Đại Kỷ Nguyên

Con người thực sự biết được gì trong vũ trụ bao la, vô hạn này?

“Không thể cùng ếch ngồi đáy giếng mà luận bàn về biển cả, không thể cùng côn trùng mùa hè mà bàn luận về băng tuyết mùa đông…”

Truyện ngụ ngôn: Con kiến và chuồn chuồn

“Rẽ trái, rẽ trái, rẽ trái, rồi rẽ trái…”, trong chiếc khung gỗ có diện tích 1m2 là một anh Kiến đang vui vẻ bò tới bò lui. Lúc ấy Chuồn Chuồn bay ngang qua đó, thấy làm lạ bèn hỏi Kiến rằng: “Này anh bạn, anh đang làm gì đấy? Sao anh cứ bò hoài trong cái khung ấy nhỉ?”. 

(Ảnh: pinterest.com)

“Gì cơ? Ra ngoài á?”, Kiến mở to mắt tỏ vẻ ngạc nhiên nói: “Lẽ nào ngoài cái khung này còn có chỗ để bò hay sao?”. 

Chuồn Chuồn nói: “Thế giới này rộng lớn lắm. Từ khi anh sinh ra cho tới khi chết đi, nếu anh cứ mãi bò theo một hướng thì cũng không đến được tới bờ bên kia của thế giới đâu. Mà anh biết không, ngoài kia còn có đại dương bao la, có bầu trời sao bất tận, cho dù có dùng hết cả đời này của tôi, tôi cũng không thể bay khỏi thế giới này”.

“Ha… ha… ha! Ông anh thật nực cười quá!“. Kiến không nhịn được nói rằng: “Chẳng lẽ tôi lại không hiểu thế giới này hay sao? Một kẻ đầy trí tuệ như tôi đây, một ngày tôi có thể bò được hàng trăm hàng nghìn lượt vòng quanh thế giới, sao anh lại có thể dùng hết cả đời cũng không bay đến bến bờ của thế giới được? Vậy thì đừng nói chi tới biển rộng hay là bầu trời sao!”.

Chuồn Chuồn nói: “Sao anh không thử bò ra mà tự mình chiêm nghiệm? Vượt qua khỏi cái khung chật hẹp ấy thì anh có thể nhìn thấy thế giới bên ngoài rồi. Lúc đó anh sẽ trải nghiệm được sự vô hạn là như thế nào, tự do là như thế nào”.

Kiến khinh khỉnh nói:

“Tự do ư? Vô hạn ư? Anh biết thứ gì gọi là tự do, gọi là vô hạn không? Trong thế giới này của tôi, mọi thứ đều tự do không gì sánh nổi. Tôi có thể bò tới bò lui, cũng có thể bò ngang bò dọc, tôi còn có thể bò thành bất cứ hình thù nào, dù là có quy tắc hay không có quy tắc.

Tôi đã đo được 4 góc của thế giới đều là 90 độ, diện tích của thế giới là 1m2. Tôi còn phát hiện rằng thế giới là do bùn đất và đá dăm cấu thành, tận cùng của thế giới là một bức tường làm bằng gỗ cao lớn và kiên cố. Còn anh, người anh em, anh thì biết gì về thế giới nào???”

(Ảnh: pinterest.com)

Chuồn Chuồn thở dài: “Thế giới của anh thực ra chỉ là một nhà tù. Tôi chỉ cho anh tri thức thực sự, vậy mà anh lại dùng những thứ trong cái khung hạn hẹp của mình mà đo lường!”. Chuồn Chuồn nói xong bèn bay đi.

Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta rằng, nếu cứ ôm giữ mãi những kiến giải hạn hẹp, người ta sẽ khó mở lòng để đón nhận tri thức mới. Kiến thức của con người quá nhỏ nhoi hữu hạn, trong khi chân lý vũ trụ lại rộng lớn vô cùng. Một chút kiến thức bản thân tích luỹ được, suy cho cùng, vẫn chỉ là mảnh ghép nông cạn trong biển trời bao la của chân lý mà thôi.

Ước mơ khám phá vũ trụ của con người

Trong một cuốn sách của Trang Tử, có câu chuyện kể về cuộc đối thoại giữa Bắc Hải Long Vương và thần sông Hoàng Hà. Vị thần sông khăng khăng cho rằng chẳng gì có thể sánh được với con sông mà mình đang cai quản cho tới khi ngài tận mắt thấy được sự bao la của biển cả. Lúc ấy, Bắc Hải Long Vương đã phải thốt lên rằng:

“Quả thật, không thể cùng con ếch ngồi đáy giếng mà luận bàn về biển cả; không thể cùng côn trùng mùa hè mà bàn luận về băng tuyết mùa đông; cũng không thể cùng anh học trò chốn thôn quê hẻo lánh mà bàn luận về đạo lý cho được”.

Ngày nay, những người theo thuyết vô Thần cho rằng khoa học là chân lý tối cao mà phản đối tín ngưỡng về Thần Phật. Nhưng phải chăng chính quan điểm “vô Thần luận” ấy mới là cái bọc đang phong bế chúng ta khỏi chính lý của vũ trụ này? Và nếu nhìn lại, những nhà khoa học tiên phong, những danh nhân được coi là “cha đẻ của khoa học hiện đại” lại là những người sinh ra trong tín ngưỡng và tuyệt đối tin vào Thần.

Các khoa học gia vĩ đại như: Isaac Newton, Albert Einstein, Nicolaus Copernicus, Galileo Galilei, v.v… đều thừa nhận họ là những tín đồ tôn giáo, cho rằng thế giới này là kiệt tác của Thần và đang chờ đợi được khoa học phát hiện và chứng thực…

Einstein từng nói: “…vào mấy nghìn năm trước, chúng ta chưa thể chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử, nếu như tùy tiện kết luận rằng hạt nhân nguyên tử không tồn tại, chẳng phải chúng ta đã phạm sai lầm to lớn hay sao?”.

Sau đó Einstein khẳng định rằng ông tin vào Thần: “Vì vậy, khoa học hôm nay không thể chứng minh được sự tồn tại của Thần, là bởi khoa học vẫn còn chưa phát triển đến trình độ đó, chứ không phải là Thần không tồn tại”.

Einstein: “… khoa học không chứng minh được sự tồn tại của Thần, là bởi khoa học chưa phát triển đến trình độ đó, chứ không phải là Thần không tồn tại”. (Ảnh: khoahoc.tv)

Còn Newton, người được coi là “cha đẻ của vật lý học cận đại”, lại là người có niềm tin mạnh mẽ vào Chúa Trời.

Newton trước sau tin chắc rằng: “Thượng Đế mới chính là chủ nhân thật sự sáng tạo nên hệ Mặt trời vô cùng tinh xảo này”.

Ông đã dành gần 50 năm cuối đời để nghiên cứu Kinh Thánh và đã để lại cho hậu thế cuốn bản thảo đồ sộ “Mật mã Kinh Thánh” – công trình mà đối với ông là quan trọng hơn cả phát hiện về lực vạn vật hấp dẫn. Ông bày tỏ:

“Từ trật tự kỳ diệu của các thiên hệ, chúng ta không thể không thừa nhận rằng chúng được tạo nên bởi những sinh mệnh cao cấp toàn trí toàn năng. Vạn sự vạn vật dù là vô cơ hay hữu cơ trong vũ trụ đều là từ trí huệ toàn năng của những vị Thần tạo nên. Người bao quát hết thảy, đại trí đại huệ; Người hiện hữu trong đại thiên thế giới sắp xếp có trật tự, bao la vô tận, tất cả đều theo chỉ ý của Người mà sáng tạo vạn vật, vận hành vạn vật, rồi đem sinh mệnh, hơi thở, vạn vật cấp cho con người; cuộc sống, động tác, tồn lưu của chúng ta, đều thuộc về Người. Vạn vật trong vũ trụ, tất nhiên là có một vị Thần toàn năng đang điều khiển và khống chế hết thảy. Dùng kính viễn vọng để tìm đến tận cùng, tôi đã nhìn thấy dấu vết của Thần”.

Newton: “Dùng kính viễn vọng để tìm đến tận cùng, tôi đã nhìn thấy dấu vết của Thần” (Ảnh: Youtube)

Thực tiễn cũng chứng minh rằng, khoa học không phải là chiếc gậy vạn năng. Cùng với những thành tựu công nghệ, khoa học còn gây ra nhiều nguy cơ đe dọa đến cuộc sống của con người. Như vậy, khoa học chỉ là một biện pháp để tìm đến chân lý chứ không phải toàn bộ chân lý.

Giống như con kiến cần ra khỏi chiếc khung gỗ chật hẹp, con ếch phải vượt khỏi cái giếng đã giới hạn nó, thì con người cũng cần bứt phá khỏi những kiến giải cố hữu trong khoa học, mới có thể đến gần hơn chân lý của vũ trụ này…

Hồng Liên 

Exit mobile version