Nỗi “sợ” hôn nhân, ai mà không có?
Tôi cũng như bao cô gái trẻ khác ở thời đại này, cũng đã từng mang trong mình nỗi lo sợ khi nghĩ về chuyện hôn nhân. Có cô gái nào lại không sợ chồng mình phản bội, rượu chè, cờ bạc… Nhưng dù lo sợ, chuyện nhân duyên là việc Trời đã sắp đặt, tôi cũng lại chờ đợi một người đàn ông sẽ cùng đi hết đoạn đường này với mình.
Và giờ đây tôi đang hạnh phúc, bởi tôi có niềm tin, niềm tin anh đã gây dựng và chứng minh, rằng anh là người đã biến tất cả chờ đợi của tôi thành đáng giá.
Tình yêu trong hôn nhân, chẳng qua chỉ cần một cuộc sống yên bình như nước?
Người ta nói hôn nhân là mồ chôn ái tình, là sự chấm dứt của cổ tích và mở ra hiện thực trần trụi đôi khi khiến ta gồng mình quá sức mà tự mệt mỏi. Nhưng thật may, tôi và anh đến với nhau khi cả hai đã tìm ra được một bảo bối, giúp hiện thực gập ghềnh trở thành con đường thăng hoa, và tình yêu trở nên rộng lớn để có thể bao dung hết thảy.
“Kỳ thực, tình yêu trong hôn nhân vốn không cần những lời thề non hẹn biển, càng không cần thể hiện bằng sự bi tráng của sinh ly tử biệt. Nó chẳng qua chỉ là một cuộc sống yên bình như nước” – (Diệp Lạc Vô Tâm)
Nhưng, làm sao mà có được sự “yên bình như nước” đây?
Trước đây, nhìn vào thực tại xã hội, tôi đã từng lo lắng rằng người chồng tương lai của mình sẽ có ngày phản bội mình, bỏ bê gia đình mà theo những thú vui vô bổ, tạo gánh nặng cho vợ con để gia đình trở thành nơi áp lực nặng nề. Anh đã từng lo lắng rằng vợ mình sẽ không thể chu toàn trong quan hệ với gia đình chồng, cũng lại lo cô ấy sẽ cảm nắng này khác.
Nếu có duyên, ngàn dặm dây vẫn buộc…
Tôi tin rằng “thiên lý nhân duyên nhất tuyến khiên”, nếu có duyên ngàn dặm dây vẫn buộc, tôi tin chuyện hôn nhân đại sự là do ông Trời đã sớm định từ trước. Thế nhưng ở được với nhau có hạnh phúc không, có thể cùng nhau đi đến cuối con đường không lại phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của hai người. Phải là của cả hai người, không chỉ mình tôi, nên tôi đã vô cùng lo lắng.
Cùng nhau đi trên con đường tu luyện
Nhưng đến bây giờ, khi hai chúng tôi đã là vợ chồng và trải qua thời gian xô lệch ban đầu, tôi tin tưởng hơn rất nhiều, vì cả hai đều đã áp dụng được những điều tâm đắc vào trong cuộc sống thực tại.
“Tôi không còn thấy mơ hồ về những điều mà trước đây mình vẫn cứ tự hỏi bản thân các câu hỏi tại sao, vì sao? Cuộc sống đã trở nên tốt đẹp hơn khi tôi luôn biết nghĩ cho người khác và làm việc thiện. Không còn lối suy nghĩ ai đối xử tốt với mình thì mình mới đối xử tốt, còn họ không tốt với mình thì mình cũng không tốt với họ..”
Anh và tôi đều là người tu luyện; “tu” là sửa chữa những cái chưa đúng, học tập điều hay, cắt gọt dục vọng; “luyện” là rèn đúc, trau chuốt những cái mình tu trong hiện thực một cách liên tục. Pháp Luân Đại Pháp đã giúp chúng tôi trở thành những con người tử tế và tự do, tu luyện và thăng hoa ngay trong chính cuộc hôn nhân của mình.
Người ngoài nghe sẽ có thể đặt câu hỏi: Cuộc sống vợ chồng của hai người tu luyện liệu có nhạt nhẽo, vô vị, có cứng nhắc vì có nhiều điều cấm kỵ, lời khuyên răn phải thực hành theo hay không?
Nhưng là một người đang hưởng hạnh phúc và tin tưởng hơn ai hết vào cuộc hôn nhân của mình, tôi có thể nói rằng:
“Càng ràng buộc, càng tự do”
Là vì sao?
Hiểu việc nhân quả, có đạo trong tâm: Sợi chỉ nhỏ nhưng đủ xóa tan những dục vọng to lớn
Ràng buộc không phải là trói buộc, mà như “chỉ buộc chân voi”, đó là những giới hạn rất mỏng manh nhưng đủ để níu giữ những gì rất to lớn.
Tu luyện khiến chúng tôi hiểu việc nhân quả, thiện ác đều có báo ứng và mỗi hành động của chúng ta dù nhỏ tới đâu cũng không qua mắt được Thần. Đó là sợi chỉ đầu tiên ngăn cản những người tu luyện làm điều bất chính. Dù không ai biết, không ai nhìn thấy, nhưng điều bất chính nhất quyết không dám làm…
Chúng ta cũng sẽ cố tránh làm những điều khiến người khác tổn thương, bởi vì làm người khác tổn thương mình cũng sẽ gánh lấy quả, thiện ác đều có báo.
Gìn giữ nếp nhà và luôn cố làm tốt nhất có thể những gì thuộc về bổn phận của mình. Vợ chồng tương kính như tân, khiêm cung, kính trọng nhau, không ai phải đau khổ, gia đình an yên hòa thuận, thế chẳng phải chính là quá tự do rồi.
Tự do bởi vì được giải thoát khỏi những phiền muộn, ấm ức. Tự tại vì không làm việc gì xấu để phải ăn năn, tiếc nuối.
Tất cả những đợt sóng ngầm cho tới sóng bạc đầu trong gia đình, chẳng phải đều từ việc mỗi người thoải mái chạy theo suy tính vụ lợi, cảm giác bất chính và dục vọng của mình hay sao?
Không có sợi chỉ đạo đức, kết cục chúng ta sẽ chỉ làm những việc trái với đạo lý thông thường. Rồi càng ích kỷ, tham lam, càng mong muốn, khát khao, cơn bão cứ ập tới và những trói buộc thật sự của chúng lẫn hậu quả do chúng mang lại, cuối cùng sẽ thắt chặt chúng ta lại. Đó mới là sự trói buộc thật sự.
Có Chân-Thiện-Nhẫn để nhìn vào chính mình, thay đổi chính mình thay vì muốn cải biến người khác, ấy là bí quyết hóa giải mâu thuẫn
Thế nhưng để đi được đến bây giờ, tôi và anh cũng đã phải trải qua mâu thuẫn thực sự. Chúng tôi đều là những người trẻ, có rất nhiều sự khác biệt trong lối sống. Dù đã hiểu việc nhân quả, dù đã có kim chỉ nam trong hành xử, nhưng có những việc tôi cảm thấy không thể hiểu nổi anh và rất khó chấp nhận. Giữa những lúc sóng cồn nổi lên trong tâm, để phân biệt thế nào là Chân, là Thiện, là Nhẫn trong cuộc sống gia đình cũng thật khó khăn.
Nhưng tôi nhớ lời dạy, rằng phải luôn nhìn vào trong bản thân mình, đừng đổ lỗi cho anh, và rằng trong mâu thuẫn chính là để mình tìm ra cái chưa đúng của bản thân. Thay đổi người khác không phải là điều quan trọng và cũng là điều không thể. Và thật tuyệt vời là anh cũng đã làm như vậy, mà không hành xử bộc phát như đa phần những người đàn ông khác.
Anh từng nói: “Người phụ nữ khi đã trao thân gửi phận cho mình thì coi như đã trao cuộc đời cho mình rồi, phải có trách nhiệm với vợ mình chứ!” và tôi thấy anh đang nỗ lực từng ngày để thực hiện điều đó. Là một người vợ, tôi cũng ngày càng thấm thía hơn đạo lý vợ phải ra vợ, chồng phải ra chồng. Vũ trụ, vạn vật đều có âm dương. Trời cao cũng có Đất dày. Chồng như trời xanh cao vang công chính, che chở, chống đỡ, bao dung. Vợ như đất rộng từ bi ôm ấp, nuôi dưỡng vạn vật.
Có Chân-Thiện-Nhẫn trong tâm, hôn nhân trở thành sự tri ân, bao dung và chân thành
Khi trở thành người tu luyện, nhìn nhận của tôi về cuộc sống gia đình đã hoàn toàn thay đổi.
Mọi thứ hóa ra đều không phải ngẫu nhiên, tôi không còn thấy mơ hồ về những điều mà trước đây mình vẫn cứ tự hỏi bản thân tại sao, vì sao? Cuộc sống đã trở nên tốt đẹp hơn nhiều khi luôn biết nghĩ cho người khác và làm việc thiện. Không còn lối suy nghĩ ai đối xử tốt với mình thì mình mới đối xử tốt, còn họ không tốt với mình thì mình cũng không tốt với họ.
Hôn nhân truyền thống mặc định rằng khi đã là vợ chồng thì luôn có trách nhiệm với nhau, sống với nhau vì cái Nghĩa. Người đàn ông là chỗ dựa vững chắc, là trụ cột của gia đình, họ mạnh mẽ nhưng không phải thể hiện sự mạnh mẽ qua hành động vũ phu bạo lực như hôn nhân hiện nay người ta vẫn lầm tưởng.
Với phụ nữ mang trách nhiệm người vợ người mẹ, sẽ luôn biết phải chu toàn cho cuộc sống gia đình, phải biết đối nhân xử thế, hiếu thuận với gia đình nhà chồng và điều quan trọng là luôn biết nhẫn nhịn để có một gia đình êm ấm và hạnh phúc.
Nhẫn nhịn đó không phải chịu thiệt thòi, mà nhẫn để mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn…
Vì sao ngày nay việc ly hôn xảy ra quá dễ dàng? Tôi hiểu rằng vì họ sống với nhau không vì chữ Nghĩa, không có chữ Nhẫn, nam giới thì mạnh mẽ trong cái nhìn là vũ phu, phụ nữ cũng không muốn nhẫn nhịn và cam chịu để có được gia đình hạnh phúc, mà muốn sự bình đẳng ngang bằng. Nhưng liệu tạo hóa có tạo ra chúng ta ngang bằng?
Một lý do đơn giản cũng có thể dẫn đến việc chia tay.
Thuận theo đạo là điều đảm bảo nhất cho hôn nhân bền vững…
Có Chân-Thiện-Nhẫn trong tâm, hôn nhân trở thành sự tri ân lẫn nhau, bao dung và chân thành. Người xưa nói “Một ngày vợ chồng trăm ngày ân”, cái ân nghĩa ấy hơn cả ái tình thơ mộng thuở ban đầu. Bởi ái tình là có điều kiện, còn ân nghĩa là có trách nhiệm và sự khiêm nhường.
Một khi điều kiện ban đầu không còn, giả như anh không còn bảnh bao, giàu có, em không còn nhan sắc xuân thì, ái tình kia sẽ phai nhạt dần. Hay giả như cuộc sống phức tạp và khó khăn cùng các mối quan hệ họ hàng đôi bên, có thể khiến cái điều kiện ban đầu chẳng còn đáng giá, ái tình kia cũng sẽ đổi thay.
Nhưng ân nghĩa dựa trên sự chân thành, thực hiện đúng bổn phận (Chân); sự khiêm nhường luôn nghĩ tới người khác (Thiện); sự bao dung không để cảm nhận của mình cao hơn người khác (Nhẫn) sẽ thật sự khiến mỗi quan hệ hôn nhân bền vững.
Hôn nhân bền vững giống như Nước
Lại nói về cuộc hôn nhân như nước, càng tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn ta càng nhận ra, hôn nhân hữu hảo quả thật giống như nước vậy. Nước không tranh chấp, luôn khiêm nhường ở thế thấp, chảy từ nơi cao về mà dung nạp vào mình đủ mọi thứ trên đường. Nước gặp chướng ngại sẽ tự rẽ lối, thẩm thấu nên nào dễ bị chặn đứng hoặc tổn hao. Nước là cội nguồn sự sống, tưới mát, nuôi dưỡng vạn vật mà không đòi hỏi đáp đền. Người ta nói kim loại vì cứng mà gãy, nước nhờ mềm mà vẹn toàn. Đạo vợ chồng, chẳng phải cũng nên như nước kia. Cứ bình yên không cần căng cứng.
Hiểu là vậy, nhưng nếu không có Pháp Luân Đại Pháp làm sợi chỉ dẫn dắt tôi và anh trong từng hành động, lời nói, thì gia đình mình hẳn cũng sẽ mất nhiều thời gian và đau khổ không cần thiết hơn để đi được đến ngày hôm nay.
So với những gì chúng ta đã đi qua, một chữ yêu là quá nhẹ.
So với những gì chúng ta sẽ cùng nhau trải qua, một lời cảm ân là không đủ.
Để cuộc hôn nhân này là minh chứng cho những gì tôi và anh đã tin tưởng, sẽ là cách tuyệt vời nhất để chúng ta cùng nhau đi hết chặng đường này.
Những lời vu khống của chính quyền Trung Quốc đã khiến rất nhiều người dân kể cả tại Việt Nam có cái nhìn không đúng đắn về Pháp Luân Đại Pháp. Điều ấy đáng tiếc biết bao. Khi mới tu luyện tôi cũng đã cảm thấy mọi người đều sống theo Chân-Thiện-Nhẫn, sao lại nhận được những lời nói không đúng sự thật như vậy.
Lúc ấy tôi vẫn còn đang là sinh viên, thấy những người tu luyện có điều gì đó rất khác, mọi người sao mà tốt bụng và thật thà. Khi được tiếp xúc với họ tại chỗ làm, tôi càng cảm nhận rõ hơn về phẩm chất của mọi người. Những người lương thiện như vậy tại đất nước Trung Quốc lại bị bức hại một cách dã man, hơn thế họ còn bị cướp đi sinh mạng. Nơi ấy cuộc đàn áp đã kéo dài 20 năm, chưa từng có cuộc bức hại nhân quyền nào kéo dài đến thế.
Chính vì muốn chính quyền chấm dứt bức hại mà tất cả các học viên đã lên tiếng để nói ra sự thật về tội ác này. Sau khi tội ác bị vạch trần, thì chính quyền bắt đầu vu khống Pháp Luân Đại Pháp làm chính trị, gán cho 2 chữ “tà đạo” để lừa mị người dân. Điều ấy gian ác biết bao khi trên thế giới đâu đâu cũng đều ủng hộ môn tu luyện này.
Tôi mong thế nhân hãy thanh tỉnh không tin nghe những lời lừa dối.
Tôi thực sự mong phúc lành của Đại Pháp đến với mọi người.
Nhân vật: Phạm Thị Hoa, giáo viên trường Tiểu học Phạm Hữu Lầu, Tp. HCM
PV: Minh Hải
Biên tập: Hàn Mai
Ảnh: Hoàng Hiệp studio
Thiết kế: Tự Minh