Đại Kỷ Nguyên

Cự phú Đào Chu Công nhìn người biết mệnh, cười trước kết cục của con trai mình

Phạm Lãi (Đào Chu Công) có thể nhìn người biết thiên mệnh, nhưng có một chuyện mà ông ấy không thể đảo ngược, đó là vận mệnh của đứa con trai thứ hai của ông. “Sử ký – Việt Vương Câu Tiễn thế gia” có một đoạn ghi chép đầy thần thái, khiến người đọc không khỏi trầm tư.

Phạm Lãi phụng sự Việt Vương Câu Tiễn, tận lực phò tà Câu Tiễn trong hơn 20 năm, vì Việt Vương mà mưu hoạch kế phục quốc, lao tâm lao thân, cuối cùng diệt được nước Ngô, Câu Tiễn hiệu lệnh Trung Quốc, xưng bá thiên hạ, phong cho Phạm Lãi làm thượng tướng quân.

Phạm Lãi có tài nhìn người, trong thâm tâm ông biết rõ dưới trướng của Câu Tiễn khó có thể yên ổn, liền xin từ quan, sau đó lặng lẽ lên thuyền rời khỏi đất Việt. Ông nói với tướng quốc Văn Chủng, Câu Tiễn “khả dữ cộng hoạn nạn, nhi bất khả cộng xứ lạc”, ý tứ là, với Câu Tiễn, chỉ có thể cùng chung hoạn nạn, nhưng không thể cùng chung hưởng, khuyên Văn Chủng hãy rời đi, nếu không sẽ chiêu mời họa sát thân. Văn Chủng không để tâm, sau đó đã thực sự bị Câu Tiễn ban cho cái chết. Phạm Lãi đến nước Tề, biến tên cải họ thành Si Di Tử Bì, làm ruộng ven biển, mấy cha con khổ công hợp lực sản xuất, chỉ qua mấy năm đã tích lũy được chục vạn tiền.

Ông đến nơi nào cũng đều thành danh. Tề vương nghe nói ông có tài đức, liền chiêu mời ông làm tướng. Phạm Lãi thở dài nói: “Cư gia tắc trí thiên kim, cư quan tắc chí khanh tướng, thử bố y chi cực dã. Cửu thụ tôn danh, bất tường.”, ý nói bản thân ông, tại nhà sản xuất có thể kiếm được bộn tiền, làm quan thì đến chức khanh tướng tối cao, đây đã là đạt đến trình độ cao nhất của người xuất thân bình dân. Ông cho rằng việc hưởng mãi chức danh tôn quý là không cát tường, do đó liền trả lại ấn tướng, tận tán gia tài, phân phát cho bạn bè tri kỷ và những người trong làng, bản thân mang theo bảo vật quan trọng, cả nhà lại theo đường nhỏ lặng lẽ rời đi. 

Họ đi đến Đào Sơn (tại Tề Châu Bình Âm huyện đông) và định cư ở Sơn Nam. Ông coi nơi đó là mảnh đất thiên hạ hội tụ, tứ thông bát đạt, là cứ điểm tốt để buôn bán làm giàu. Tại Đào Sơn, ông tự xưng là Đào Chu Công, một mặt làm ruộng chăn nuôi, một mặt đợi thời cơ buôn bán vật phẩm, thu lợi nhuận mười phần lấy một. Chẳng bao lâu, ông đã tích lũy được ức vạn tiền.

Phạm Lãi rời khỏi nước Việt, đổi tên thành Đào Chu Công ở Đào Sơn, sinh sống bằng thương mại, tích lũy ức vạn tiền. (phạm vi công cộng)

Tại đất Đào, Chu Công sinh được một cậu con trai út. Khi con trai út thành niên, con trai thứ của Chu Công đã giết người và bị tù giam ở nước Sở. Ông nói: “Sát nhân lẽ ra phải chịu án tử, nhưng, tôi nghe nói ‘thiên kim chi tử bất tử dữ thị’ (con nhà giàu không chết nơi đông người vãng lai).”

Vì vậy, Chu Công bảo con trái út đi cứu anh trai thứ hai. Ông chất đầy một nghìn dật vàng (tương đương 2 vạn lượng vàng) vào hành trang và đặt lên xe bò. Vừa định gọi cậu út đi bàn chuyện thì con trai cả đến bên xe bò, kiên quyết thỉnh cầu cha cho đi cứu em.

Chu Công dứt khoát từ chối. Con trai cả bèn nói: “Trưởng nam ở nhà gọi là ‘gia đốc’, chính là quản gia, hiện tại em con mắc tội, cha không phái con đi, mà lại kêu em út đi, như không có con vậy.” nói rồi liền bảo muốn tự sát. 

Lúc này, người mẹ đứng bên rất lo lắng, vội vàng nói: “Hiện tại phái con trai út đi, biết có thể khiến con trai thứ thoát chết hay không, nhưng lại khiến con trai cả chết vô ích, sao lại làm thế này?”

Chu Công không còn cách nào khác, đành phái trưởng nam đến nước Sở để giải cứu em trai. Đào Chu Công đã viết một bức thư và bảo con trai cả mang đến tìm Trang Sinh, người quen cũ của ông, và nói với cậu: “Khi con đến đó, hãy để ngàn vàng tại nhà của Trang Sinh, làm gì hãy nhất nhất theo lời ông ấy bảo, phải vô cùng thận trọng, không được có tranh chấp gì với ông ấy.” Trưởng nam xuất phát, mang theo ngàn vàng mà cha đã chuẩn bị cẩn thận trên xe bò, ngoài ra, còn mang theo vài trăm lượng để đi đường.

Khi đến nước Sở, cậu tìm thấy nhà của Trang Sinh ở ngoài tường thành, là một hộ nghèo, bụi gai và cỏ dại mọc đầy trong vườn. Theo chỉ dẫn của cha, người con trai cả giao thư và vàng cho Trang Sinh. Trang Sinh nói: “Cậu mau mau rời đi, dứt khoát đừng lưu lại đây! Đợi đến khi em trai được phóng thích, nhất thiết không được hỏi nguyên do.” Sau khi cậu ta rời đi, Trang Sinh không dùng mà cất số vàng đó đi, lại dùng vài trăm vàng của chính mình hiến cấp quý nhân đương quyền chấp chính của nước Sở đến giúp ông. 

Mặc dù Trang Sinh sống trong hẻm nghèo, toàn bộ nước Sở, từ vua Sở cho đến người dân, đều kính ngưỡng sự liêm khiết của ông, tôn ông như một người thầy. Hôm đó, lão đại Chu Công có tặng một ngàn dật vàng, nhưng ông không có ý định nhận, chỉ muốn lưu lại số vàng làm bằng chứng thủ ước, để đối phương yên tâm, đợi đến khi sự thành sẽ trả lại cho Chu Công. Ông chỉ vào bọc vàng và nói với vợ: “Đây là vàng của Chu Công, đừng động đến nó, muốn chữa bệnh thì có thể dùng tạm, nhưng sẽ phải hoàn trả lại.” Thế nhưng, trưởng nam nhà Chu Công không biết tâm ý của tiên sinh Chu Công, nghĩ ông ấy cũng như người khác, không có gì khác biệt.

Trang Sinh chờ một vài ngày sau, liền tiến vào cung gặp Sở Vương, nói: “Thần bẩm cáo đại vương, thiên hạ có tinh tú xuất hiện một số hiện tượng đặc trưng, có hại đối với nước Sở”

Sở Vương vô cùng tín nhiệm Trang Sinh, liền hỏi ông: “Vậy hiện tại cần làm gì mới tốt?” 

Trang Sinh trả lời, “Chỉ có tu đức mới giải trừ.”

Sở Vương đáp: “Được rồi, quả nhân biết làm thế nào, thì hãy thực hành.” Tiếp theo, vua Sở sai sứ đi niêm phong kim khố.

Ngày hôm sau, quý nhân nước Sở nói với con trai cả của Chu Công, rằng: “Đại vương sắp đại xá.

Trưởng nam của Chu Công hỏi ông: “Làm sao ông biết được?”

Vị quý nhân nói: “Mỗi khi đại vương sắp đại xá, luôn niêm phong kim khố để đề phòng trộm cắp (đề phòng những kẻ lợi dụng lệnh đại xá để trộm ngân khố). Đêm qua Sở vương sai sứ đến niêm phong kim khố.”

Khi con trai cả của Chu Công nghe vậy, trong tâm nghĩ rằng nếu đại xá thì em trai mình cũng sẽ được đại xá, vậy thì ngàn vàng quý giá kia là biếu không cho Trương Sinh! Do đó cậu ta liền đến nhà Trương Sinh.

Khi Trương Sinh nhìn thấy cậu ta, ông đã rất ngạc nhiên và nói: “Cậu tại sao còn chưa rời đi?” Con trai cả của Chu Công nói: “Đúng vậy! Tôi ban đầu đến để cứu em trai tôi, nhưng hiện tại em trai tôi sắp được đại xá, vì vậy tôi đến để từ biệt ngài.” Trương Sinh biết chân ý của cậu ta nên nói: “Cậu hãy tự mình vào phong lấy vàng.” Trưởng nam của Chu Công liền vào phòng cầm lấy vàng và rời đi, trong lòng hân hoan, vui mừng khôn xiết.

Việc trưởng nam của Chu Công không tín nhiệm mình, khiến Chu Công cảm thấy bị phản bội. Ông mang theo nỗi nhục bất kham, lại vào diện kiến Sở Vương, muốn xoay chuyển tình thế.

Trương Sinh nói với Sở Vương: “Thần trước đây đã nói với ngài rằng xuất hiện một họa tượng, Đại Vương nói cần lấy tu đức để hồi báo. Hiện tại khi thần ra ngoài, tứ xứ đều nói, con trai của đại phú ông đất Đào giết người bị giam trong ngục của Đại Vương, người nhà ông ta mang tiền đến mua chuộc Đại Vương, sở dĩ Đại Vương muốn đại xá thiên hạ không phải là vì lo lắng cho người dân, mà là vì duyên cố với Chu công tử.”

Sở Vương đại nộ, nói: “Quả nhân không có đức hay sao, sao có thể vì duyên cố với Chu công tử mà thí huệ!” theo đó Sở Vương lập tức hạ lệnh xử tử con trai của Chu Công theo pháp luật, cách một ngày sau đó mới ban hành lệnh ân xá.

Cuối cùng, trưởng nam của Chu Công đã trở về nhà cùng với thi thể em mình. Khi về đến nhà, mẫu thân và người dân địa phương rất bi thương vì người đã chết, duy chỉ có một mình Chu Công là cười. Ông nói:

“Tôi biết cậu cả sẽ khiến cậu thứ bị giết chết! Cậu ta không phải là không yêu em trai mình, nhưng cậu ta nhẫn không được cái chấp. Đó là bởi vì cậu ta khi còn nhỏ ở với tôi tại nước Việt, đã tận mắt chứng kiến ​​nỗi khổ của tôi, và thân chinh trải qua gian khổ đó, do đó buông không được khi phải tiêu tiền. Về phần con út, sinh ra ở đất Đào, cả đời chỉ thấy một người cha giàu có, nửa đời cưỡi xe tốt đuổi thỏ rừng, sung túc nhàn nhã, còn chẳng biết tiền tài từ đâu mà tới, cố nhiên tiêu tiền không bận tâm, không hối tiếc. Vài ngày trước, tôi đã muốn gọi thằng út đi cứu anh, chính là vì chuyện cậu ta có thể vứt bỏ tiền tài. Còn thằng lớn thì không thể buông bỏ tiền tài, do đó cuối cùng đã giết em trai mình, chuyện này là kết quả phát triển tự nhiên, không cần bi thương! Tôi đã ngày đêm chờ đợi tang sự này.”

Vận mệnh cho thấy sự an bài quanh co phức tạp, hiển hiện sự phát triển tự nhiên có trật tự của sự việc, hiện thực hậu quả tự làm tự nhận. Đúng như trong câu chuyện Trang Sinh đã nói, chỉ có tu đức mới có thể cải mệnh!

Tác giả Dung Nãi Gia, Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version