Đại Kỷ Nguyên

Chuyện cổ Andersen ‘Bầy chim thiên nga’: Chân, Thiện và Nhẫn cuối cùng sẽ cứu rỗi con người

Lời ngỏ:

Văn hoá truyền thống cho chúng ta hiểu rằng: Sinh mệnh vốn từ thiên thượng, do mắc tội nghiệp nên phải đoạ xuống cõi người để tu thân quay trở về. Nhân gian là cõi mê, khiến con người phải trải qua khổ nạn mà tu dưỡng thành một sinh mệnh tốt thật sự, ở trong thùng thuốc nhuộm xã hội mà vẫn giữ được sự thuần thiện tiên thiên. Chỉ khi biết trân quý bản thân mình, phù hợp với tiêu chuẩn của thiên quốc thì sinh mệnh mới tìm được con đường quay trở về. 

Thuở mới xuất hiện văn minh, Thần đã nhiều lần giáng thế để dạy cho nhân loại các tiêu chuẩn cần có để làm người. Thần cũng hiển linh trong các trường hợp đặc thù để con người hiểu được bài học đó, nhớ tới Thần cũng là nhớ về cội nguồn của sinh mệnh. Vì thế bằng nhiều cách khác nhau, Thần đã truyền cấp cho con người văn hoá, những quan niệm đạo đức để con người có được nền tảng tư tưởng đúng đắn, biết phân biệt tốt xấu, đúng sai.

Truyện cổ tích là một bộ phận không thể thiếu trong Văn hoá Thần truyền. Dù cho xã hội đã phát triển như thế nào đi nữa, dù thuyết vô Thần và các loại học thuyết nguỵ khoa học đã dụ hoặc con người bài xích sự tồn tại của Thần, nhưng những quan niệm về tốt, xấu, đúng, sai vẫn được truyền thừa thông qua truyện cổ tích hay những câu chuyện Thần tiên lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đặc biệt trong văn hoá truyền thống Việt còn lưu lại rất nhiều câu chuyện về tu luyện, để muôn đời hiểu rằng đó mới là mục đích để làm người.

Hãy cùng Đại Kỷ Nguyên sống lại với những bài học từ truyện cổ tích. Chúng tôi lựa chọn những câu chuyện hay, ý nghĩa được lưu truyền trong dân gian và gửi tới bạn đọc những bài học kinh điển rút ra từ những câu chuyện đó.

Trọn bộ: Bài học cổ tích

***

Với nội tâm trong sáng và thuần thiện, những điều xấu quanh ta sẽ biến đổi thành tốt đẹp. Nếu những gì chúng ta làm không xuất phát từ lòng ích kỷ, mà là vì người khác, thì ta có đủ bền bỉ để chịu đựng những đau khổ to lớn nhất. Đó là điều tôi học được từ công chúa Li-dơ trong chuyện cổ “Bầy chim thiên nga” của văn hào Andersen.

Chuyện kể rằng 11 người anh trai của công chúa Li-dơ bị mụ phù thủy biến thành thiên nga. Câu chuyện xoay quanh hành trình gian khổ của công chúa Li-dơ để cứu các anh trai. Xuyên suốt câu chuyện, công chúa Li-dơ luôn giữ một trái tim Chân thành, Thiện lương và Nhẫn nại, cùng đức tin vào Thượng Đế.

Trái tim trong trắng, thiện lương

Công chúa nhỏ Li-dơ đang sống hạnh phúc cùng cha, mẹ và 11 anh trai thì hoàng hậu qua đời, vua cha lấy một người phụ nữ khác, vốn là một phù thủy. Căm ghét lũ trẻ, mụ phù thủy đã dùng yêu thuật biến 11 hoàng tử thành chim thiên nga vỗ cánh bay đi.

Mụ ta thả ba con cóc vào bồn tắm để chúng bám lên đầu, lên trán và vào tim Li-dơ hòng khiến nàng đần độn, xấu xí và có những ý nghĩ ma quỷ. Li-dơ không biết gì cả, nhưng khi nàng tắm xong thì mặt nước nổi lên ba đóa hoa. “Vì nàng rất ngoan đạo và tâm hồn rất trong trắng nên ma thuật không thể làm gì được nàng”.

Li-dơ trốn khỏi cung điện để đi tìm và cứu các anh. Trong suốt hành trình cô độc, hiểm nguy, gian khổ, Li-dơ luôn tin tưởng và biết ơn Thượng Đế.

“Nàng tưởng nhớ đến các anh, đến Thượng Đế chí nhân. Chắc chắn là Người sẽ không bao giờ bỏ rơi nàng. Người sinh ra những cây táo dại dành cho kẻ đói và nàng đã run rủi tìm được một cây trĩu quả. Nàng dừng lại ăn táo rồi lại lên đường. Cảnh vật im phăng phắc đến nỗi nàng nghe thấy cả bước chân nàng đi và tiếng lá rào rạo dưới chân nàng. Không có lấy một bóng chim. Không có lấy một tia sáng xuyên qua những cành cây to lớn rậm rạp. Nhìn xa những cây cao mọc sít vào nhau, như một hàng rào sắt”.

Nguyện ước chân thành muốn cứu các anh của nàng cuối cùng cũng đến được với Thượng Đế. Thực ra, Thượng Đế và các thiên thần chưa bao giờ rời xa nàng. Một bà lão trong rừng, tay cầm giỏ mận, đã chỉ đường cho nàng tới bờ suối đổ ra đại dương, nơi bầy chim thiên nga bay về. Sau này, bà tiên Morgan, nom giống hệt bà lão đã cho nàng mấy quả mận, cũng bày cách cho Li-dơ dệt áo tầm ma, hóa giải lời nguyền của mụ phù thủy.

Đức nhẫn nại, bền bỉ

“Li-dơ chia tay bà cụ và đi men suối tới tận quãng suối đổ ra đại dương. Trước mắt nàng là biển cả mênh mông, xanh ngắt, không một cánh buồm, một bóng thuyền. Làm thế nào mà đi xa hơn nữa bây giờ?

Nàng ngắm những hòn đá cuội trên bờ bể, nhiều vô kể, nước biển đã mài tròn đi. Thủy tinh, sắt, đá, tất cả những vật gì trôi dạt đến đấy đều bị nước mài nhẵn thín, mịn như bàn tay của nàng công chúa.

– Đại dương – Nàng nghĩ thầm – đã đẩy mọi vật lăn không ngừng và cuối cùng trở nên trơn tru. Ta cũng muốn không bao giờ mệt mỏi. Làn sóng trong vắt! Ta hiểu sóng muốn dạy ta điều gì rồi. Một ngày kia nhất định ta sẽ tìm thấy các anh ta”.

Và Li-dơ cuối cùng đã tìm thấy các anh. Vì phép thuật của mụ phù thủy, các anh nàng bắt buộc phải bay lượn suốt ngày, chỉ được trở lại thành người khi mặt trời lặn. Họ ở bên kia đại dương xa xôi, mỗi năm chỉ được bay về thăm quê hương trong 11 ngày, và để bay về phải mất tới 2 ngày.

Tuy nhiên, nửa đường không có hòn đảo nào để có thể ngủ đỗ lại được. Ở chính giữa đại dương chỉ có một tảng đá mà họ có thể chen chúc nhau mà nghỉ chân, và họ phải đến được tảng đá trước khi trời tối. Li-dơ quyết định đi cùng các anh sang bờ kia đại dương, họ đan một tấm lưới cho Li-dơ nằm, khi trời sáng bầy chim thiên nga dùng mỏ kéo tấm lưới bay lên mây.

“Mặt trời lặn nhanh, chỉ còn lại một dải sáng và mỏng ở phía chân trời khi nàng đặt chân lên tảng đá. Rồi ánh mặt trời vụt tắt như mảnh giấy cháy rụi.

Mười một hoàng tử và Li-dơ chen chúc nhau trên tảng đá, chỉ vừa đủ chỗ cho họ đặt chân. Sóng biển cao, vượt qua cả đầu họ. Trời sáng lóe lên như rực cháy và sấm sét nổ ran không ngớt. Nhưng mười hai anh em cầm tay nhau và hát những bài kinh nguyện để lòng thêm can đảm”.

Vì cứu người, có thể nhẫn chịu được những đau khổ to lớn nhất

Vượt qua đại dương mênh mông, 12 anh em cuối cùng đã sang được xứ sở bên kia. “Nơi đó sừng sững những ngọn núi xanh lam cao ngất với những khu rừng đầy cây bá hương, những tòa lâu đài và nhiều thành phố. Trước khi mặt trời lặn rất lâu, Li-dơ đã được đặt xuống một tảng đá, ngay cửa một cái hang, nền đất phủ đầy dây leo như một tấm thảm tuyệt đẹp.

– Đêm nay em ước sẽ mơ thấy gì? – Hoàng tử út vừa hỏi vừa chỉ cho cô em gái phòng ngủ của nàng.

– Em cầu xin Thượng Đế cho em mơ thấy phép giải thoát cho các anh – Li-dơ đáp.

Ý nghĩ ấy không phút nào rời nàng cả. Nàng cầu xin Thượng Đế cứu giúp nàng. Khi đã ngủ thiếp đi, nàng vẫn cầu nguyện”.

Và Thượng Đế đã đáp lại lời cầu nguyện của Li-dơ. Trong giấc mơ, Li-dơ gặp được bà tiên Morgan. Bà tiên bày cho Li-dơ dệt 11 chiếc áo từ cây tầm ma mọc quanh hang và ngoài nghĩa địa để hóa giải lời nguyền của mụ phù thủy.

“Con phải đi hái cây ấy về và con sẽ bị phồng tay lên, đau đớn vô cùng. Con hãy lấy chân giẫm nát cây ra và sẽ được một loại sợi gai mà con sẽ dùng để dệt mười một chiếc áo dài tay. Dệt xong con quàng áo lên mười một con thiên nga, và như vậy là phép ma sẽ tiêu tan. Nhưng con phải nhớ rằng từ lúc bắt đầu dệt cho đến khi dệt xong con không được nói một câu. Dù phải dệt bao nhiêu năm con cũng không được nói. Nếu con chỉ nói một tiếng thôi thì tiếng nói đó sẽ như một nhát dao đâm xuyên tim các anh con. Như vậy là tính mạng các anh con treo ở đầu lưỡi của con đó.

Bà tiên đặt cành tầm ma vào tay nàng Li-dơ và bàn tay nàng đau như bị bỏng. Nàng bừng tỉnh. Trời đã sáng rõ, bên nàng là cành tầm ma nàng đã mơ thấy. Nàng quỳ xuống tạ ơn Thượng Đế và ra khỏi hang, bắt đầu làm việc để cứu các anh.

Nàng hăm hở bẻ cây tầm ma, tay nàng cháy bỏng lên. Chẳng mấy lúc hai cánh tay nàng bị phồng cả lên. Nhưng nàng thản nhiên chịu đựng đau đớn, miễn là giải thoát cho các anh. Nàng lấy chân không giẫm nát cây tầm ma và bắt đầu dệt những chiếc áo xanh thẫm”.

“Nàng thức suốt đêm để dệt áo, nàng không muốn nghỉ ngơi trước khi giải thoát được cho các anh nàng. Cả ngày hôm sau nàng ngồi một mình trong lúc đàn thiên nga bay đi, nhưng nàng chẳng hề thấy ngày dài nữa, nàng dệt xong một cái áo và bắt đầu dệt sang tấm thứ hai”.

Gai tầm ma làm bỏng rát đôi tay và đôi chân của Li-dơ, nhưng nỗi thống khổ khó chịu đựng nhất chính là thử thách đối với trái tim nàng, khi Li-dơ không thể nói được lời nào trước những lời vu khống cay nghiệt nhất. Nhà vua gặp được Li-dơ trên đường đi săn, bị chinh phục bởi vẻ đẹp của nàng và quyết tâm cưới nàng làm vợ.

Tuy nhiên, vị giáo chủ phản đối và quả quyết rằng cô gái người rừng này hẳn là một mụ phù thủy. “Giáo chủ thầm thì vào tai nhà vua không biết bao nhiêu lời sàm tấu, nhưng những lời đó không lay chuyển nổi ý định của nhà vua và lễ cưới vẫn cứ bắt đầu”.

Nhà vua không tin lời giáo chủ cho tới khi Li-dơ lâm vào cảnh “tình ngay, lý gian”. Tầm ma mang theo đã hết, Li-dơ phải tự đi ra nghĩa địa để hái thêm.

“Run rẩy như đang làm một việc xấu xa, một đêm sáng trăng, nàng xuống vườn, đi theo con đường lớn, qua các phố vắng ngắt tới gần nghĩa địa. Ở đấy nàng thấy những mụ phù thủy già khọm và kinh tởm đang ngồi quây tròn trên nấm mồ lớn nhất. Chúng quẳng tất cả quần áo đi như sắp sửa tắm và dùng những ngón tay gầy guộc, dài ngoẵng để bới những ngôi mộ mới. Li-dơ phải đi ngang qua chỗ chúng và chúng quằm quặm nhìn nàng. Nhưng nàng vẫn lẩm nhẩm đọc kinh. Nàng hái ít cây tầm ma, rồi trở về cung vua”.

Đức tin và ước nguyện mạnh mẽ đã ban cho Li-dơ lòng dũng cảm. Cũng chính trái tim thiện lương ấy đã giúp nàng kiên trì nhẫn chịu đến phút cuối cùng, ngay cả khi nàng bị nhà vua yêu quý coi là phù thủy và tất cả thần dân trong vương quốc nguyền rủa, xử tội chết. Một người bình thường không chịu nổi nỗi oan khiên tày trời ấy, có thể sẽ phản bác để minh oan cho mình.

Nhưng nếu Li-dơ thốt lên chỉ một câu, các anh nàng sẽ chết. Lòng yêu thương các anh vô hạn đã giúp Li-dơ quên cả bản thân mình, quên cả nỗi dày vò thể xác, nỗi tủi nhục tinh thần, quên cả tính mạng mình để dệt áo tới giây cuối cùng trước giàn hỏa thiêu.

“Từ gian phòng huy hoàng, nàng bị dong đến ngục kín, gió rít qua những chấn song cửa sổ bằng sắt. Thay vào nhung lụa, người ta cho nàng bó tầm ma nàng đã hái về, để gối đầu. Những tấm áo thô, còn đầy gai, dệt bằng sợi tầm ma, được trải làm giường nằm. Gai đâm vào người nàng bỏng ran, nhưng nàng lại lấy làm thích thú. Nàng lại bắt tay ngay vào việc và tạ ơn Thượng Đế. Ngoài phố, trẻ con hát những bài hát nguyền rủa nàng. Chẳng có ai an ủi nàng lấy một câu. Chiều đến một con thiên nga bay đến đậu vào cửa sổ”.

“Nhân dân kéo đến ngoài cổng thành để xem thiêu mụ phù thủy. Người ra đã bắt nàng Li-dơ mặc áo vải thô. Bộ tóc dài xõa xuống khuôn mặt xinh đẹp của nàng, đôi má nàng tái nhợt như da người chết, đôi môi nàng như cầu nguyện trong lúc đôi tay vẫn tiếp tục may vá. Ngay trên đường đi đến chỗ chết thiêu, nàng vẫn không ngừng may áo vì nàng đã dệt và may xong mười chiếc, chỉ còn chiếc thứ mười một nữa, nên nàng ráng hết sức may cho xong trước giờ chết thiêu”.

Đoạn kết của câu chuyện khiến tôi nín thở, rồi vỡ òa trong hạnh phúc.

“Đao phủ đã nắm lấy tay Li-dơ. Nàng vội vã tung mười một chiếc áo lên đàn thiên nga, chúng biến ngay thành mười một hoàng tử trẻ măng. Riêng hoàng tử út còn lại một cánh thiên nga thay cánh tay, vì một chiếc áo chưa may xong, còn thiếu một tay.

– Giờ thì tôi đã nói được rồi! – Li-dơ reo lên – Tôi vô tội!

Nhân dân thấy thế vội quỳ xuống trước mặt nàng như trước một nữ thánh. Nhưng nàng đã ngã lăn ra, ngất đi trong tay các anh nàng, vì làm việc nhiều, lo lắng nhiều và đau đớn nhiều, nàng đã kiệt sức.

– Đúng thế, em chúng tôi vô tội! – Hoàng tử tuyên bố.

Và hoàng tử kể lại đầu đuôi câu chuyện. Trong khi hoàng tử kể chuyện, một mùi hương tỏa ra như có hàng triệu đóa hoa hồng ở đâu đây. Đó là những thanh củi trên giàn thiêu đã bén rễ mọc thành hoa lá”.

Những nàng Li-dơ có thật

Tôi luyện trong ma nạn, nuôi dưỡng tâm đại từ bi, cứu độ chúng sinh và thành tựu chính mình, hành trình giải cứu các anh của công chúa Li-dơ dường như gợi nhớ về con đường mà các môn đồ của Chúa Giê-su đã trải qua khi đối diện với cuộc bức hại tàn khốc suốt 300 năm.

Để lừa dối và kích động lòng thù hận của dân chúng với Cơ Đốc giáo, Hoàng đế La Mã Nero (37 – 68) tung ra những lời vu khống dối trá đê hèn. Ví dụ, khi các tín đồ Cơ Đốc giáo bái lạy Thiên Chúa, họ phải giết trẻ sơ sinh để uống máu và ăn thịt. Các tín đồ bị đẩy vào đấu trường cho mãnh thú xé xác hoặc cột vào những bó cỏ khô để châm lửa đốt.

Các Hoàng đế kế nhiệm Nero cũng thi hành chính sách đàn áp tàn bạo với Cơ Đốc giáo. Xác chết của những người tử vì Đạo trải dài khắp phố, bị chặt thành nhiều khúc trước khi đem đi thiêu hủy. Cuối cùng, thiên tai địch họa liên tiếp đã đẩy đế chế La Mã đến diệt vong trong khi Cơ Đốc giáo truyền rộng khắp, được công nhận là chính giáo ở phương Tây.

Sự xuất hiện của nàng Li-dơ thánh thiện tuyệt đẹp làm vị giáo chủ đương nhiệm ghen tức, tâm địa hẹp hòi không thể thừa nhận nàng mà còn vu oan cho nàng là phù thủy, mê hoặc nhà vua. Khi Pháp Luân Đại Pháp, một pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật Gia được hàng trăm triệu người tôn kính và thực hành, lãnh đạo ĐCS Trung Quốc bấy giờ là Giang Trạch Dân đố kỵ không chịu được.

Ông Giang phát động chiến dịch rợp trời dậy đất “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” của những người tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị vu khống là giết người, tự thiêu để lên thiên đàng, khi thỉnh nguyện chấm dứt cuộc bức hại thì bị vu khống là “làm chính trị”…

Tuy bộ máy đàn áp đã dốc toàn lực, Pháp Luân Đại Pháp không những không bị “tiêu diệt” mà còn hồng truyền khắp thế giới. Trong khi đó, những quan chức tham gia bức hại Đại Pháp thì lần lượt chịu báo ứng.

Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Trải qua bao ngày tháng nhẫn chịu đau khổ bị hàm oan, nàng Li-dơ cuối cùng đã cứu được các anh trai và chứng minh mình vô tội. Nhà vua và dân chúng đều tôn kính nàng. Dẫu ngày tháng dài lâu cỡ nào, tôi tin rằng những người tốt sẽ đến được thế giới tương lai xán lạn.

Lúc này, giàn thiêu đã biến thành một khóm hoa hồng, trên cùng là một đóa hồng bạch, lóng lánh như một ngôi sao. Nhà vua hái lấy bông hoa cài vào ngực Li-dơ, nàng tỉnh dậy, lòng đầy vui sướng và hạnh phúc. Bỗng nhiên, tất cả chuông nhà thờ không ai giật đều rung lên cả. Chim chóc kéo tới hàng đàn và trong cung vua mở một ngày hội lớn, chưa từng có từ trước tới nay”.

Ảnh minh họa: Chụp màn hình trang thegioicotich.

Video: Trong dịch bệnh đi tìm phương cách, nhiều người muốn hiểu hơn về Pháp Luân Công?

Exit mobile version