Đại Kỷ Nguyên

Chuyện chưa kể về đức Phật Di Lặc

Phật Di Lặc được rất nhiều tín đồ Phật giáo tiểu thừa, đại thừa, Mật tông ở nhiều quốc gia trên thế giới tín phụng. Đặc biệt ở các triều đại Trung Hoa, từ vua chúa đến bách tính đều rất tôn sùng tín ngưỡng Phật Di Lặc. Cho đến nay, tín ngưỡng Phật Di lặc đã trải qua hàng ngàn năm nhưng vẫn không suy chuyển.

Lý Uyên hoàn nguyện tặng đá điêu khắc Phật Di Lặc

Tín ngưỡng Phật Di Lặc bắt đầu thịnh hành vào thời Tùy Đường. Đương thời, dịch âm Di Lặc từ tiếng Phạn là “Maitreya”, sang âm Hán Việt là “Mai Đát Lợi Da”. Do Phật Di Lặc trong rất nhiều kiếp đều tu từ bi, nên cũng được xưng là “Từ Thị” (Ngài Từ Bi).

Những năm triều Tùy, cha con Tùy Văn Đế thành tín Phật Pháp, phong khí sùng Phật lan tỏa khắp thiên hạ. Năm Đại Nghiệp thứ nhất triều Tùy (năm 605), Đường Cao Tổ Lý Uyên khi còn làm Thứ sử Trịnh Châu, năm đó Lý Thế Dân mới 8 tuổi bị mắc chứng bệnh nghiêm trọng, đã cầu cứu rất nhiều danh y, đều không chữa khỏi.

Lý Uyên nghe nói, tượng Song Vương ở chùa Đại Hải rất linh nghiệm, bèn đến chùa lễ bái, cầu phúc giải bệnh cho Thế Dân. Sau đó Lý Thế Dân quả nhiên khỏi bệnh. Lý Uyên liền tạc một pho tượng Phật Di Lặc bằng đá đưa lên chùa hoàn nguyện, ông hy vọng nhờ ngưỡng mộ uy đức của Phật Di Lặc bảo hộ cho con cháu trong gia tộc ông mãi mãi không có tai nạn.

Vương Huyền Sách đi sứ Ấn Độ mang tượng Phật Di Lặc về

Cùng với sự thịnh hành tín ngưỡng Phật Di Lặc, bách tính Đại Đường sùng tín Phật Di Lặc dần dần trở thành phổ biến. Khi Huyền Trang đi Tây du thỉnh kinh gặp nguy nạn, ông cũng tụng niệm Phật hiệu của Phật Di Lặc.

Năm Trinh Quán thứ 19 (năm 645), Vương Huyền Sách phụng mệnh đi sứ Ấn Độ, ở chùa Ma Ha Bồ Đề ông đã dựng bia “Đường bi”. Văn bia đại ý nói rằng, Đại Đường văn hóa, đạo đức hưng thịnh, uy danh thiên triều vang danh khắp gần xa, cho đến tận các quốc gia Ấn Độ, bất kể là tăng nhân, đạo sỹ hay người thường đều quy theo Đại Đường.

Ở chùa Ma Ha Bồ Đề, ông còn bảo tồn bảo tọa Kim Cương Tọa của Hiền Kiếp Thiên Phật tọa khi đắc Đạo, và tượng chân dung Phật Di Lặc. Tương truyền bức chân dung là do đích thân Phật Di Lặc vẽ.

Họa sỹ Tống Pháp Trí cùng tháp tùng đi sứ đã phỏng vẽ lại tượng Phật Di Lặc. Vương Huyền Sách đã đem bức vẽ cùng truyền thuyết chân dung Phật Di Lặc về Trung Quốc, dẫn đến phong trào bách tính tranh nhau đến xem bức vẽ phỏng theo chân dung Phật Di Lặc.

Vương Huyền Sách được coi là người đầu tiên đi sứ sang Ấn Độ trước Đường Tăng. (Ảnh minh họa: youtube.com)

Phật Thích Ca dự ngôn Chuyển Luân Thánh Vương sẽ đích thân giáng thế

2500 năm trước, Phật Thích Ca đã nói dự ngôn, rằng đến thời kỳ mạt Pháp, xã hội nhân loại sẽ bước vào thời “Thập độc ác thế”, Phật Di Lặc tương lai sẽ trụ thế truyền Pháp độ nhân. Cũng nói, Chuyển Luân Thánh Vương sẽ đích thân giáng thế xuống nhân gian, dẫn dắt chúng sinh tu luyện tại gia, cũng chính là thế nhân có thể không cần xuất gia, không rời xa thế duyên cũng có thể tu thành Như Lai.

Trong dự ngôn của Phật Thích Ca, Chuyển Luân Thánh Vương (Cakravartin) là vị Vương vĩ đại nhất trong vũ trụ, cũng là Vương của vạn Vương trong Pháp giới. Ngài chuyển Pháp Luân bằng “từ bi” và “trí huệ” như ý, là vị Vương lý tưởng không động vũ lực, cũng là một vị Phật có Pháp lực và thần thông lớn nhất trong vũ trụ.

Đặc điểm tượng Phật Di Lặc

Trong các tượng Phật được thờ cúng, chúng ta sẽ phát hiện ra tạo hình tượng Phật Di Lặc có sự khác biệt rõ rệt với các tượng Phật khác. Các tượng Phật khác đại đa số là tư thế hai chân song bàn (kiết già), nhưng tượng Phật Di Lặc lại là tư thế hai chân buông xuống, giống như tượng Đại Phật Di Lặc tư thế ngồi ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tượng Phật Di Lặc ngồi tượng trưng cho Giác Giả tu hành nhập thế.

Tượng Đại Phật Di Lặc tư thế ngồi ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: dailybouncer.com)

Căn cứ vào dự ngôn của Phật Thích Ca, có thể thấy Phật Di Lặc tương lai và Chuyển Luân Thánh Vương là một, là Chuyển Luân Thánh Vương lấy hình tượng Phật Di Lặc truyền Pháp độ nhân.

Tạo tượng Phật Di Lặc lớn nhất thế giới

Bách tính hậu thế vì để chờ đợi Chuyển Luân Thánh Vương giáng thế, khắp nơi đã xây các chùa Pháp Luân, hoặc điêu khắc tượng Phật có liên quan đến Ngài, ngẩng đầu chờ đợi Chuyển Luân Thánh Vương giáng thế. Vậy là rất nhiều nơi có thể thấy được hình ảnh tượng Phật Di Lặc, mà đều lấy danh xưng “lớn nhất thế giới”.

Ví dụ, tượng Phật Di Lặc bằng gỗ lớn nhất thế giới ở Vạn Phúc Các – Ung Hòa Cung, Bắc Kinh, Trung Quốc, còn gọi là Đại Phật Lâu. Đại Phật Lạc Sơn là tượng Phật Di Lặc bằng đá lớn nhất thế giới, tạc ở vách đá núi Lăng Vân, bờ đông sông Mân Giang, Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất thế giới ở chùa Trát Thập Luân Bố, Tây Tạng, Trung Quốc. Tượng Phật Di Lặc bằng vàng lớn nhất thế giới ở Yangon, Miến Điện.

Chùa Đại Dung ở Tô Châu, Trung Quốc có đôi câu đối:

“Đại đỗ năng dung, liễu khước nhân gian đa thiểu sự,
Mãn phúc hoan hỷ, tiếu khai thiên hạ cổ kim sầu”

Tạm dịch:

Bụng lớn bao dung, giải hết bao nhiêu chuyện thế gian,
Lòng đầy hoan hỷ, cười tiêu vạn cổ sầu thiên hạ.

Những người có tâm hướng Phật từ khắp nơi, khi bước chân vào chùa lễ bái Phật Di Lặc, xin chớ quên Ngài sẽ đến thế gian độ nhân, chịu đựng các nỗi khổ chốn nhân gian, bằng tấm lòng bao dung cả trời đất, gương mặt cười từ bi, đưa chúng sinh ra khỏi chốn đầm lầy, thoát khỏi cõi mê, phản bổn quy chân, trở về nơi bản nguyên nhất của sinh mệnh.

Theo KKnews và Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Nhất Tâm biên dịch

Exit mobile version