Đại Kỷ Nguyên

Đại dịch hoành hành, hoàng đế cổ đại sám hối thế nào mới linh ứng?

Ảnh minh họa: NTDTV tổng hợp.

Minh quân sám hối đẩy lùi thiên tai, việc ấy có ghi lại trong rất nhiều sử sách phương Đông, nhưng không phải cứ lập đàn viết sớ mà linh ứng.

Lật lại lịch sử của nhân loại ta thấy sử sách có ghi chép lại rất nhiều lần bệnh dịch xảy ra và những câu chuyện cảm động tới Trời Đất. Ngay khi ở ngưỡng cửa nguy nan, mọi chuyện đều có thể được hóa giải.

Tự soi xét phản tỉnh bản thân, tự trách tội mình, cảm động Trời Đất

Tháng tư năm Tân Mão, năm Trinh Quán thứ hai, ở kinh đô xuất hiện đại hạn hán, châu chấu hoành hành rợp Trời dậy Đất, vật tư nông sản đều chịu thiệt hại nặng nề. Đường Thái Tông khi đó tâm nặng như núi, ông quyết định tự thân đến ruộng vườn bách tính để xem xét tình hình tai họa.

Ông thấy trên khắp đất, đồng, ruộng vườn đều là châu chấu liền cố ý bắt lấy một vài con to nhất rồi nói với chúng: “Dân lấy thức ăn để sống, dựa vào ngũ cốc mà sinh tồn, các ngươi lại đi ăn sạch lương thực, như vậy đối với bách tính thiên hạ tạo thành tổn hại lớn đến nhường nào!”

“Nếu như muôn dân trăm họ trong thiên hạ này có làm điều gì sai trái, thì tội đều ở mình thân trẫm đây, nếu như châu chấu các người quả thật có linh tính, các ngươi hãy tận sức đến ăn trái tim của ta, nhưng đừng làm tổn hại đến bách tính!”

Vừa nói Đường Thái Tông đưa châu chấu nuốt vào trong bụng, để châu chấu có thể gặm nhấm trái tim ông.

Sử ghi Đường Thái Tông có trái tim nhân hậu thiện đãi muôn dân, thành tâm tự trách tội bản thân mình khiến Trời xanh cảm động, đàn quân châu chấu cuối cùng cũng biến mất, nạn châu chấu được diệt trừ. Về sau, Đường Thái Tông nói với các đại thần, con người luôn phải nuôi dưỡng lòng nhân từ, không được buông lỏng bản thản, giống như việc ăn cơm, hàng ngày đều phải duy trì đều đặn thì mới đảm bảo được sức khỏe.

Câu chuyện này trong cuốn Tư Trị Thông Giám, Cựu Đường Thư và các sách sử có uy tín đều có ghi chép lại.

Có một chuyện khác về sự sám hối của minh quân trong đại nạn như sau: Khi Hoàng đế Khang Hy triều Thanh còn tại vị, một lần Kinh thành bị động đất. Khang Hy nói với các đại thần:

“Trẫm bản thân thiếu đức hạnh, chính sự còn nhiều thiếu sót, nhưng cũng không đến mức để Trời Đất phải giáng động đất xuống. Trẫm đã rất lo lắng và vội vàng tìm nguyên nhân dẫn đến thảm họa. Có phải do các quan lại vơ vét tiền của dân? Các đại thần có ai kết bè đảng hay không? Hay do tướng lĩnh thiêu đốt, giết vô tội vạ? Hay do việc miễn trừ thuế, miễn lao dịch cho dân chưa làm đến nơi đến chốn? Thử hỏi các quan có xử oan cho ai không? Hay các quan đại thần có ai quản lý không tốt cấp dưới để cho họ đi đàn áp người dân không? Chỉ cần xảy ra một trong các sự việc này là đại họa đã có thể xảy ra rồi. Có một thứ như vậy xảy ra cũng đủ để gây ra thảm họa. Chú trọng đến hoàn thiện pháp lệnh của Triều đình, mọi việc lớn nhỏ đều trong sạch, chính trị ổn định, lòng dân không có uẩn khúc, có thế mới hy vọng Trời xanh cảm thông, dập tắt các thảm họa. Vì thế, Trẫm nói ra những suy nghĩ của mình, những mong các quan lại trong ngoài hiểu và đồng lòng cùng ta”.

Hai ví dụ trên cho thấy, trước các thảm họa thiên nhiên, hai vị Hoàng Đế Đường Thái Tông và Khang Hy đã phải tự mình soi xét bản thân, nghĩ tới trước tiên là làm thế nào mới giúp cho người dân được hưởng cuộc sống thái bình. Hơn nữa sau khi đã nghiêm khắc kiểm điểm bản thân cũng biết được tội lỗi của mình tới đâu để xét xem thiên tai có phải từ mình ra không. Việc sám hối hoàn toàn không phải chiếu lệ, làm cho có, mà thật sự nghiêm túc và thành tâm.

Vì sao có vị hoàng đế đã sám hối mà vẫn không linh nghiệm?

Cuối đời nhà Minh, động đất, đói nghèo, chiến loạn xảy ra liên miên, đồng thời ở kinh thành lại bị bệnh dịch hoành hành.

Lúc này, ở Kinh thành có một đạo sĩ rất nổi tiếng. Sùng Trinh Đế lập tức cho gọi đạo sĩ này tới để lập đàn cầu hết dịch bệnh, sau đó liền mấy ngày cầu nguyện, đốt sớ, nhưng bệnh dịch vẫn không hề thuyên giảm.

Hoàng đế đã 2 lần viết sớ kể tội, nhưng trước nạn dịch không ngừng xảy ra, ông đã viết tiếp sớ thứ 3, “thiên tai không ngừng xuất hiện, nạn châu chấu hoành hành, quan tham làm loạn, quấy nhiễu cuộc sống người dân”. Khi nói đến tội của bản thân, vua chỉ nói một câu, “do Trẫm thất đức nên gây ra chuyện”.

Sau khi sớ tội viết xong, ông cũng cho miễn thuế những khu vực bị thiên tai của tỉnh Hà Nam trong vòng 5 năm, nhưng thực tế vùng này từ lâu đã bị Sấm Vương Lý khống chế, cơ bản không thu được một đồng tiền thuế nào. Các tỉnh khác được miễn thuế 2 năm.

Quốc khố trống rỗng, khó khăn thêm khó khăn. Đúng lúc đó, Đồng Thành có một tú tài tên là Tướng Thần vào kinh xin đưa ý kiến, cho in tiền giấy, phát hành trái phiếu kho bạc và thu hồi ngân lượng. Tuy nhiên, các thương nhân ở Kinh thành khi nghe tin Triều đình sẽ dùng tiền giấy thay cho ngân lượng, thì họ đã dừng buôn bán và tháo chạy. Một số đại thần, quan lại cho rằng cách làm đó không hợp lý, nhưng Sùng Trinh đế vẫn nhất quyết cho làm, yêu cầu các hình phạt nghiêm khắc buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, cuối cùng, không có một tờ tiền nào được phát hành.

Hết thiên tai này đến thiên tai khác xảy ra, Sùng Trinh đế đều không tìm vấn đề từ phía bản thân, mà đều đẩy vấn đề sang cho người khác. Triều nhà Minh có 4 án oan, trong đó 2 người là ở thời Sùng Trinh, và hai người này đều làm tới chức Tể Tướng, theo tính toán có tới hơn 20 đại thần đã bị giết hại.

Khi thiên tai xảy ra, một mặt đi cầu nguyện Trời Đất, một mặt lại đi tìm nguyên nhân ở dân chúng, một mặt sám hối, mặt khác lại không ngừng đổ tội cho các đại thần, cách làm này sao được gọi là thành tâm hối cải, đương nhiên sẽ không được Trời Đất thừa nhận.

Theo Secretchina
Quỳnh Chi biên dịch

Video: Bậc Thánh nhân cầu Tâm chứ không cầu Phật

Exit mobile version