa thu, chuôi chỉ hướng Bắc, thiên hạ đều mùa đông.” Cũng chính là nói, khi 7 ngôi sao của chòm sao Bắc Đẩu chỉ hướng đông, nam, tây, bắc thì phân biệt đối ứng là bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đã đến.
Quan sát quan hệ đối ứng giữa Nhật Nguyệt Tinh thần với chòm sao Bắc Đẩu và 28 chòm sao, quỹ tích biến hóa thuận nghịch của chúng v.v. những thiên tượng này để dự trắc cát hung thịnh thế nhân sự, nhưng thứ này đều chính là thuận theo “Thiên – Nhân hợp nhất”. Trong lịch đại sử thư “Thiên Quan Thư”, “Thiên Văn Chí”, “Ngũ Hành Chí” cũng ký lục lại những thiên tượng này. Đây là một chức trách quan trọng nhất của Thái sử công (quan sử) của Trung Quốc cổ đại, chính là quan sát chu tích và sự biến hóa của “nhật nguyệt doanh trắc, thần tú liệt trương” của thiên tượng mà tác thành ký lục, phát hiện lý đối ứng giữa sự biến hóa của thiên tượng và cát hung họa phúc tại nhân gian, trình cấp Hoàng thượng, là căn cứ chủ yếu để Thiên tử “phụng Thiên hành vận”.
Hai mươi tám chòm sao thực sự là những hằng tinh ở cự ly diêu viễn Địa Cầu, được liệt kê trong Tứ Phương của Cung tím (tử cung) trên trời – Thưởng Long phương Đông, Bạch Hổ phương Tây, Chu Tước phương Nam và Huyền Vũ phương Bắc.
Tại sao lại sử dụng Thưởng Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ làm chỉ tiêu đánh dấu khu vực của tinh tú bốn phương? Thưởng Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ là những động vật cát tường trong thần thoại, được mô tả trong “Hà xuất đồ, lạc xuất thư”, chính là do long mã và thần quy (Huyền Vũ) trình hiện cho người. Đây là sự triển hiện cụ thể nhất và vi diệu nhất của “Văn hóa Thần truyền”.
Thụy tượng Thánh nhân xuất sinh và cải triều hoán đại
Thụy tượng khi Thánh nhân xuất sinh
Mẹ của Hoàng Đế là nữ tử Phụ Bảo của nhà Kiều thị, bà kết hôn với Thiểu Điển. Trước khi sinh Hoàng Đế, Phụ Bảo đã nhìn thấy xuất hiện một quang điện lớn gần sao Thiên Xu trong 7 sao của chòm sao Bắc Đẩu. Quang điện lớn vây quanh sao Thiên Xu, chiếu sáng cả trời đất, đây là thụy tượng đại cát tường. Phụ Bảo hạ sinh Hoàng Đế sau hai mươi tháng mang thai. [5] Hoàng Đế là thủy tổ nhân văn Trung Hoa, và ông đã thụ lập và đầu tiên khai sáng điển phạm tu Đạo thành tiên cho hậu đại.
Thụy tượng cải triều hoán đại xuất minh chủ
Cải triều hoán đại có thiên tượng gọi là ngũ tinh tụ, tục gọi là “ngũ tinh liên châu”, tức Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ ngũ tinh được kết nối với nhau thành một đường thẳng với một góc lệch nhỏ về cùng một phía. Quan sử thời cổ đại quan sát thiên tượng, đối với “ngũ tinh liên châu” vô cùng trọng thị.
“Sử ký -Thiên Quan Thư” của Tư Mã Thiên thuyết: Ngũ tinh tụ tượng trưng cho sự thay đổi lịch và chuyển sang triều đại mới, sẽ có minh chủ đức cao xuất thế, hưởng khánh thụ hạ – đất trời đều mừng tụng, trái lại, vô đức thì nhất phương gặp nạn thụ tai ương, thậm chí chết người. [6] Vào thời cổ đại, nhà Chu thay thế nhà Thương, những thời khắc then chốt khi Tề Hoàn Công xưng bá, Lưu Bang nhập Quan Trung v.v. đều xuất hiện thiên tượng ngũ tinh tụ. [7] Đương nhiên, khu vực ngũ tinh đối ứng là điểm trọng yếu, nhưng yếu tố khác cũng không thể bị bỏ qua. Như “Sử kỳ – Thiên Quan Thư” ghi chép: “Hán chi hưng, ngũ tinh tụ vu Đông tỉnh (giếng Đông).” Đông tỉnh đối ứng nước Tần, đối ứng sự kiện lịch sử có thực khi Lưu Bang nhập Tần; “Lưu cơ triền độ luận” thuyết: “Ngũ tinh tụ khuê, dĩ ứng văn vận chi xương”, như ứng với Tống Thái Tổ 5 năm Kiền Đức, chiểu theo “Tống sử – Thái tổ bổn ký”: “Ngũ niên tam nguyệt, ngũ tinh tụ khuê.” đối ứng với lịch sử, là Tống Thái Tổ khai sáng triều đại Bắc Tống, văn phong đỉnh thịnh. Lại như “Ngũ tinh tụ tại Trung cung, cải lập đế vương” [8], cũng chỉ ra sự đối ứng nhân sự một cách minh hiển.
Kết ngữ
“Thiên Tự Văn” truyền thừa chính là lịch sử và nền văn minh được khai triển trong nền văn hóa Thần truyền, cũng như chuẩn tắc đạo đức an thân lập mệnh trong văn hóa Thần truyền – đó chính là “Thiên – Nhân hợp nhất”, sự hòa hợp thành nhất thể giữa con người và trời đất.
Tác giả Duẫn Gia Huy, Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch