Đại Kỷ Nguyên

Có người đánh con mình, cha mẹ nên dạy con đánh lại hay không?

Giáo dục con cái luôn là vấn đề quan trọng với các bậc làm cha làm mẹ. Trong quá trình phát triển trưởng thành của con, sự va chạm xung đột với bạn bè cùng trang lứa là điều khó tránh khỏi. Đôi khi chúng ta tự hỏi “Hôm nay con bị bắt nạt, bị đánh như vậy, mình có nên dạy con đánh lại bạn không?”. 

Đứng từ góc độ người làm cha làm mẹ, đôi khi chúng ta rất khó xử. Một mặt, vừa sợ con mình bị bắt nạt, mặt khác cũng vừa lo lắng con sẽ thành một đứa trẻ bạo lực nếu bản thân cổ vũ, xúi giục con đánh lại bạn. Điều đó có thể hình thành những tính cách không tốt cho con sau này.

Thất vọng nhìn con trai yếu đuối 

Hàng ngày nhìn Tít – 7 tuổi đi học về với những vết bầm trên vai, trên cổ, chị Hằng (Hàn Thuyên, Hà Nội) buồn và thất vọng lắm. Chị ước giá như Tít “đanh đá” hơn lên một chút thì có phải con sẽ không bị những trận bắt nạt vô cớ của các bạn như thế này không.

Chị tâm sự, Tít cao lớn, khỏe mạnh, mỗi tội lành quá. Trước đây, chị rất thích tính con hiền hòa thế này nhưng sau khi con bị bắt nạt quá nhiều, chị đâm ra chán nản. Chị đưa con đi học võ những mong con biết tự vệ, mạnh mẽ hơn song chẳng ăn thua. Con vẫn bị bắt bạt, nhận những cú bạt tai từ bạn bè.

Chị thắt ruột khi nghe con mách mẹ: “Bạn Tú cứ trêu con là con gái, con phải làm gì hả mẹ?”. Chị bực mình bảo con: “Bạn nào đánh con, trêu con, bắt nạt con, con đánh lại cho mẹ, đánh thật đau vào”. Thế nhưng tình hình vẫn không có gì tiến triển.

Trên đây là một câu chuyện rất điển hình, xảy ra phổ biến trong những gia đình có trẻ nhỏ. Người làm cha mẹ như chúng ta hành xử ra sao trong những trường hợp thế này? Liệu có nên khuyến khích con đánh lại bạn không?

Ảnh minh họa: Shutterstock

Hãy cùng tìm hiểu xem người phương Tây dạy con ra sao khi con bị đánh hoặc bị bắt nạt?

1. Dùng lời nói để chấm dứt sự việc

Dạy trẻ cách dùng lời nói để bày tỏ thái độ của mình với những bạn đánh hoặc bắt nạt mình. Ngữ khí cần kiên định, trung lập và không mang tính công kích. Ví dụ một số cách nói bạn có thể dạy con:

Đối với những bé còn ít tuổi, khi bản thân bộc phát các hành vi cử chỉ như: đẩy, đánh hoặc đá người khác thì thực sự chúng cũng chưa ý thức được hành vi của mình sẽ làm tổn thương người khác.

Chỉ vì con chưa biết khống chế cảm xúc của mình, cũng không biết bày tỏ cảm xúc của mình bằng cách nào mới là đúng nên mới có những biểu hiện như vậy. Khi con bạn nói với bé bắt nạt chúng những câu nói như vậy, mọi hành động bộc phát công kích của bạn chúng sẽ ngừng lại.

2. Chủ động rời khỏi hiện trường

Ảnh minh họa: Unsplash

Dạy con cách tự rời khỏi hiện trường vụ xung đột và giúp con hiểu tầm quan trọng của việc đó. Khi trẻ nhỏ xảy ra mâu thuẫn mà con bạn bị đánh hoặc bị đẩy ngã, bạn hãy dạy con cách tránh xa, không cần đối chọi gay gắt với bạn. Rất nhiều bậc cha mẹ sẽ cho rằng, nếu làm như vậy thì để con mình bị bắt nạt à? Không phải sẽ để lợi thế cho đứa trẻ kia hay sao?

Kỳ thực không phải như vậy, con chủ động rời khỏi hiện trường tranh chấp va chạm không phải là biểu hiện của sự yếu đuối và nhát gan, mà đó là thể hiện của sự tự tin, khoan dung và dũng cảm. Hành động này có thể giúp con tránh được càng nhiều những tổn thương tiềm ẩn có thể xảy ra trong cuộc tranh chấp đó.

Ví dụ, khi hai đứa trẻ cùng tranh nhau một món đồ chơi, một trong hai đứa trẻ bắt đầu có hành vi xô đẩy, đánh hoặc đá bạn. Sau khi một trong số chúng tự động bao dung nhường lại đồ chơi cho bạn, cuộc va chạm đó sẽ chấm dứt. Đứa trẻ khoan dung kia cũng sẽ tìm thấy nhiều cơ hội khám phá các loại đồ chơi khác hơn.

 Đây không phải là biểu hiện của sự yếu đuối, mà là một loại trí tuệ của con người. Điều này sẽ giúp con hình thành thói quen nhìn sự việc một cách bao dung, không chỉ giới hạn nhãn quan trong một sự việc, một thời điểm.

3. Câu chuyện của hai cậu con trai

Ảnh minh họa: Unsplash

Bảo và Nam năm nay vừa tròn năm tuổi. Cha mẹ chúng có một nhóm bạn khá thân hay tụ tập nên hai đứa thường xuyên có cơ hội chơi cùng nhau. Lần đầu tiên chơi chung, hai đứa nhỏ đã xảy ra xung đột.

Khi cùng chơi một đồ chơi, hai đứa bắt đầu tranh giành món đồ đó. Bảo không giành được đồ chơi liền đánh Nam một cái. Nam tức giận và quát lớn: “Bạn làm như vậy là sai rồi!”. Không ngờ Bảo không những không thay đổi lại càng tức giận đánh và đá Nam. Hai bà mẹ liền can thiệp và tách hai đứa nhỏ ra, mẹ Bảo nói với con: “Có chuyện gì vậy, các con không được đánh nhau!”. Mẹ Nam thì nói với con: “Con làm đúng rồi, không đánh bạn mới là đứa trẻ ngoan”.

Sự việc sau đó càng có sự đối lập rõ ràng hơn. Bảo càng kích động bắt đầu gào khóc, lăn ra đất ăn vạ, vùng vằng không nghe lời… Còn Nam thì ngược lại, vì được những lời của mẹ khích lệ, cậu bé đứng cách xa Bảo và đi theo bên mẹ. Chuyện cũng không dừng lại ở đó. Bảo không ngừng gào khóc lăn lộn dưới đất làm mẹ cậu bé phải bế cậu mang ra một nơi khác và giáo huấn một hồi. Mặc dù sau đó mẹ Bảo có bắt xin lỗi Nam, nhưng cậu bé vẫn im lặng không nói gì và chạy ra chỗ khác.

Mẹ Bảo ngại ngùng nói với mẹ Nam: “Xin lỗi chị nhé, tính khí thằng Bảo nóng nảy quá. Thằng Nam nhà chị thật thà thế, biết nghe lời người lớn”. Kỳ thực ẩn ý trong lời mẹ Bảo mà mọi người đều có thể hiểu đó là “Thằng Nam đúng là thằng bé ngốc quá, đánh nó mà nó cũng không phản ứng gì. Thằng Bảo nhà tôi mới thật là đứa trẻ thông minh, đã chiếm lợi về mình rồi còn khóc lóc để mọi người ngại không ai nói gì được nó nữa”.

Khi giáo dục con trẻ tuyệt đối bạn không nên dạy chúng “đánh lại bạn” khi bị bắt nạt. Từ nhỏ nên dạy con biết độ lượng khoan dung với người khác. Từ nhỏ nên dạy con học cách khoan dung và nhẫn nại với mọi người, như vậy khi lớn lên con mới có thể sống vui vẻ có ích hơn, lại không cần lo lắng con gây sự sinh chuyện bên ngoài.

Lòng khoan dung chính là một loại đức hạnh cũng là một loại trí huệ cần có của mỗi người. Nếu cha mẹ có thể dạy con biết khoan dung với mọi người thì con sẽ biết cách cởi mở giao tiếp với bất kể người nào.

Khi biết khoan dung với người khác, con bạn sẽ biết cách giao tiếp liên hệ với mọi người xung quanh một cách tốt đẹp hơn. Từ đó cuộc sống của chúng cũng trở nên vui vẻ và có ý nghĩa hơn. Lòng khoan dung là một phẩm chất quan trọng cần có của mỗi người. Quan trọng hơn, với con trẻ đó là năng lực giúp con có thể phát triển một cách khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ trong xã hội hiện đại.

Làm thế nào để sửa đổi tính ích kỷ hẹp hòi của con?

Kiên Định 

Exit mobile version