Con người thờ Thần cúng Phật chỉ là cầu được bảo hộ thôi sao? Chúng ta hãy thảo luận về vấn đề này.
Tại địa phương của chúng tôi, bất kể là lễ Tết hay ngày thường, thành thị hay nông thôn, quan chức hay nông dân, già trẻ trai gái vì cầu tiền tài, tiêu tai giải nạn, trừ bệnh khỏe thân, v.v. mà đều đến chùa cúng bái Thần Phật, xin quẻ thẻ bói xem là họa hay phúc. Nhưng rốt cục Thần có ở đó không? Làm thế nào cúng bái mới có tác dụng? Có thể rất nhiều người tin rằng Thần đang lắng nghe các lời thỉnh cầu, nhưng ít ai có thế nói rõ đạo lý trong việc này. Kỳ thực trong đó có đạo lý, viết ra để mọi người cùng tham khảo.
Khoa học tin vào sự tồn tại của không gian khác
Cho dù nhiều người thường tới chùa, nhưng lại không tin Thần tồn tại; họ cho rằng đó là mê tín, là không khoa học. Kỳ thực, đó là do ảnh hưởng từ quan niệm trong xã hội. Điển hình như ở Trung Quốc, bắt đầu từ năm 1949, vì để phục vụ mục đích chính trị, ĐCSTQ truyền bá một loại học thuyết vô Thần. Con người từ bé đến lớn tiếp thụ nền giáo dục ấy, cuối cùng trở nên tôn sùng khoa học. Vậy rốt cuộc “khoa học” là gì? Phản đối mê tín có đúng không? Phạm vi của khoa học rất lớn, nhận thức của chúng ta vẫn rất hữu hạn. Nếu xét về vật lý học, vẫn còn nhiều điều mà khoa học hiện nay không thể nghiên cứu ra. Đầu tiên, chúng ta hãy xem lại sự phát triển cơ sở lý luận của vật lý .
Cuối thế kỷ 17, định luật vạn vật hấp dẫn của Newton được coi là một thành tựu huy hoàng. Tuy nhiên lý luận này vẫn vấp phải một số thiếu sót. Năm 1916, Albert Einstein đưa ra thuyết tương đối, mô tả sự tồn tại của chúng ta trong thế giới này. Về sau, khi phát hiện sự bành trướng của gia tốc vũ trụ, các nhà khoa học đối chiếu với lý luận của Einstein để tiến hành điều chỉnh lý luận đó một lần nữa. Vậy nên có thể thấy rằng, ngay cả những lý luận cơ bản nhất của vật lý cũng không ngừng biến đổi, hơn nữa đến hiện tại không ai có thể nói được tuyệt đối, không thể khẳng định những nguyên lý đó sẽ không thay đổi nữa, vậy làm sao có thể đưa nó trở thành một chân lý vĩnh cửu được? Hơn nữa việc này lại càng không liên quan đến khoa học về nhân thể người cùng các lĩnh vực vi quan, cũng không có lý do gì để có thể nhận xét cái gì là mê tín hay không mê tín.
Khoa học không ngừng phát triển, vậy nên chúng ta cũng đứng trên giác độ của khoa học để đối đãi. Không thể coi nó như một chân lý tuyệt đối. Mọi người hãy lý trí suy nghĩ một chút xem, “Tôn sùng khoa học” là loại khoa học gì? Các nhà khoa học có đưa ra được định nghĩa “mê tín” và chứng minh mê tín là phản khoa học không? Đây là một câu hỏi không có lời giải đáp. Vậy thì tại sao nhiều người lại tôn sùng khoa học, bài xích mê tín như vậy? Đây chính là do hấp thụ nền giáo dục không chính thống lâu dài tạo thành, chứ không phải do bản thân chủ động nhận thức nên. Bắt đầu từ tiểu học, thầy cô nói, cha mẹ nói, những đứa trẻ liền cho rằng đây là một đáp án chính xác. Sau này khi trưởng thành, người làm khoa học chân chính rất ít, nếu không phải làm khoa học thì cũng không minh bạch được khoa học là gì; không phải nhà lý luận vật lý thì cũng ít ai hiểu rõ về vấn đề này.
Không gian khác thực sự có tồn tại, trong không gian khác cũng có các loại sinh mệnh giống nhau cùng tồn tại. Đặc biệt, dựa trên nhiều nghiên cứu khá thịnh hành về cái chết, dùng thôi miên và những thủ pháp khác phát hiện được linh hồn của chúng ta không thực sự chết đi, xác thực khách quan có tồn tại luân hồi chuyển sinh, các bạn có thể thấy rất nhiều báo cáo tương tự trên mạng internet.
Hiện tượng “tái sinh người”
Gần đây tại Hồ Nam, Trung Quốc phát hiện một báo cáo: Theo tin tức của đài Hoài Hóa đưa tin, huyện tự trị dân tộc Động đang tiến hành tìm hiểu bí mật về hiện tượng “Tái sinh người” ở thôn Bình Dương, huyện Bình Dương. Thôn nằm tại ranh giới giữa Hồ Nam và Quảng Tây, vậy nên người ngoài rất ít đặt chân vào khu đất kỳ bí này. Ở đây xuất hiện một quần thể “người tái sinh”, họ tự xưng là thông qua đầu thai mà chuyển sinh đến kiếp này, cũng lại nhớ rất rõ những chuyện xảy ra của kiếp trước.
Báo cáo kết quả kỳ lạ về “người tái sinh” đã có từ thời cổ đại, một vị quan viên ở huyện Bình Dương nói: “Trước đây hiện tượng này có tồn tại, nhưng không ai đi sâu vào nghiên cứu hay phân tích nó. Cho dù chúng tôi không thể dùng khoa học nghiên cứu vì sao lại có chuyện này, nhưng nó lại vô cùng phổ biến. Huyện Bình Dương có 7,800 người, theo khảo sát về hiện tượng tái sinh này, chúng tôi thống kê có khoảng 100 người như vậy, có 100 người là người tái sinh.”
Lịch sử Trung Hoa cổ đại có rất nhiều trường hợp luân hồi chuyển sinh, trong đó có rất nhiều người nổi tiếng, như Tô Đông Pha, Cố Phi Hùng, Dương Hỗ, Hoàng Đình Kiên, Vương Dương Minh… Chỉ từ năm 1949 về sau này, sau khi bị thống trị bởi chủ nghĩa vô Thần luận, con người không còn tin vào thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, cho đều là mê tín, không tin.
Cho đến nay, thuyết tiến hóa của Đác-uyn trên cơ bản vẫn không có chứng cứ xác thực quá trình từ vượn tiến hóa thành người. Trước kia chúng ta học trên sách vở về hóa thạch của người vượn tại Bắc Kinh, đều chứng minh được là sai; trái lại rất nhiều những sự tích trước và nay trong tôn giáo đều chứng thực là có tồn tại.
Khoa học và Thần học không xung đột với nhau
Nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Newton, Maxwell, Einstein… đều là các tín đồ tôn giáo, hơn nữa nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel trước đây cũng đều tôn kính Thần Phật hay Chúa trời. Họ cho rằng khoa học và Thần học (bổ sung thêm lý thuyết không gian) không hề xung đột. Newton cùng các nhà khoa học khác đều thừa nhận thành tựu khoa học là do Thần dẫn dắt mới có – báo cáo về chuyện này trên mạng internet có rất nhiều, các bạn có thể tham khảo. Kỳ thực, Phật, Đạo, Thần chính là sinh mệnh cao cấp tại tầng thứ trong không gian khác, trên giác độ khoa học chân chính mà giảng, thì Phật, Đạo, Thần mới là những nhà khoa học chân chính nhất.
Lục đạo luân hồi của phương Đông, thiên đường địa ngục của phương Tây… kỳ thực đều là giảng sự tồn tại của không gian khác. Vậy vì sao mọi người đều cung kính Phật, Đạo, Thần? Tìm trong những văn tự cổ xưa và nay cũng không khó để thấy các bậc giác giả ở cõi người giảng xuất lai đạo lý siêu việt thời không của nhân loại. Xưa có “Luận ngữ” của Khổng Tử, “Đạo đức kinh” của Lão Tử, những điển tích trong Phật giáo, đặc biệt ngày nay, cuốn “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Đại Pháp (môn tu luyện thượng thừa của Phật gia) đã hé mở toàn bộ bức màn bí mật của nhân loại, con người, thời không và vũ trụ. Hơn 114 quốc gia trên thế giới có hàng trăm triệu người theo tập, không chỉ phương Đông, mà gồm cả phương Tây. Đó chính là hướng cho con người quay trở lại con đường chân chính, và cho biết mục đích ý nghĩa nhân sinh cuộc đời là gì.
Phật gia giảng từ bi, Đạo gia giảng phản bổn quy chân, Thiên Chúa giáo giảng nhân ái… Vì vậy, nếu muốn thoát khỏi lục đạo luân hồi, thì đối với tín ngưỡng vào Thần Phật chính là tự đốc thúc bản thân và làm theo lời giảng của Họ. Nếu chân chính làm được như vậy sẽ có hy vọng thành công. Mặt khác, con người muốn sống hạnh phúc thì cần tích đức, vì có đức sẽ có phúc báo, bởi lẽ “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” chính là nhận thức cơ bản nhất mà Thần Phật cho nhân loại biết khi làm người.
Trước đây rất nhiều người đi chùa lễ Phật, có người là vì muốn tu luyện để được giải thoát, có người là vì kính ngưỡng sự vĩ đại của Thần Phật, cũng có người là vì đau khổ trong cuộc sống, biết được khổ nạn sinh ra đều do bản thân trước kia làm điều xấu mà thành báo ứng. Họ đều hướng tới Thần Phật mà xám hối, phát thệ tự mình sửa chữa, tu cải, hy vọng Thần Phật sẽ giảm bớt thống khổ mà mình đang chịu đựng.
Nhưng hiện tại, đại đa số những người lên chùa là để tiêu trừ bệnh tật, mong muốn cầu tài, thăng quan, tiến chức mà cúng bái Thần Phật, chứ không phải muốn tu sửa bản thân sau những việc xấu đã làm. Họ cho rằng quyên tiền, thắp hương cúng bái thì Phật sẽ ban phước cho họ. Nhưng Thần Phật có cần những thứ đó của nhân loại không?
Cho dù thế nào, từ xưa tới nay, đối với những ai có tín ngưỡng chân chính và thuần khiết nhất vào Thần Phật thì đều được mọi người tôn kính. Nhưng tại Trung Quốc hiện tại, không chỉ không tôn kính Thần Phật, mà khi nói đến còn thấy tức cười, kỳ thực bất quá chỉ là vì suốt mấy chục năm họ bị chính trị tẩy não, thêm lên đó là học thuyết vô Thần luận. Thật đáng thương biết nhường nào!
Minh Minh
Xem thêm: