Cuộc thi Võ thuật truyền thống thế giới lần thứ 7 năm 2022 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) đã bắt đầu báo danh.
Kể từ cuộc thi đầu tiên vào năm 2008, cuộc thi võ thuật Tân Đường Nhân đã trải qua 13 năm. Trong sáu lần tranh tài vừa qua, 22 giải vàng Bảo Kiếm đã được trao, với tổng giải thưởng 272.300 USD.
Trên con đường quảng bá võ thuật truyền thống, cuộc thi võ thuật của NTDTV khẳng định sự kiên trì với võ thuật truyền thống, đã thổi bùng lên những hùng tâm hoài bão đang dần phai nhạt của các thế hệ võ thuật gia lão luyện một thời, kiên định quyết tâm hoàn thành sứ mệnh truyền thừa của thế hệ trung niên, vì những võ sinh trẻ tuổi mà chỉ ra phương hướng tương lai, cũng thu hút ngày càng nhiều những người đồng lộ quy tụ lại với nhau, cộng đồng dần dần khôi phục võ thuật truyền thống đã bị thất lạc.
Nhân dịp khai mạc Giải Võ thuật lần thứ 7 năm 2022, trong bài viết này chúng tôi xin điểm lại một chút về 6 kỳ thi đấu trong quá khứ, mong rằng sẽ có thêm nhiều nhân sĩ trong giới võ thuật và những người yêu thích võ thuật cùng tham gia hoằng dương võ thuật truyền thống và tỏa sáng võ đức Trung Hoa.
Võ thuật truyền thống là văn hóa Thần truyền
Mở ra “Cuộc thi võ thuật truyền thống Trung Hoa thế giới NTDTV” năm 2022, mục đích đầu tiên của cuộc thi được nêu rõ: “Cuộc thi nhằm kế thừa và phát dương võ thuật truyền thống, hoằng dương võ đức, và phục hưng văn hóa thần truyền Trung Hoa.”
Từ “Võ thuật” từ lâu đã thâm nhập nhân tâm. Tuy nhiên, khái niệm của mọi người đối với võ thuật hầu hết rất mơ hồ, thậm chí là sai lầm. Có người cho rằng võ thuật là một môn vận động thể dục để rèn luyện thân thể, có người cho rằng võ thuật là những kỹ thuật kỹ năng để chiến đấu, đánh trả, cũng có người cho rằng võ thuật dùng để khoa tay múa chân biểu diễn. Trên thực tế, võ thuật truyền thống chân chính không phải là một môn vận động thể dục, càng không phải là thứ võ thuật tân thời trăm hoa ngàn dạng để giải trí cho công chúng.
Võ thuật xuất hiện ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước, sớm nhất có thể bắt nguồn từ thời cổ đại khi Hoàng Đế sáng tạo ra vũ khí chiến đấu chống lại Xi Vưu, dùng võ để ngăn ác trấn bạo. Có một bộ phận thân pháp và thân hình của võ thuật đã phát triển thành vũ đạo, dùng để tế tự và lễ mừng.
“Chu Dịch – Hệ Từ” có ghi: “Cổ chi vũ chi dĩ tận Thần”, nghĩa là cổ nhân tận tâm kính Thần, đánh trống và khiêu vũ. “Lễ ký – Minh đường vị” có đoạn: “Miện nhi vũ đại vũ” – đại vũ là đề cập đến nhạc và vũ trong chiến thắng của Chu Vũ Vương trước Ân Trụ, cũng chính là, nếu nó được sử dụng để tuyên dương thiện ý, chẳng hạn như nghi lễ, tế lễ kính Thần, lễ mừng, thì nó là khiêu vũ, kết hợp với nhạc; nếu nó được sử dụng để chặn ác, thắng địch, biểu hiện vũ lực dũng mãnh và lực lượng, thì đó là võ.
Võ (武) và vũ (舞), nhất võ (vũ) lưỡng dụng, âm đồng chữ bất đồng (trong tiếng Trung 2 từ đều đọc là Wu), văn dùng là vũ đạo, võ dùng là võ thuật vào trận đối địch, một âm một dương, nhất văn nhất võ, âm dương cân bằng, chính phụ cân bằng, trí huệ bác đại tinh thâm của văn hóa Thần truyền uẩn hàm trong đó.
Võ thuật truyền thống chú trọng sư thừa chân truyền, không thể tùy ý cải động
Vào thời kỳ đầu, võ thuật truyền thống được gọi là võ thuật “chân truyền” hay võ thuật “sư truyền”. Nó kết hợp rất nhiều các nội hàm khác nhau như tu dưỡng đạo đức, kỹ pháp nghệ thuật, dưỡng sinh, cường thân, phòng vệ và cấm chỉ bạo lực. Vì vậy, võ thuật truyền thống vốn có phong cách và đặc điểm của các trường phái khác nhau, bất luận là nội gia quyền hay ngoại gia quyền, môn phái đều phi thường thanh tích minh bạch, mỗi môn mỗi phái đều tự có đặc sắc khác nhau. Bất cứ đệ tử bái sư học võ nào đều không thể được phép động đến thay đổi phong cách đặc điểm của môn phái, một khi đã cải biến, có thể không còn là công phu của môn phái đó nữa.
Trong lịch sử, học tập võ thuật là một việc vô cùng nghiêm túc, là để lâm trận chiến đấu. Đao quang kiếm ảnh trên chiến trường, chỉ hơi sai sót có thể dẫn đến bỏ mạng nơi sa trường, động tác võ thuật là qua thực chiến trên chiến trường, thiên chùy bách luyện mà thành, là hệ thống công pháp hoặc kết tinh trí huệ mà cổ nhân khi thực chiến mặt đối mặt với quân địch, do đó một chiêu một thức một chút cũng không thể cải động, nhờ đó mà đảm bảo những động tác này được truyền thừa ngàn năm bất biến.
Ngày nay, võ thuật không còn dùng để chiến đấu trên chiến trường nữa, mà là những màn biểu diễn quyền thuật, khí giới hoặc công lực các môn, nhất chiêu nhất thức đều hàm chứa trí huệ của cổ nhân và những ẩn bí huấn luyện công pháp của các môn phái, nhưng do bị tùy ý cải động và biên soán, dẫn đến nội hàm của nó đã tận thất mai một.
Có rất nhiều trường phái võ thuật Trung Quốc, trong thế giới võ thuật phi thường ít thấy. Theo thống kê, có hơn 300 loại quyền với “lịch sử rõ ràng, mạch lạc có thứ tự, phong cách độc đáo, thể hệ tự thành”. Một số học giả cho rằng các môn phái võ thuật Trung Quốc đa dạng là do sự khác biệt về địa lý, khí hậu và nhân văn giữa miền Bắc và miền Nam tạo thành.
Người miền Bắc cao to, có khí hậu lạnh, vì vậy hầu hết quyền thuật của miền Bắc khí thế hùng mạnh, đại khai đại hợp. Còn miền Nam có nhiều thủy vực, người miền Nam có vóc dáng thấp bé, do đó phong cách quyền số chỉnh thể nhiều khác biệt, giảng tàng phong tụ khí, thiện nghệ về thủ pháp biến hóa, do đó còn gọi là “Nam quyền Bắc thối” (Nam đấm Bắc đá).
Ngoài vô số trường phái và lý luận hoàn chỉnh, võ thuật truyền thống còn có huấn luyện tay không, cũng như dao, giáo, kiếm, gậy và các loại khí giới dài và ngắn, còn có nội công thổ nạp, cũng có ngoại công huấn luyện.
Võ thuật truyền thống giảng công phu, võ thuật tân thời là sản vật của “Đại nhảy vọt”
Võ thuật truyền thống Trung Hoa chú trọng môn phái và sư truyền, có rất nhiều môn phái, trong khi võ thuật tân thời thì ngay cả những động tác căn bản của võ thuật cũng không còn.
Trung Nguyên đại địa là bảo địa khởi nguyên của võ thuật truyền thống, trải qua hàng ngàn năm tuế nguyệt thay phiên, sự phát triển của võ thuật truyền thống thời kỳ Minh Thanh đã đạt đến đỉnh thịnh. Tiếp đến thời Trung Hoa Dân Quốc, các võ sư nội ngoại và các môn các phái đều có sự kế thừa và phát triển rộng rãi. Các môn phái võ thuật tụ hội đông đúc, nhiều như phồn tinh, mà mỗi gia mỗi phái đều có một bộ hệ thống, lý luận và bài bản hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ cướp chính quyền, võ thuật cũng giống như các đặc thù văn hóa truyền thống khác của Trung Hoa, bị coi là “Tứ cựu”, và trong các cuộc vận động hết lần này đến lần khác, đã bị phá hoại một cách toàn diện và có hệ thống.
Võ thuật tân thời – sản vật của “Đại nhảy vọt”
Trong thời kỳ “Đại nhảy vọt” năm 1958, võ thuật cũng bị yêu cầu phải “Đại nhảy vọt”, vì vậy bộ môn hành chính liền “tăng gia” một số động tác vũ đạo ưu mỹ và sôi sục có độ khó cao vào trong động tác của võ thuật truyền thống, liền thành cái gọi là võ thuật tân thời, cũng xưng võ thuật tự tuyển, võ thuật cạnh tranh hoặc võ thuật mô hình.
Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, sự phá hoại đối với võ thuật truyền thống càng triệt để hơn. Động tác của các môn các phái bị trộn lẫn với nhau, chọn vài động tác của môn này, chọn vài động tác của phái kia, động tác khiêu vũ, động tác thể dục, động tác tạp kỹ, thể thao nghệ thuật phương Tây, toàn bộ hỗn tạp với nhau, gọi là “lấy sở trường của chúng gia”.
Cái gọi là “võ thuật tân thời”, thậm chí ngay cả các động tác cơ bản của võ thuật cũng không còn, chỉ còn lại cái danh “võ thuật”.
“Võ thuật tân thời” cường điệu độ khó và đẹp mắt, vì vậy lấy các động tác thể thao, kinh kịch, thậm chí cả động tác múa ba-lê đều đưa vào; Vì để gia tăng độ khó, liền đưa thêm các động tác tạp kỹ, còn dám nói hoa mỹ: “Cổ vi kim dụng, dương vi Trung dụng” (dùng cả cổ kim, dùng cả Trung – Tây).
Thứ “võ thuật tân thời” phiêu tân lập dị, đã trở thành vừa như vũ đạo, vừa như thể thao, động tác lạ mắt đa biến, nhưng nó chỉ là thứ hoa chân múa tay rỗng tuếch, cường điệu hóa kỹ năng, nhưng không có tính thực dụng, càng không có bất kỳ nội hàm gì. Võ thuật tân thời chỉ giống như vận động, thể thao mỹ thuật.
Lý Hữu Phủ, một chuyên gia võ thuật truyền thống Trung Hoa danh tiếng, cho biết, “võ thuật tân thời” ngày nay, thậm chí ngay cả những động tác cơ bản của võ cổ truyền cũng không còn: “Chạy, nhảy, ném dao xoay trên không rồi bắt lại, đó hoàn toàn là những thứ của thể thao mỹ thuật phương Tây, người phương Tây một khi xem liền biết đó là những thứ của họ, làm sao bạn có thể quảng bá nó đây? Nếu cứ tiếp tục như vậy, thì võ thuật cổ truyền Trung Quốc sẽ không còn nữa, không có gốc, muốn vươn ra thế giới là vô cùng khó.”
Đối với một số tuyển thủ, lộ trình chiêu thức xem ra có vẻ như không cải động, nhưng họ cũng đi theo con đường của võ thuật tân thời. Ví dụ, có người luyện binh khí rất tốt, nhưng đao quá nhẹ, thương quá mỏng, Lý Hữu Phủ cho rằng, điều này chẳng qua là vì muốn tốc độ nhanh, liền đưa vào võ thuật tân thời, nhưng: “Võ thuật truyền thống không giảng nhanh, mà giảng công phu.”
Võ thuật truyền thống không chỉ sẵn có tính nghệ thuật, mà còn uẩn hàm nhiều nội hàm và tính thực dụng: vừa có thể dưỡng sinh kiện thân, vừa có thể khắc định phòng thân, ngoài ra, võ thuật truyền thống còn có nội hàm tu luyện, đặc biệt chú trọng võ đức.
Võ thuật tân thời không chỉ mất đi bộ phận tu luyện, bộ phận công phu trong nội hàm võ thuật truyền thống, mà thậm chí cả những giá trị kiện thân, dưỡng sinh đều thất lạc.
Rất nhiều người tập luyện võ thuật tân thời cho biết, do võ thuật tân thời quá chú trọng thể năng và triển hiện kỹ xảo, vì vậy, trong quá trình tập luyện và thi đấu, thân thể họ đã phải chịu tổn thương rất lớn.
Thí sinh người Pháp Gu Siwan, người lọt vào chung kết Cuộc thi võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới lần thứ 6 năm 2019 cho biết, anh từng tập luyện võ thuật tân thời ở Hoa lục, nhưng sụn chêm ở đầu gối của anh đã bị gãy, không thể luyện được, bước đi là đau, cuối cùng anh chuyển sang luyện võ thuật truyền thống dưỡng thân.
Sau khi cuộc thi Sơ khảo khu vực 3 Châu Á – Thái Bình Dương 2011 được công bố, trọng tài chính của cuộc thi, Lý Hữu Phủ, đã hướng về các thí sinh có mặt và nghiêm trang nói: “Tôi mừng cho các bạn được lọt vào danh sách, và đối với các bạn không qua được, tôi còn buồn hơn. Có người đã mang cả những thứ võ thuật tân thời trộn lẫn vào luyện, điều này làm hại bạn, tôi nói lời chân thành tự đáy lòng!”
Rất nhiều môn phái võ học cổ truyền với phong cách Bắc Nam khác biệt
Võ thuật cổ truyền Trung Quốc rất chú trọng môn phái và sư truyền, các môn phái rất nhiều, mỗi môn phái đều có lý luận và bài bản hoàn chỉnh, mỗi môn mỗi phái từ phong cách đến dụng pháp kỹ kích đều có đặc sắc riêng, và có sở trường riêng.
Các lưu phái võ thuật truyền thống có thể được phân thành hai đại hệ: “Quyền Bắc phương” và “Quyền Nam phương”. Người miền Bắc cao to, tính cách anh hùng, tung quyền thư triển đại phương, đấm và đá cùng coi trọng; quyền thuật miền Nam chủ yếu thiên về đấm, đá pháp tương đối ít, nên mới có câu “Nam quyền Bắc thối” (Nam đấm Bắc đá).
“Quyền phương Bắc” về thân pháp đặc biệt chú trọng “nhất thốn trường, nhất thốn cường” (dài hơn một tấc, mạnh hơn một tấc), trong kĩ kích thì chú trọng thì “thủ cước tề đáo phương vi chân”. Như trường quyền (Tra, Hoa, Bão, Hồng, Hóa), Đường Lang, Bát cực quyền, Thông Tí, Phiên Tử, Lục Hợp, Phách Quải, v.v.
Miễn nam có nhiều sông hồ, thực chiến võ thuật đa phần đều diễn ra trên thuyền, do đó cần chú trọng đến tính ổn định hạ bàn, đặc biệt chú trọng đến các đòn đánh áp sát, gọi là “nhất thốn đoản, nhất thốn hiểm” (gần thêm một thốn hiểm thêm một thốn), như Quảng Đông ngũ đại gia “Hồng, Lưu, Thái, Lý, Mạc”, Vịnh Xuân, Kim Ưng, Nam phái Đường Lang v.v.
Mỗi môn phái đều có những đặc điểm riêng. “Thông Tí Quyền” lấy kính đạo thông đạt sống lưng toàn thân, chú trọng cả kĩ kích và dưỡng sinh; “Đương Lang Quyền” có thủ pháp tỉ mỉ, thân pháp linh xảo đa biến, mạnh mẽ trong thực chiến; “Bát Cực Quyền” phong cách cương mãnh cổ phát, được thừa tác đoản quyền bá vương; “Vịnh Xuân Quyền” về kỹ kích không trực tiếp đánh đối thủ, mà dùng mượn lực sai lực, mượn lực miễn lực, liên tiêu đái tả, chú trọng những nội hàm võ học như lai, lưu, khứ, tống v.v.
Không chỉ vậy, trong võ thuật truyền thống, cùng một môn quyền cũng sẽ phát triển các phong cách khác nhau do địa khu khác nhau, chẳng hạn như Hình Ý Quyền, Hình Ý Quyền phái Hà Nam phong cách dũng mãnh hùng kiện, Hình Ý Quyền phái Hà Bắc thế thư triển ổn kiện, Hình Ý Quyền phái Sơn Tây lại khẩn thấu tinh xảo.
Hơn nữa, so với võ thuật truyền thống có nhiều môn phái, võ thuật tân thời do ĐCSTQ quảng bá có sự hỗn tạp các động tác của các môn các phái, khiến các môn các phái cũng tiêu biến.
Văn hóa truyền thống Trung Hoa luôn hướng đến tôn Đạo trọng Đức. Lão Tử nói: “Đạo sinh chi, Đức súc chi” (Đạo sinh ra vạn vật, Đức dưỡng dục vạn vật), vạn vật có đức ắt trường tồn, mất đức ắt diệt vong, mà võ đức chính là căn bản để tiếp nối và truyền thừa võ thuật, chính là thể hiện sự cộng đồng của đạo đức và võ nghệ.
Võ nghệ hàm chứa võ đức
Võ đức là gì? Từ võ ( 武 ), gồm từ chỉ (止), và từ qua (戈) , hai từ (止戈) là ngừng giao chiến, hội tụ lại thành từ võ, tức là dùng võ để ngừng ác hành thiện, võ đức chính là đức ngừng giao chiến.
Nếu người học võ mà võ đức không tốt, thì không chỉ gây thương tích cho người khác mà còn làm hại chính bản thân mình. Trong sách “Hình Ý Quyền phổ” do Hình Ý truyền nhân Bảo Hiển Đình viết, có ký thuật lại một số vị truyền nhân của Hình Ý tuy kỹ thuật có thành tựu, nhưng vì võ đức bất hảo mà chết yểu.
Mã Tam Nguyên, một truyền nhân của Hình Ý, tính cách trung trực, tuy công lực thâm hậu, nhưng dũng mãnh thích giao đấu, từng đánh gục hàng chục quyền sư xa gần, sau này ông ta bị mắc bệnh tâm thần, coi cái cây như người mà kích đả, vì thế mà chết sớm.
Một truyền nhân khác của Hình Ý, con trai của Trương Tụ, tên là Lão Cách Nhi, tuổi 15 đã võ nghệ cao cường, danh sách những quyền sư Hà Nam chết dưới kỳ quyền của cậu ta cứ dài ra, kết quả chưa đầy 20 tuổi, cậu ta đã chết yểu.
Hơn nữa, làm võ sư mà truyền võ nghệ cho những kẻ có tâm thuật bất chính thì cũng có thể tự chuốc họa vào thân.
Trong sách “Mạnh Tử: Ly lâu hạ” ghi lại rằng, có một người tên là Phùng Mông thời nhà Hạ, theo thầy Nghệ học bắn cung, sau khi học thành, anh ta trong tâm nghĩ: Người duy nhất trong thiên hạ có tiễn thuật (thuật bắn cung) cao minh hơn ta là lão sư Nghệ, chỉ cần giết được Nghệ, thì ta chính là thiên hạ đệ nhất. Vì vậy, Phùng Mông liền giết Nghệ. Đối với chuyện này, Mạnh Tử thuyết: “Nghệ cũng là người có tội”, Mạnh Tử cho rằng Nghệ đã sai lầm, ông ta không nên dạy võ nghệ cho Phùng Mông, một kẻ tiểu nhân vô đức bất nghĩa như vậy, kết quả lại dẫn đến họa sát thân.
Thể hội về võ đức của các tuyển thủ các nước
“Võ đức” là giá trị cốt lõi mà NTDTV đã nhấn mạnh kể từ phiên bản đầu tiên của Cuộc thi võ thuật (wushu), và nó cũng là trọng điểm của việc chấm điểm đánh giá.
La Quốc Duy, huấn luyện viên của phái Võ Đang Tùng Khê, nói rằng cuộc thi do NTDTV tổ chức khiến tất cả các tuyển thủ cảm thấy được tôn trọng, và cuộc thi đang chân chính tuyên dương võ đức – võ đức đối với người tập võ là vô cùng trọng yếu. Ông nói, rất nhiều lão võ sư xưa nguyện thà đem võ công mang xuống mồ, còn hơn truyền thụ cho người khác, đằng sau đó có ý nghĩa – nếu lấy võ công dạy cho người không có quan niệm đạo đức, thì cũng tương đương giúp kẻ xấu làm điều ác, trái lại hại chính họ. “Địch nhân tối đại của một cá nhân là chính bản thân anh ta, học võ không phải vì để vượt qua người khác, mà là cơ điểm tu luyện bản thân để vượt qua chính bản thân mình.”
Huấn luyện bản thân bỏ tâm tranh đấu
Trương Ngộ Nạp, một đệ tử đời thứ 13 của phái Võ Đang Huyền Môn Đan Trung Quốc, người đã giành chức quán quân đầu tiên của Nội Gia Quyền, bắt đầu học võ thuật từ năm 4. Anh nói, “Đương nhiên một khi bắt đầu, điều rất khó làm được là cần bảo trì không có tâm thái ‘muốn đoạt’. Tôi mỗi lần bắt đầu tham gia tỷ thí, tâm lý đều mang theo phức niệm ‘muốn chiến thắng’, nhưng rồi tôi phát hiện biểu hiện võ thuật của tôi cũng theo đó mà biến thành bất hảo. Sau này có một lần tôi nhận được huy chương bạc, tâm lý rất khó chịu, tôi nói bản thân tôi không thể như vậy, từ lần đó tôi tham gia tỷ thí liền nhất mực huấn luyện bản thân mình không nên có tâm tranh đấu.”
Sau hơn 30 năm tập võ, tôi đã học được thế nào là “nhẫn nại”
Tống Oánh, nhà vô địch nội dung nữ quyền năm 2009, cho biết bản thân sau hơn 30 năm tập võ, một trong những thu hoạch lớn nhất mà cô học được chính là “nhẫn nại”. “Khi làm việc gì cũng nhất định phải có thể nhẫn, đề cao cảnh giới bản thân. Người luyện võ, nhất định phải tu luyện thân tâm chính mình, điều quan trọng nhất là làm người không có võ đức thì không nên đi học võ.” Cô cười nói, bản thân cô trước đây đã từng có lúc gặp chuyện bất bình, vừa mới nghĩ đến động thủ, nhưng mà, liền khắc chế bản thân, tâm niệm không thể động thủ, không thể hại người.
Kỹ thuật càng cao, càng cần khiêm nhường
Huấn luyện viên của Đài Loan Tân Võ môn Lâm Chí Kiệt là người chiến thắng trong cuộc thi của NTDTV cho biết: “Từ nhỏ luyện tập võ thuật là để rèn luyện thân thể, cũng là hứng thú, sau khi đạt đến một trình độ nhất định, thì chính là tu hành. Cho đến hiện tại, những sở học của tôi về võ thuật chính là võ đức. Kỹ thuật càng tốt, càng cần phi thường khiêm nhường khi đối diện với mọi người. Sở ngộ then chốt tôi đạt đến là: kỹ thuật càng cao, càng cần khiêm nhường.”
Học được trí huệ khi đối mặt với sự bắt nạt
Đội của cha con Lưu Văn Hóa và Lưu Thượng Bằng đã giành được huy chương bạc và đồng trong nhóm quyền thuật nam năm 2009. Kể từ đó, cậu vẫn tích cực tham dự cuộc thi và trở thành một người bạn tốt của mọi người. Thượng Bằng bắt đầu học võ khi lên 9 tuổi, cha cậu đã không ngừng giáo hối: “Môn phái Bát Cực Quyền mà con luyện, phi thường có lực sát thương, trừ phi là chuyện liên quan đến sinh tử, con không thể xuất thủ.” Thượng Bằng thông minh luôn ghi nhớ trong tâm. Tuy nhiên, sau khi học trung học, Thượng Bằng vì biểu hiện thành tích học tập ưu việt, bị bạn bè đồng học đố kị mà không ngừng ức hiếp bắt nạt cậu. Thượng Bằng nhớ lời giáo huấn của cha, chỉ thống khổ nhẫn chịu, không hề đánh trả. Một lần cha cậu phát hiện trên thân Thượng Bằng có một vết thương, sau khi truy vấn mới biết Thượng Bằng trong trường học đã nhẫn chịu sự ức hiếp của bạn đồng học bao nhiêu năm. May mắn thay, Lưu Văn Hòa cũng là người tập võ có võ đức, ông đã nhẫn kìm cơn thịnh nộ và nỗi đau đối với Thượng Bằng, bình tĩnh suy nghĩ nên làm thế nào để ứng đối chuyện này, cuối cùng nhờ thiện niệm mà chuyện này đã kết thúc tốt đẹp.
Võ đức cao thượng của các tuyển thủ cuộc thi thể hiện ở khắp nơi, trên đây chỉ là lấy một vài ví dụ. Trong quá trình thi đấu mà quan sát, ma sát và học hỏi lẫn nhau, an tĩnh chuyên chú quan sát tuyển thủ diễn xuất tại trường thi cũng là một loại thể hiện của võ đức. Rất nhiều tuyển thủ đều biểu thị, đến cuộc thi của Truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), cảm giác rất được tôn trọng, trong quá trình thi được tận hưởng một bầu không khí lễ nghi, chu đáo, trang trọng và tường hòa.
Hội thi Võ thuật (Wushu) Tân Đường Nhân lấy “võ thuật truyền thống” làm cốt lõi, chú trọng kế thừa truyền thống và hoằng dương võ đức. Tuyển thủ cần là người thừa truyền môn phái võ thuật truyền thống, người thắng giải không chỉ là người thực sự có công phu truyền thống cao siêu, mà cần là người có võ đức cao thượng.
Hai chữ “công phu”, cũng uẩn tàng những câu chuyện từng điểm từng tích công phu huyết lệ của những truyền nhân trong quá trình truyền thừa của mỗi môn, mỗi phái, mỗi thời đại, có môn quy có tổ huấn, giáo nhân dục đức, chọn người mà dạy, không gặp người có đạo đức không truyền, v.v. Những giá trị đạo đức đã bị xã hội hiện đại dần dần làm biến dị và tiêu vong, đã lần lượt được tìm lại và bảo lưu trong cuộc thi của Truyền hình Tân Đường Nhân. Lấy võ tu đức, đạo đức và võ nghệ đồng tu, mới có thể kế thừa võ đức của 5000 năm văn hóa Thần truyền Trung Hoa.
Cuộc thi võ thuật Trung Quốc Truyền thống Thế giới lần thứ 7 năm 2022 NTDTV sẽ được tổ chức tại New York, Hoa Kỳ từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 8 năm 2022. Cuộc thi bao gồm hai trại thi tại New York và Đài Loan. Thí sinh có thể đăng ký tham gia vòng sơ loại ở bất kỳ trại thi nào. Đăng ký hiện đã được mở.
Để biết chi tiết, vui lòng lưu ý trang web của Cuộc thi Võ thuật Truyền thống Trung Hoa Thế giới của Đài truyền hình Tân Đường Nhân:
https://martialarts.ntdtv.com/; Hotline: 1-888-77-9228
Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch